mặt của cán bộ cơ sở
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở có thể trực tiếp xây dựng những phẩm chất, tâm lý mới từ đó loại bỏ dần tâm lý tiểu nông ở đội ngũ này. Cả nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đều góp phần vào việc hạn chế những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông ở đội ngũ này cụ thể như sau:
Trình độ văn hố, trình độ lý luận và chuyên môn quyết định trực tiếp tới phương pháp tư duy, lối suy nghĩ nên khi công tác đào tạo được quan tâm, trình độ các mặt của cán bộ cơ sở được nâng cao thì phương pháp tư duy khoa học sẽ dần được hình thành, đồng thời lối tư duy kinh nghiệm, manh mún, tản mạm, tầm nhìn thiển cận sẽ được xoá bỏ.
Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ cơ sở cũng trực tiếp góp phần hạn chế tâm lý tiểu nông. Đạo đức cách mạng chống lại chủ nghĩa cá nhân, loại bỏ dần nét tâm lý cá nhân thu vén, tư lợi. Nguyên tắc cơ bản của đạo đức cách mạng là chủ nghĩa tập thể, mình vì mọi người. Khi cán bộ cơ sở có đạo đức cách mạng, họ sẽ làm việc, phấn đấu vì lý tưởng cao đẹp, vì nước, vì dân, từ đó sẽ khơng cịn tâm lý vun vén cá nhân, chỉ chăm chăm lo cho lợi ích của bản thân. Đạo đức cách mạng cịn góp phần hạn chế thói cục bộ địa phương, dịng họ, sẵn sàng vì lợi ích của địa phương mình, dịng họ mình và qn đi lợi ích chung của cộng đồng. Vì đạo đức cách mạng đặt lợi ích chung của tồn thể lên lên trên lợi ích của bộ phận. Vì vậy, trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở, cần chú ý đến các nội dung về đào tạo, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ, đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ cơ sở.
Việc cán bộ cơ sở cịn có tâm lý coi thường pháp luật, trọng lệ hơn luật trong hoạt động cơng vụ nói chung, trong thực hiện dân chủ ở cơ sở nói riêng một phần là vì họ thiếu hiểu biết về pháp luật, khơng thấy được trách nhiệm, lợi ích của việc tn thủ pháp luật. Nhất là hiện nay khi nhiều cán bộ cơ sở ngành nghề đào tạo khơng liên quan gì đến luật, hành chính. Đối với đội ngũ cán bộ cơ sở, do bận cơng tác nên hình thức phù hợp nhất là bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật mới, cụ thể, thiết thực liên quan đến hoạt động chun mơn của họ trong đó có pháp lệnh dân chủ cho đội ngũ này. Khi cán bộ ở cơ sở hiểu biết sâu sắc về các quy định pháp
luật, đặc biệt là pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, những quyền cơ bản của người dân, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của cán bộ cơ sở trong việc thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở thì sẽ tránh được tình trạng cán bộ khơng thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật. Cùng với việc đẩy mạnh giáo dục pháp luật cho cán bộ, việc có chế tài xử lý đối với việc cán bộ không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật hoặc ngăn cản quyền dân chủ của người dân sẽ hình thành ở đội ngũ cán bộ cơ sở lối sống theo pháp luật, tránh tâm lý coi thường pháp luật. Vì vậy, trong các lớp bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện và các trường chính trị tỉnh cần thiết đưa nội dung pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn vào chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và bắt buộc viết tiểu luận để vận dụng các kiến thức, kỹ năng cần thiết vào xử lý những tình huống cụ thể trong việc thực hiện dân chủ ở địa phương.
Do ảnh hưởng của tâm lý tiểu nơng nên cán bộ có tâm lý ỷ lại, thụ động trong q trình học tập, ngại đào sâu, suy nghĩ tiếp thu các vấn đề một cách cứng nhắc, giáo điều nên trong giảng dạy, phải áp dụng các phương pháp hướng vào rèn luyện tư duy độc lập sáng tạo, phát huy trí tuệ, sự chủ động, năng động của người học như nêu vấn đề, thảo luận nhóm, tăng cường đối thoại, giao tiếp, hạn chế đọc chép một chiều để hạn chế dần tâm lý thụ động, dựa vào số đơng, khơng dám bộc lộ chính kiến của cán bộ cơ sở.