Bài số 76:
* Tình huống 1: Thủ tục mai táng người không rõ tung tích
Xã B được giao quản lý 4 km đường sông. Trong những ngày nước lũ, bà con nhân dân đã phát hiện 1 xác người chết đuối không rõ tung tích trôi dạt vào bờ thuộc địa phận xã B quản lý. Nhân dân đã vớt xác người chết đuối lên bờ. Với trách nhiệm là chủ tịch UBND xã giải quyết trường hợp trên như thế nào?
Giải pháp xử lý:
- Điều 31 Nghị định 83 về đăng ký hộ tích quy định: sau khi nhận được tin báo Uỷ ban nhân dân xã hoặc cơ quan công an lập biên bản xác nhận tình trạng người chết không rõ tung tích (Biên bản phải có chữ ký của người phát hiện, đại diện công an, ủy ban nhân dân xã và 2 người làm chứng; sau đó thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để tìm người thân thích của người chết).
- Trong thời hạn 72 ngày nếu không tìm được người thân của nạn nhân và được phép của cơ quan công an có thẩm quyền thì tiến hành đăng ký khai tử, mai táng, nhưng phải lưu giữ hình ảnh, dấu tích, đồ vật của người chết.
Bài số 77:
* Tình huống 2 : Thủ tục khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi.
Buổi sáng khi ra mở cửa, ông B phát hiện một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi đang nằm khóc bên cạnh gốc cây ven đường. Sau khi chăm sóc cho đứa trẻ ông B đã báo cáo cho UBND xã biết. Với trách nhiệm là chủ tịch xã ông (bà) giải quyết trường hợp này như thế nào?
Giải pháp xử lý: Điều 21 Nghị định 83 về đăng ký hộ tịch quy định:
- Trước hết phải lập biên bản, xác nhận tình trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, rồi tìm người hoặc tổ chức nhận nuôi dưỡng đứa trẻ đó.
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tìm cha mẹ đẻ của đứa trẻ đó.
- Trong thời hạn 30 ngày nếu không tìm được cha mẹ đẻ của đứa trẻ đó thì phải làm thủ tục khai sinh cho đứa trẻ đó tại ủy ban nhân dân xã nơi đã lập biên bản phát hiện đứa trẻ bỏ rơi.
Bài số 78:
* Tình huống 3 : khiếu kiện đông người.
Có một số quần chúng nghe theo phần tử xấu kích động, đã tập trung trước trụ sở ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) đưa yêu sách. Chủ tịch ủy ban nhân dân xã
(phường, thị trấn) hãy cho biết cách xử lý? Giải pháp xử lý:
- Không để xảy ra đụng độ, xô xát.
- Bảo vệ an toàn tính mạng cán bộ, tài sản, tài liệu của Đảng và chính quyền xã. - Báo cáo ngay thường trực huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện và xin chỉ thị. Liên lạc với các cơ quan bảo vệ pháp luật, các đơn vị quân đội, dân quân chuẩn bị các phương án cần thiết.
- Cử cán bộ có trách nhiệm tiếp xúc với đám đông để tìm hiểu, giải thích về những yêu sách của dân.
- Đáp ứng ngay một số yêu sách, để làm dịu tình hình nếu xét thấy những yêu sách không vi phạm pháp luật, không xâm hại đến quyền lợi chính đáng của Nhà nước, tập thể, công dân.
- Tìm cách cô lập, tách các phần tử chủ mưu để có đối sách riêng, có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với một vài phần tử có hành động quá khích.
- Không tạo nên những nguyên cớ để kẻ xấu lợi dụng kích động làm căng thẳng thêm tình hình.
Bài số 79:
* Tình huống 4: Hoạt động thông tin, tuyên truyền trái pháp luật.
Cần xử lý như thế nào nếu nhận được tin có truyền đơn, khẩu hiệu phản động ở địa phương?
Giải pháp xử lý: cần thực hiện các yêu cầu và giải pháp như sau:
- Kiểm tra ngay nguồn tin để xác định sự việc, nếu nguồn tin là thực thì kiểm tra nguồn tin để biết được dụng ý của kẻ xấu.
- Hội ý nhanh trong các cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã để có phương án tối ưu. Nhanh chóng thu hồi truyền đơn, khẩu hiệu (đối với các loại khẩu hiệu lớn viết ở tường nhà, cổng làng thì dùng các tấm phản giấy che lại để bảo vệ hiện trường phục vụ cho công tác điều tra).
- Lập biên bản vụ việc để phục vụ công tác điều tra sau này.
- Nắm bắt dư luận của quần chúng. Điều tra đối tượng rải truyền đơn, viết khẩu hiệu phản động. Khi phát hiện thấy đối tượng cụ thể thì tiếp tục làm rõ mục tiêu và nội dung chúng in ấn.
- Sau khi giải quyết xong, tiếp tục làm tốt công tác giáo dục tư tưởng cho quần chúng ổn định tình hình. Chú ý phát hiện những phản ứng tiêu cực khác và khả năng xảy ra những vụ việc tiêu cực phức tạp hơn.
- Báo cáo ngay với ủy ban nhân dân huyện. Bài số 80:
* Tình huống 5: Xây dựng hương ước, quy ước thôn, bản.
Quy ước khu dân cư số 5 xã B đã được hội nghị khu dân cư nhất trí thông qua. Khi trình ủy ban nhân dân huyện phê duyệt, phòng tư pháp huyện thẩm định trước khi trình chủ tịch ủy ban nhân dân huyện phê duyệt, đã phát hiện có một điều trái với pháp luật. Là chủ tịch ủy ban nhân dân xã, ông (bà) giải quyết như thế nào?
Giải pháp xử lý: Điều 16, quy chế thực hiện dân chủ ở xã ban hành kèm theo nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 05 năm 1998 của Chính phủ ghi: “Thôn, làng, ấp, bản xây dựng hương ước quy ước về việc thuộc nội bộ cộng đồng dân cư, kế thừa và phát huy thuần phong mỹ tục của cộng đồng, phù hợp với quy định của pháp luật…”.
Như vậy: - Quy ước khu dân cư số 5 có nội dung sai phải được xây dựng lại.
- Trước khi xây dựng lại quy ước ủy ban nhân dân xã tiến hành họp kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể ủy ban nhân dân vì đã không thực hiện hết trách nhiệm của mình.
- Việc sửa đổi, bổ sung quy ước:
+ Họp nhóm soạn thảo nêu rõ nội dung sai và lý do, yêu cầu chỉnh sửa cho phù hợp. + Thông báo việc này với dân.
+ Hoàn chỉnh lại quy ước và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 4- CÁC TÌNH HUỐNG VỀ TRANH CHẤP DÂN SỰ – KINH TE Bài số 81:
* Tình huống 1: Tự ý không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Thôn Trung Lương chỉ nộp 80% thuế nông nghiệp vụ mùa năm 2000. nguyên nhân từ năm 1995 Nhà nước đã lấy đất trên diện tích đồng Đầm để đắp đê, do vậy dân không canh tác được nhưng vẫn giao chỉ tiêu thuế. Thôn Trung Lương đã nhiều lần đề nghị không được giải quyết nay bớt lại 20% thuế phải nộp để gây sức ép đòi xã phải giải quyết.
Giải pháp xử lý: việc Nhà nước lấy đất đồng Đầm để đắp đê (đất đồng đầm là một dạng đất nông nghiệp) nhưng không làm thủ tục lấy đất theo quy định của Luật đất đai, nên cơ quan thuế không thực hiện được việc miễn thuế sử dụng đất (chưa có cơ sở pháp lý để miễn thuế). Cho nên đất bị phá hủy mặt bằng mà các hộ có đất vẫn phải chịu thuế. Việc làm trên của cơ quan sử dụng đất đắp đê là thiếu trách nhiệm và vi phạm luật đất đai. Để giải quyết vấn đề nêu trên các hộ thôn Trung Lương cần có đơn kiến nghị với lãnh đạo thôn, ủy ban nhân dân xã và cơ quan thuế để giải quyết. Trong khi chưa được giải quyết cơ quan thuế có thể lập biên bản ghi nhận lý do chính đáng này chờ cấp có thẩm quyền giải quyết. Việc lãnh đạo thôn Trung Lương tự ý bớt lại 20% sản lượng thuế phải nộp để gây sức ép yêu cầu ủy ban nhân dân xã giải quyết là chưa nắm vững pháp luật.
Bài số 82:
* Tình huống 2: Bồi thường thiệt hại do vi phạm chế độ sử dụng đất.
Gia đình ông A và gia đình bà B là láng giềng liền kề, ông A đã cho xây dựng một bức tường tại ranh giới giữa hai gia đình. Thời gian trước 2 gia đình sống hòa thuận với nhau. Tháng 10-1998 do mâu thuẫn giữa 2 gia đình, bà B cho đào một con hào sát chân tường rào nhà ông A, ít ngày sau toàn bộ bức tường nhà ông A bị đổ. Mâu thuẫn giữa 2 gia đình càng tăng. Biết tin ban tư pháp đến để tiến hành hòa giải (sau khi tổ hòa giải của khu đã tiến hành hòa giải nhưng không thành) và nhận được các yêu cầu của 2 người như sau:
- Ong A yêu cầu bà B phải bồi thường toàn bộ chi phí xây tường rào.
- Bà B cho rằng bà có quyền đào hào trên phần đất nhà mình, việc bức tường đổ là do ông A xây móng không đảm bảo. Chủ tịch ủy ban nhân dân xã giải quyết sự việc trên như thế nào?
Giải pháp xử lý: phân tích sự việc và xử lý như sau:
- Đối với ông A: ông A yêu cầu bà B phải bồi thường toàn bộ chi phí xây dựng bức tường ngăn cách giữa 2 gia đình là đúng, vì bà B đã vi phạm quy định tại điều 273 Bộ luật dân sự về nghĩa vụ đảm bảo an toàn đối với công trình xây dựng liền kề.
- Đối với bà B: lý do mà bà đưa ra không phù hợp vì trong quá trình đào hào bà B có nghĩa vụ bảo đảm an toàn cho bức tường rào nhà ông A. bà B đã đào hào sát ranh giới, không đảm bảo khoảng cách an toàn đối với mốc giới gây đổ tường nhà ông A. Bài số 83:
Uy ban nhân dân xã Quang Trung quy hoạch khu đất để xây dựng trung tâm văn hóa xã trong đó phải di dời 3 hộ, cả 3 hộ đã xây nhà kiên cố (tường gạch, mái bê tông cốt thép). Uỷ ban nhân dân xã Quang Trung tính giá đền bù của nhà cấp 4. cả 3 hộ không đồng tình làm đơn đề nghị Uỷ ban nhân dân xã giải quyết.
Giải pháp xử lý: Theo quy định về xây dựng, nhà xây tường gạch, mái bê tông cốt sắt ít nhất được xếp ở dạng nhà cấp 3. Như vậy, Uỷ ban nhân dân xã Quang Trung tính toán đền bù cho 3 hộ phải di chuyển thuộc loại nhà cấp 4 là không đúng. Các hộ làm đơn đòi tính lại giá đền bù là đúng với các quy định hiện hành. Uỷ ban nhân dân xã Quang Trung phải tính đúng, đền bù cho những hộ di dời.
Bài số 84:
* Tình huống 4 : Bồi thường thiệt hại trong hoạt động y tế.
Chị Suốt ở xã Liên Sơn tự nguyện thực hiện phẩu thuật để triệt sản. Sau khi phẩu thuật sức khỏe của chị bị yếu và phải đi viện điều trị. Chị đề nghị bệnh viện phải bồi thường vì chị cho rằng bệnh viện đã thực hiện sai các biện pháp kỹ thuật làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chị. Tuy chưa có kết luận của Hội đồng y khoa nhưng bệnh viện huyện vẫn bồi thường chị 3 triệu đồng, mặc dù sức khoẻ của chị đã ổn định. Nhưng nhiều năm chị Suốt vẫn làm đơn khiếu nại về việc kể trên, chị còn không nộp thuế kinh doanh vì lý do sức khỏe kém do phẩu thuật. Chị đề nghị Uỷ ban nhân dân xã giải quyết.
Giải pháp xử lý: để giải quyết vụ việc trên bắt buộc phải có kết luận của hội đồng giám định y khoa để xác định có thật sự bệnh viện làm sai các biện pháp kỹ thuật trong khi triệt sản hay không và nếu sai thì ảnh hưởng tới sức khỏe của chị Suốt như thế nào (tỷ lệ % tổn hại sức khỏe) để trên cơ sở đó xác định được mức bồi thường thiệt hại.
Việc chị Suốt lấy lý do sức khỏe yếu do phẩu thuật để không nộp thuế kinh doanh là sai, hai việc này không liên quan đến nhau. Nghĩa vụ của người tham gia việc kinh doanh là phải nộp thuế cho Nhà nước.
Trong trường hợp trên, chị Suốt phải viết đơn yêu cầu tòa án giải quyết chứ không phải là Uỷ ban nhân dân xã vì đây là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. (Nếu việc phẩu thuật triệt sản sai các biện pháp kỹ thuật).
Bài số 85:
* Tình huống 5: Trợ cấp sinh đẻ và nuôi con trong hoạt động dân số – kế hoạch hóa gia đình.
Chị Ngần thôn Mùi xã Vân Cầu đến trạm xá xã thực hiện biện pháp tránh thai, được các y, bác sĩ giúp đỡ đúng quy trình kỹ thuật. Một năm sau chị mang thai nhưng không dám dùng các biện pháp kỹ thuật để nạo, phá thai. Sau khi sinh con (con thứ 3) chị làm đơn khiếu nại trạm xá và đề nghị bồi dưỡng sinh đẻ, trợ cấp nuôi con chị và chị không chịu phạt. Vì chị cho rằng nguyên nhân do trạm xá gây nên.
Giải pháp xử lý: Việc chị Mùi mang thai sau khi đã sử dụng các biện pháp tránh thai có thể có nguyên nhân từ 2 phía: trách nhiệm của trạm xá xã Vân Cầu và bản thân chị Mùi cũng phải tự xem xét. Việc chị Mùi đòi được bồi dưỡng sinh đẻ và trợ cấp nuôi con là không đúng quy định. Mặt khác chị phải chịu trách nhiệm và phải chịu phạt theo nghị quyết số 41 của Nghị định tỉnh Hà Bắc cũ và gần đây là sửa đổi bổ sung quy định nói trên.