Bài số 110:
* Tình huống 1: Gây rối an ninh trật tự.
Lâm đủ 15 tuổi, có hành vi vi phạm hành chánh về gây rối an ninh trật tự. Bộ phận giúp việc đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân xã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền 100.000đ. Đề nghị chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xử lý tình huống này.
Giải pháp xử lý:
- Lâm đủ 15 tuổi tức Lâm đang trong độ tuổi vị thành niên. Theo quy định tại điều 5 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì Lâm phải chịu trách nhiệm hành chính nếu hành vi gây rối trật tự an ninh của Lâm được xác định là do lỗi cố ý. Vì điều 5 khoản 1 điểm a quy định:
- “Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do lỗi cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra”.
- Bộ phận giúp việc đề nghị mức phạt tiền đối với Lâm là 100.000đ là trái với quy định tại khoản 1 điều 6 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000đ.
- Như vậy, nếu Lâm có hành vi vi phạm hành chính do lỗi cố ý, thì để răn đe Lâm cũng như những người khác, Uỷ ban nhân dân xã ra quyết định xử phạt Lâm 50.000 đ.
Bài số 111:
* Tình huống 2: Hoạt động mê tín, dị đoanĐược quần chúng cho biết, tại khu dân cư số 7, ông Lầu thường xuyên lên đồng cúng bái, xem bói, xem số cho người trong xã và ngoài xã, gây ảnh hưởng xấu đối với đời sống văn hóa ở địa phương. Đề nghị chính quyền (xã, phường, thị trấn) xử lý.
Giải pháp xử lý: Cần thực hiện các yêu cầu và giải pháp sau:
- Giao cho phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã cùng công an viên theo dõi để bắt quả tang việc hành nghề mê tín dị đoan của ông Lầu.
- Tuỳ mức độ vi phạm của ông Lầu (căn cứ vào số tang vật thu được, số người bị ông Lầu lừa gạt bói toán và lời khai của họ) Uỷ ban nhân dân xã có thể xử lý:
+ Yêu cầu ông Lầu và những người đến xem bói viết kiểm điểm về hành vi vi phạm của họ và nhận lỗi trước Uỷ ban nhân dân xã. Ngoài ra còn yêu cầu ông Lầu kê khai cụ thể đã xem bói cho những ai, nhận bao nhiêu tiền…
+ Buộc ông Lầu phải xin lỗi, nhận khuyết điểm trước nhân dân qua hệ thống truyền thanh của xã hoặc ở hội nghị khu dân cư.
+ Thu toàn bộ dụng cụ hành nghề mê tín dị đoan của ông Lầu và xử phạt hành chính (phạt tiền) vì lợi dụng tự do tín ngưỡng để làm trái với pháp luật. Nếu còn tái diễn thì ủy ban nhân dân xã sẽ lập hồ sơ đề nghị truy tố.
- Thông báo trên hệ thống truyền thanh hoăc hội nghị khu dân cư để nhân dân trong xã biết.
Bài số 112:
* Tình huống 3: Đánh bạc.
Theo tin quần chúng cho biết, tối nay tại nhà ông K có đánh bạc, sát phạt lẫn nhau. Nhận được tin này, với cương vị chủ tịch ủy ban nhân dân (xã, phường, thị trấn) ông (bà) xử lý như thế nào?
Giải pháp xử lý: cần thực hiện các yêu cầu và giải pháp sau:
- Giao cho phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân, trưởng công an xã và công an viên bí mật tiếp cận theo dõi, nếu thấy việc đánh bạc (tổ tôm, phỏm, xóc đĩa ăn tiền) thì tìm mọi biện pháp bắt quả tang, giữ và thu các tang vật: bài, các dụng cụ khác, tiền và yêu cầu mọi người ngồi nguyên tại chỗ (nếu có con bạc trốn chạy thì lập tức cho người bắt giữ).
+ Lập biên bản, yêu cầu mọi người ký.
+ Nếu việc đánh bạc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì nhắc nhở, phê bình giáo dục; nghiêm trọng hơn thì xử lý hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền để họ thực hiện nếp sống văn minh. Nếu việc đánh bạc nói trên có hệ thống và nghiêm trọng thì lập biên bản tịch thu tang vật chuyển đến công an huyện để hoàn chỉnh hồ sơ đưa ra truy tố trước pháp luật.
Bài số 113:
* Tình huống 4: Trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa.
Xã Q có ngôi đền lớn, được Bộ văn hóa – thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa. Trong đền có nhiều cổ vật quý: tượng, hoành phi, câu đối, bình sứ… do quản lý không chặt, kẻ gian vào lấy cắp nhiều cổ vật. Chủ tịch UBND xã hãy nêu phương án xử lý?
Giải pháp xử lý: cần thực hiện các yêu cầu và giải pháp sau:
- Báo công an huyện và có biện pháp tổ chức điều tra truy tìm thủ phạm ngay. - Phát động quần chúng nhân dân trong xã đã lấy cổ vật về thờ tại nhà tự nguyện trả lại cho đền.
- Giao cho ban văn hóa xã kết hợp với lực lượng bảo vệ cùng với Mặt trận, Hội người cao tuổi, Hội phật giáo (nếu có), lên kế hoạch quản lý tổ chức việc thờ cúng, nếu việc tôn tạo thì quyên góp tiền để sửa, tôn tạo (tránh các hiện tượng tiêu cực xảy ra). - Những trường hợp không trả lại các đồ thờ đã lấy của đền mà bị phát hiện, UBND xã quyết định cho lực lượng bảo vệ thu hồi và xử phạt theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan huyện truy tìm những vật bị bán đi nơi khác.
- Giao cho ban văn hoá xã thảo và công bố quy định về lễ và tổ chức những ngày hội hàng năm.
-Tất cả những biện pháp trên được công bố trên đài truyền thanh của xã hoặc hội nghị khu vực dân cư.
Bài số 114:
*Tình huống 5: Sử dụng ma tuý.
Theo tin quần chúng cho biết, mấy ngày gần đây có một số thanh niên tụ tập tại điểm H để tiêm chích ma túy. Chủ tịch UBND xã xử lý tình huống này như thế nào?
Giải pháp xử lý : cần thực hiện các yêu cầu và giải pháp sau:
- Phân công phó chủ tịch ủy ban nhân dân, trưởng công an xã và một số công an viên theo dõi, xác minh rõ đối tượng và những hành vi tiêm chích sử dụng ma túy ở mức độ nào.
- Tổ chức kiểm tra, lập biên bản về những hành vi đó. Tùy mức độ có thể xử lý như sau:
+ Nếu đây là những đối tượng mới lần đầu có hành vi tiêm chích (chưa phải là những con nghiện) thì cho các đối tượng viết kiểm điểm nêu rõ những sai trái, hứa sửa chữa. Sau đó, chủ tịch UBND xã quyết định các biện pháp giáo dục tại xã. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, các đoàn thể quẩn chúng và gia đình để giáo dục tại xã có kết quả. Chấm dứt ngay việc tiêm chích để không dẫn đến nghiện ngập.
+ Nếu là những đối tượng nghiện, đã được chính quyền xã (phường, thị trấn) giáo dục nhiều lần mà vẫn không sửa thì chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn) nơi người đó cư trú, lập hồ sơ đề nghị chủ tịch UBND huyện giao cho ngành chức năng làm thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện của tỉnh (nếu chưa thành niên thì đưa vào trường dưỡng giáo).