Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu LAquang35YHCT (Trang 61 - 66)

2.2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp thử nghiệm lâm sàng, so sánh trước - sau điều trị, cĩ đối chứng và mù kép. + Người thực hiện:

Người phụ trách mã hĩa bệnh nhân và phát thuốc hoạt động độc lập với nhĩm nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ mã hĩa bệnh nhân để đưa vào nghiên cứu. Khơng cĩ mối liên hệ với Nghiên cứu viên và bệnh nhân. Chỉ mở mã nghiên cứu khi kết thúc tồn bộ quá trình điều trị và lượng giá.

Nhĩm nghiên cứu gồm Nghiên cứu sinh và trợ lý. Nghiên cứu sinh là nghiên cứu viên chính phụ trách việc theo dõi bệnh nhân, lượng giá và xử lý số liệu theo các tiêu chuẩn mà nghiên cứu đã đề ra. Trợ lý là người phụ trách quản lý hồ sơ, hỗ trợ theo dõi bệnh nhân, hỗ trợ lượng giá và xử lý số liệu. + Cách tiến hành:

Bệnh nhân sau khi đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu sẽ được mã hĩa và chia ngẫu nhiên vào 2 nhĩm gồm nhĩm Nghiên cứu và nhĩm Chứng. Cán bộ mã hĩa sẽ chịu trách nhiệm chuyển thuốc cho Nghiên cứu viên, điều dưỡng viên theo từng nhĩm tương ứng. Nghiên cứu viên, điều dưỡng viên và bệnh nhân khơng được biết về sự phân chia nhĩm này. Khi nghiên cứu kết thúc, việc nhập các số liệu của từng bệnh nhân được thực hiện xong, cán bộ mã hĩa sẽ cơng bố mã bệnh nhân của hai nhĩm để nghiên cứu viên tiến hành xử lý số liệu.

2.2.4.2. Chọn cỡ mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu nghiên cứu

Đây là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II do đĩ dựa theo khuyến cáo của Bộ Y tế về cỡ mẫu dùng trong giai đoạn 2 của nghiên cứu lâm sàng đối với thuốc YHCT là từ 30 đến 50 bệnh nhân. Trong nghiên cứu này, 64 bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội là phù hợp với yêu cầu về số lượng bệnh nhân.

2.2.4.3. Quy trình nghiên cứu

Bệnh nhân được chẩn đốn xác định mắc bệnh gút mạn theo tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân và tiêu chuẩn loại trừ nêu trên. Sau đĩ, các bệnh nhân được chia vào hai nhĩm, đảm bảo giữa hai nhĩm cĩ sự tương đồng về tuổi, giới, tiền sử bệnh, mức độ bệnh (số khớp đau, chỉ số acid uric máu), thể bệnh theo YHCT. Bệnh nhân được khai thác tiền sử, bệnh sử, thăm khám lâm sàng, làm xét nghiệm theo một mẫu bệnh án thống nhất (Phụ lục 2).

Bệnh nhân bắt đầu uống thuốc từ ngày đầu tiên (T0):

Nhĩm Nghiên cứu: sử dụng viên nang cứng TDGV và placebo 1 (dạng viên

nén giống Allopurinol) trong 6 tuần.

Cách sử dụng:

- Viên nang cứng TDGV: dạng viên nang 500mg.

Liều dùng: uống 06 viên mỗi ngày, chia 2 lần sáng - chiều, uống sau bữa ăn. Placebo 1: dạng viên nén 300mg (giống Allopurinol)

Liều dùng: uống 01 viên mỗi ngày, uống sau bữa ăn.

Nhĩm Chứng: sử dụng thuốc Allopurinol và placebo 2 (dạng viên nang cứng giống viên nang TDGV) trong 6 tuần.

Cách sử dụng:

- Allopurinol: viên 300mg.

- Placebo 2 dạng viên nang cứng (giống viên nang cứng TDGV)

Liều dùng: uống 06 viên mỗi ngày, chia 2 lần sáng – chiều, uống sau bữa ăn.

Tuần thứ 3 (T3 ): Bệnh nhân được đánh giá các triệu chứng lâm sàng

Tuần thứ 6 (T6): Bệnh nhân được đánh giá lại các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng.

Trong thời gian nghiên cứu, bệnh nhân khơng dùng các loại thuốc khác ngoại trừ Dochicin (thành phần Colchicin 1mg, liều dùng 01 viên sau ăn sáng.

Do Cơng ty cổ phần XNK Domesco Đồng Tháp sản xuất) trong trường hợp bệnh nhân đợt cấp và khơng đáp ứng với thuốc nghiên cứu.

Sau khi kết thúc 6 tuần điều trị, tất cả các bệnh nhân đạt chỉ số acid uric trong mức giới hạn bình thường sẽ dừng điều trị và tiếp tục được theo dõi trong 4 tuần tiếp theo.

Sau 4 tuần dừng điều trị (T10): bệnh nhân được đánh giá lại các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm acid uric máu.

Trong quá trình điều trị, tất cả các bệnh nhân được hướng dẫn đầy đủ về chế

độ dùng thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt.

+ Chế độ ăn, uống: kiêng tuyệt đối các thức ăn, đồ uống giàu purin như rượu, các loại phủ tạng động vật, các loại thịt đỏ (chĩ, bê, trâu, dê) các loại hải sản (tơm, của, cá béo), đậu hạt các loại, nấm khơ, sơ cơ la, hạn chế các loại bia, các thức ăn cĩ tương đối ít nhân purin như thịt bị, gà, vịt, cá (khơng quá 150g/ngày), rau dền, hoa quả chua. Bệnh nhân gút nên uống nhiều nước (2 lít/ngày, ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, hoa quả các loại).

+ Chế độ sinh hoạt và luyện tập: duy trì chế độ sinh hoạt và luyện tập điều độ, tránh căng thẳng, tránh quá sức, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, tránh hoặc hạn chế tối đa sử dụng một số thuốc cĩ thể gây tăng acid uric máu hy hypothiazit, laxic, pyrazynamid, aspirin.

2.2.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu lâm sàng được đánh giá ở các thời điểm là: ngày đầu tiên nhập viện, sau can thiệp 3 tuần (T3), 6 tuần (T6) và đánh giá lại sau khi ngừng thuốc 4 tuần (T10).

Các chỉ số xét nghiệm huyết học và sinh hĩa máu được đánh giá ở thời điểm ngày đầu tiên nhập viện (T0), sau 6 tuần (T6). Sau khi ngừng thuốc 4 tuần (T10) bệnh nhân được đánh giá lại chỉ số acid uric máu.

Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu

Tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, nghề nghiệp, yếu tố nguy cơ, BMI Tiền sử: Tăng huyết áp, Rối loạn mỡ máu, Đái tháo đường.

Các chỉ tiêu lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng theo YHHĐ

Mức độ đau khớp theo thang điểm VAS (Phụ lục 3). Tỉ lệ bệnh nhân đau khớp, số khớp đau, vị trí khớp đau.

Triệu chứng lâm sàng theo YHCT

Triệu chứng YHCT được đánh giá theo tứ chẩn tại T0, T3, T6 gồm:

Vọng: khả năng vận động của bệnh nhân (chậm chạp khơng linh hoạt), chất lưỡi (lưỡi bệu, rêu trắng nhờn).

Văn: Hơi thở khơng hơi.

Vấn: người mệt mỏi, tê bì, đau nhức các khớp, Các khớp tại chỗ cĩ sưng nề. Hạn chế vận động các khớp, cĩ biến dạng khớp. Ăn kém, đại tiện phân nát. Cĩ cảm giác hoa mắt chĩng mặt, nặng đầu.

Thiết: Mạch của bệnh nhân (hoạt hoặc mạch huyền hoạt)

+ Tác dụng khơng mong muốn trên lâm sàng

Theo dõi liên tục các triệu chứng đau đầu, buồn nơn, phù ngoại biên, mẩn ngứa, rối loạn đại tiện....

Xét nghiệm được thực hiện tại khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội.

Xét nghiệm đánh giá tác dụng điều trị của thuốc: Acid uric (µmol/l)

Xét nghiệm theo dõi các tác dụng khơng mong muốn của thuốc:

+ Sinh hĩa máu:

Glucose (mmol/l), creatinin (µmol/l), AST(UI/l), ALT (UI/l).

+ Cơng thức máu: Hồng cầu (T/l), Hb (g/l), Bạch cầu (G/l), Tiểu cầu (G/l).

2.2.4.5. Phương pháp đánh giá tác dụng điều trị Đánh giá theo YHHĐ

Đánh giá hiệu quả giảm đau theo VAS tại thời điểm T0, T6, T10:

So sánh và đánh giá kết quả trước và sau điều trị của từng nhĩm. So sánh và đánh giá kết quả sau điều trị của hai nhĩm.

Đánh giá số lượng khớp đau của hai nhĩm: dựa vào số lượng khớp đau trung bình tại các thời điểm theo dõi điều trị.

Đánh giá tỷ lệ bệnh nhân đau khớp của hai nhĩm tại các thời điểm theo dõi điều trị T0, T3, T6, T10.

Đánh giá chỉ số acid uric máu tại thời điểm T0, T6, T10

So sánh giá trị trung bình nồng độ acid uric máu của nhĩm Nghiên cứu và nhĩm Chứng sau điều trị 6 tuần và sau ngừng thuốc 4 tuần. So sánh sự khác nhau giữa 2 nhĩm.

Phân loại hiệu quả cải thiện chỉ số acid uric máu:

Tỉ lệ bệnh nhân cĩ chỉ số acid uric máu tăng, cĩ hạ acid uric và chỉ số

acid uric trở về giá trị bình thường sau điều trị 6 tuần.

Tỉ lệ bệnh nhân duy trì được chỉ số acid uric máu bình thường sau 4 tuần

dừng điều trị (T10).

Mức độ hạ acid uric máu: theo Nguyễn Minh Hà [103]:

Khá: nồng độ acid uric máu giảm 15-30%

Trung bình: nồng độ acid uric máu giảm < 15%

Kém: nồng độ acid uric máu khơng giảm hoặc tăng.

Đánh giá theo YHCT

Đánh giá các triệu chứng của đàm thấp ứ trệ trước và sau điều trị. So sánh tỉ lệ các triệu chứng trước và sau điều trị của từng nhĩm

So sánh tỉ lệ trước và sau điều trị của hai nhĩm

Đánh giá các tác dụng khơng mong muốn

Đánh giá trên lâm sàng: loại tác dụng, thời điểm xuất hiện, tần suất. Đánh giá trên cận lâm sàng: đánh giá sự thay đổi các chỉ số sinh hĩa và huyết học trước và sau điều trị

Một phần của tài liệu LAquang35YHCT (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w