Cơng trình khoa họ cở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận Án Trần Thị Hà Vân (Trang 25 - 28)

- Lê Quang Phi, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp cơng

nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn từ 1991 đến 2002 [130].

Luận án đánh giá, tổng kết và làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo, chủ trương, đường lối của Đảng, những thành tựu đạt được và những yếu kém trong quá trình Đảng lãnh đạo CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta năm 1991 đến năm 2002. Qua đó, luận án rút ra một số kinh nghiệm để hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Những vấn đề luận án có thể vận dụng, tham khảo, kế thừa: làm rõ nội dung, PTLĐ của Đảng nói chung và nội dung, PTLĐ của Đảng đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; những giải pháp cần thực hiện để tăng cường năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn những năm tới.

- Trần Đình Nghiêm, “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” [123]. Cuốn sách tập trung luận bàn và giải quyết một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về PTLĐ; mối quan hệ giữa nội dung lãnh đạo và PTLĐ; sự cần thiết đổi mới PTLĐ của Đảng đối với HTCT và các lĩnh vực đời sống của xã hội. Từ thực trạng của PTLĐ, nguyên nhân ưu điểm và hạn chế, cuốn sách xác định các giải pháp đổi mới PTLĐ của Đảng đối với một số lĩnh vực đời sống xã hội. Những nội dung này có giá trị tham khảo làm sáng tỏ nội dung lãnh đạo và PTLĐ của Đảng đối với CTBVMT.

- Lê Văn Lý, “Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của

đời sống xã hội nước ta” [111].

Cuốn sách đã chỉ ra và phân tích làm rõ những căn cứ chủ yếu để xác định nội dung, PTLĐ của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu; chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trị, đặc điểm của đảng cầm quyền; xác định nội dung, PTLĐ của Đảng đối

với một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội nước ta, gồm các lĩnh vực: kinh tế, tư tưởng - lý luận, quốc phòng, an ninh, văn học - nghệ thuật. Đây là những gợi mở để luận án xác định nội dung, PTLĐ của Đảng và xác định các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối CTBVMT.

- Đỗ Ngọc Ninh, “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong tình

hình mới” [129].

Tác giả khẳng định từ sau Đại hội X đến nay, việc đổi mới PTLĐ của Đảng đã có chuyển biến tích cực, cụ thể: đã xây dựng quy chế làm việc, chương trình cơng tác tồn khố của Ban Chấp hành Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; trong đó, xác định những vấn đề trọng tâm cần tập trung giải quyết, những vấn đề bức xúc đặt ra; kết quả là, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ đã có tiến bộ; chế độ báo cáo, lấy ý kiến về hoạt động của mình trước hội nghị toàn thể đảng viên được quan tâm thực hiện; việc học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội đã đi sâu hơn vào những vấn đề mới, những quyết định quan trọng trong Văn kiện Đại hội Đảng, coi trọng trao đổi, thảo luận; PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước và chính quyền địa phương có cải tiến…

Tuy nhiên, việc thực hiện đổi mới PTLĐ của Đảng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết: nâng cao nhận thức về việc thực hiện đổi mới PTLĐ của Đảng trong điều kiện hiện nay; nâng cao trình độ, trí tuệ và năng lực lãnh đạo của Đảng; tập trung hơn vào việc đổi mới PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và các tổ chức trong HTCT các cấp phù hợp yêu cầu công cuộc đổi mới; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các ngành, các cấp.

- Lê Văn Thư, “Các tỉnh ủy ở đồng bằng sơng Hồng lãnh đạo phát triển

văn hóa - xã hội giai đoạn hiện nay” [158].

Luận án phân tích, đánh giá thực trạng phát triển văn hóa - xã hội và thực trạng các tỉnh uỷ đồng bằng sông Hồng lãnh đạo phát triển văn hoá - xã hội; chỉ ra nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế; rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn. Đặc biệt, luận án đề xuất 5 giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ ở vùng này, đối với phát triển văn hoá - xã hội: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, trước hết là của các tỉnh uỷ và tỉnh uỷ viên về vai trò lãnh đạo của tỉnh ủy đối với phát triển văn hoá - xã hội ở địa phương; nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên hoạt động trong các

cơ quan chuyên trách về cơng tác văn hóa - xã hội tỉnh; tiếp tục đổi mới nội dung, PTLĐ của tỉnh ủy trong phát triển văn hóa - xã hội; lãnh đạo nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền tỉnh và phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển văn hóa - xã hội; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.

- Nguyễn Xuân Hưng, “Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo

thực hiện công bằng xã hội giai đoạn hiện nay” [86].

Luận án đưa ra khái niệm các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội; xác định nội dung và PTLĐ của các tỉnh ủy đối thực hiện công bằng xã hội; thực trạng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội của các tỉnh ủy thời gian qua và đề xuất các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở vùng này đối với thực hiện công bằng xã hội đến năm 2025. Cụ thể, đổi mới quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện tốt một số nghị quyết chuyên đề của tỉnh uỷ về phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên về thực hiện công bằng xã hội; xây dựng chính quyền từ tỉnh đến cơ sở vững mạnh, bảo đảm thực hiện công bằng xã hội đạt kết quả tốt; xây dựng các tỉnh ủy vững mạnh thực sự là chủ thể lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội đạt kết quả; tăng cường thanh tra, xử lý

sai phạm về thực hiện công bằng xã hội; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí và lợi ích nhóm; nâng cao năng lực lãnh đạo thực hiện cơng bằng xã hội của các tổ chức cơ sở đảng; phát huy vai trò của MTTQ, các đồn thể chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế - xã hội trong thực hiện công bằng xã hội; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương đối với các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng trong lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội.

- Bùi Văn Nghiêm, “Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn hiện nay” [124].

Luận án đưa ra khái niệm Tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; xác định nội dung và PTLĐ của tỉnh ủy đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Luận án đánh giá và nêu rõ những ưu điểm và hạn chế về nội dung lãnh đạo và PTLĐ của tỉnh ủy Đồng bằng sông Cửu Long đối với chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp và đề xuất các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp đến năm 2015. Trong đó, nhấn mạnh các giải pháp như: Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tỉnh ủy viên, cấp ủy viên huyện, xã và cán bộ, đảng viên. Thứ hai, xây dựng chính quyền tỉnh, huyện, xã vững mạnh, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện các nghị quyết, chủ trương của tỉnh ủy về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thứ ba, tỉnh ủy

xác định đúng những vấn đề trọng tâm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh, tập trung lãnh đạo đạt kết quả. Thứ tư, nâng cao chất lượng tỉnh ủy, các cơ quan tham mưu tỉnh ủy, đổi mới PTLĐ của tỉnh ủy đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thông qua tổ chức đảng và đảng viên. Thứ năm, có cơ chế phối hợp giữa các tỉnh ủy trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; tăng cường sự chỉ đạo, tạo thuận lợi của các bộ, ngành Trung ương; tiếp thu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài. Thứ sáu, phát huy vai trị của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân và các doanh nghiệp, cơ quan khoa học, công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết thực tiễn.

Một phần của tài liệu Luận Án Trần Thị Hà Vân (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w