Khái niệm bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Luận Án Trần Thị Hà Vân (Trang 53 - 54)

Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Bảo vệ là 1. Giữ gìn, chống sự xâm

phạm để khỏi bị hư hỏng, mất mát. 2. dùng lý lẽ để bênh vực, giữ đúng ý kiến, quan điểm, học thuyết. 3. Người làm công tác bảo vệ” [169, tr.111].

Luận án sẽ sử dụng khái niệm “bảo vệ” theo nghĩa thứ nhất. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam:

Bảo vệ mơi trường là tập hợp các biện pháp giữ gìn, sử dụng hoặc phục hồi một cách hợp lý sinh giới (vi sinh vật, động vật và mơi sinh, đất, nước, khơng khí, lịng đất) nghiên cứu thử nghiệm thiết bị sử dụng tài nguyên thiên nhiên, áp dụng cơng nghệ ít hoặc khơng có phế liệu… nhằm tạo ra một không gian tối ưu cho cuộc sống của con người. Ngồi ra bảo vệ mơi trường cịn là tạo điều kiện tinh thần, văn hóa khiến cho đời sống con người được thoải mái [126, tr.160].

Theo định nghĩa nêu trên, BVMT được hiểu là những hoạt động, những việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm giữ gìn và phục hồi mơi trường tự nhiên và môi trường xã hội trong lành, sạch đẹp; cải thiện điều kiện vật chất và tinh thần của con người, làm cho chất lượng cuộc sống tốt hơn trên cơ sở đa dạng sinh học và sản xuất sạch.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 chỉ rõ: “Hoạt động bảo vệ mơi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành [137, tr.1]. Luận án nghiên cứu BVMT theo hướng này.

Từ phân tích trên, có thể đi đến khái niệm: BVMT là toàn bộ hoạt động

của tổ chức, con người về giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý TNTN nhằm giữ gìn môi trường trong lành, bảo đảm sức khỏe và chất lượng sống của nhân dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và hội nhập quốc tế, phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Luận Án Trần Thị Hà Vân (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w