3.1.1. Ưu điểm
Thứ nhất, bộ máy quản lý nhà nước về BVMT từng bước được kiện toàn.
Cơng tác kiện tồn tổ chức bộ máy nhà nước về môi trường được coi trọng
và tiếp tục đẩy mạnh. Năm 1992, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường được thành lập mà tiền thân là Ủy ban Khoa học nhà nước với chức năng quản lý nhà nước về môi trường. Các sở khoa học - công nghệ - môi trường các địa phương sau đó được thành lập với chức năng quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương. Đặc biệt, tại kỳ họp thứ nhất (năm 2002) Quốc hội khóa XI đã quyết định thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường. Năm 2008, Tổng cục Môi trường được thành lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đầu mối trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường; thực hiện chức năng quản lý môi trường trên một số lĩnh vực chuyên ngành như: quản lý chất thải rắn, quản lý môi trường biển và hải đảo, quản lý môi trường lưu vực sông, quản lý bảo tồn đa dạng sinh học… được phân cơng cho các bộ, ngành có liên quan cùng tham gia thực hiện.
Trong những năm qua, lực lượng cán bộ quản lý nhà nước về môi trường ngày càng được tăng cường. Số lượng cán bộ chuyên trách năm 2006 là 6000 người. (bình quân 6 cán bộ/1triệu dân) [87, tr.32-36]. Theo báo cáo hiện trạng mơi trường 2011 - 2015, tính đến tháng 9/2015, tổng số cán bộ cơng chức, viên chức của tồn ngành có khoảng 15.600 người (16 cán bộ/ 1triệu dân). Ngồi ra, đội ngũ cơng chức, viên chức làm công tác môi trường ở các Bộ, ngành, ban quản lý… có khoảng trên 700 người, chưa kể lực lượng cảnh sát phịng chống tội phạm về mơi trường [14, tr.193].
Thứ hai, hệ thống pháp luật về BVMT ngày càng được hoàn thiện.
Bên cạnh chú trọng xây dựng tổ chức bộ máy, thì hệ thống các văn bản pháp luật ngày càng được kiện toàn tạo cơ sở pháp lý cho CTBVMT. Vấn đề BVMT được
Nhà nước quan tâm từ cuối những năm 80, đầu những năm 90; đặc biệt là năm 1993, khi Luật Bảo vệ môi trường được ban hành. Trong Luật BVMT, lần đầu tiên các khái niệm cơ bản có liên quan đến BVMT đã được xác định, làm cơ sở cho việc vận dụng vào hoạt động quản lý môi trường. Luật bao gồm 7 chương, 55 điều đã đề cập tới ảnh hưởng của tăng trưởng, phát triển kinh tế đối với việc khai thác, sử dụng TNTN và BVMT; Luật yêu cầu các tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác TNTN vào mục đích kinh tế phải có nghĩa vụ phịng, chống, khắc phục suy thoái TNTN, BVMT.
Giai đoạn 2005 - 2010, được coi là giai đoạn thành công trong q trình xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật về BVMT. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội ban hành thay thế luật năm 1993 với nhiều quy định mới được bổ sung. Luật Đa dạng sinh học năm 2008 đã tạo một bước ngoặt mới trong việc hình thành và phát triển hành lang pháp lý về bảo tồn đa dạng sinh học; Luật và thuế BVMT năm 2010, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;… Hệ thống chính sách pháp luật về BVMT tiếp tục được kiện tồn. Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Luật BVMT năm 2014, thay thế luật BVMT năm 2005 với nhiều quy định mới đề cập đến những vấn đề nóng đang đặt ra trong CTBVMT hiện nay. Bên cạnh đó, việc xây dựng và ban hành các nghị định, thông tư, hướng dẫn thi hành luật, tạo nên một hệ thống pháp luật về BVMT được tiến hành ngày càng toàn diện và đồng bộ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ CTBVMT trong cả nước.
Thư ba, nguồn ngân sách nhà nước cho CTBVMT ngày càng tăng.
Nhà nước tăng đầu tư kinh phí cho BVMT. Nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho sự nghiệp môi trường ngày càng tăng [xem phục lục 3]. Nguồn chi ngân sách cho công tác này được cân đối đạt 1% tổng chi ngân sách hàng năm. Cụ thể: “năm 2006 là 2.900 tỷ đồng; 2 năm 2010 là 6.590 tỷ đồng; năm 2015 là 11.500 tỷ đồng. Định mức phân bổ chi sự nghiệp môi trường cho cấp Trung ương là 15%, cấp địa phương là 85%” [14, tr.194]; theo đó, chi sự nghiệp mơi trường của ngân sách địa phương được phân bổ theo tiêu chí để đảm bảo sự cân đối, phù hợp và hiệu quả trong sử dụng. Kinh phí sự nghiệp mơi trường đã phần nào đáp ứng yêu cầu hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ BVMT, Chiến lược BVMT quốc gia và đạt một số kết quả nhất định. Để thúc đẩy và hỗ trợ công tác đầu tư trong lĩnh vực môi trường. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã được thành lập theo Quyết định số 82/2002/QĐ- TTg của Chính phủ; “Tính đến tháng 6/2017, quỹ BVMT Việt Nam
đã cho vay ưu đãi 245 dự án BVMT với tổng số tiền cho vay hơn 1.900 tỷ đồng; tài trợ các hoạt động BVMT với số tiền hơn 57 tỷ đồng; ký quỹ môi trường đạt gần 130 tỷ đồng” [19, tr.12]… có thể thấy, Quỹ BVMT đã hỗ trợ khá hiệu quả, góp phần làm tốt CTBVMT.
Nguồn đầu tư tài chính cho một số đề án lớn về BVMT mục đích là để khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở những khu vực ơ nhiễm nghiêm trọng, các chương trình mục tiêu Quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường theo Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 2/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: “Tổng kinh phí là 5.863 tỷ đồng; trong đó, kinh phí Trung ương phân bổ là 2.500 tỷ đồng, ngân sách địa phương đối ứng là 1.500 tỷ đồng; vốn vay ODA, viện trợ nước ngoài và của các tổ chức kinh tế - xã hội là 1.863 tỷ đồng [14, tr.196].
Đối với địa phương, việc sử dụng nguồn kinh phí BVMT chủ yếu thực hiện qua các chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch, vệ sinh mơi trường nơng thơn; chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ơ nhiễm và cải thiện mơi trường, chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu với tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2010 - 2015 là 5.700 tỷ đồng.
Như vậy kể từ năm 2004 đến nay, nhờ việc tăng cường nguồn đầu tư cho nên các hoạt động BVMT đã hiệu quả hơn, giải quyết và xử lý được phần lớn tình trạng ơ nhiễm mơi trường trên tồn quốc.
Thứ tư, cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về BVMT có chuyển
biến tích cực.
Công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm được lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục Môi trường quan tâm để triển khai một cách sâu rộng, toàn diện và đạt kết quả tốt. Đã phát hiện và xử lý nghiêm các cá nhân và tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường [xem phụ lục 5]. Qua đó, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong vấn đề BVMT gắn với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tạo được sự đồng thuận cao trong xử lý các cơ sở vi phạm về môi trường.
Thứ năm, CTBVMT có sự chung tay, góp sức của cộng đồng dân cư.
Luật BVMT năm 2014 đã khẳng định, CTBVMT là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động BVMT. Quyết định 1216/QĐ-TTg của Chính phủ, ngày
5/9/2012 về phê duyệt Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 cũng nêu những luận điểm quan trọng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân trong BVMT; đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về môi trường; xây dựng lối sống thân thiện với môi trường. Ở cấp Trung ương, hàng năm đều có văn bản hướng dẫn các ngành và các địa phương tổ chức các sự kiện, chiến dịch truyền thông môi trường; phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo nâng cao nhận thức cho cộng đồng; đến nay, ở cấp Trung ương đã ban hành 9 nghị quyết liên tịch phối hợp BVMT với các tổ chức chính trị - xã hội. Nhiều sự kiện môi trường đã được các bộ, ngành và nhân dân tích cực hưởng ứng như ngày mơi trường thế giới; chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, ngày trái đất… Với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, hấp dẫn, các hoạt động này, khơng chỉ khuyến khích, ghi nhận nỗ lực của các tập thể, cá nhân trong cơng tác BVMT mà cịn có sức lan tỏa lớn, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức và thúc đẩy toàn dân tham gia CTBVMT.
Những hoạt động nêu trên đã tạo nên kết quả quan trọng bước đầu của CTBVMT. Cụ thể là, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước về BVMT, cùng với sự tham gia của các cấp, các ngành và toàn dân; so với giai đoạn 2006 - 2010 mức độ gia tăng ơ nhiễm, suy thối và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế, công tác bảo tồn thiên, đa dạng sinh học đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Theo tổng hợp kết quả CTBVMT của Bộ Tài nguyên và môi trường năm từ năm 2010 đến năm 2017, tỷ lệ xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn, tỷ lệ người dân được dùng nước sạch tăng dần [xem bảng phụ lục 3].
Chỉ tiêu các cở sở sản xuất gây ơ nhiễm được xử lý có nhiều cải thiện, “Từ tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, sau hơn 10 năm đã có 395/439 cơ sở đã hồn thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, khơng cịn gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng, chiếm tỷ lệ gần 90 [14, tr.188].
Môi trường nước mặt ở thượng nguồn các lưu vực sơng ở nước ta cịn tương đối tốt, chất lượng nước mặt tại một số khu đã có sự cải thiện do việc thực hiện các dự án đầu tư cải thiện môi trường, tăng cường quản lý và thực hiện các đề án bảo vệ môi trường, đầu tư, nâng cấp cải thiện một số hồ, kênh, rạch nội thành các đô thị lớn
(kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè; kênh Tân Hóa - Lị Gốm, thành phố Hồ Chí Minh. Mơi trường nước biển ở Việt Nam còn khá tốt với hầu hết giá trị các thông số đặc trưng nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn Việt Nam, nước bờ biển khơi được đánh giá có chất lượng tốt, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, hàm lượng DO luôn đảm bảo cho vùng nước bảo tồn thủy sinh theo tiêu chuẩn ASEAN.
3.1.2. Hạn chế
Thứ nhất, hệ thống quản lý nhà nước về BVMT chưa đủ mạnh, đội ngũ
cán bộ vừa thiếu, vừa yếu.
Tình trạng ơ nhiễm mơi trường hiện nay đang là vấn đề bức thiết đặt ra cần tích cực giải quyết, nhưng số lượng các cơ quan quản lý nhà nước về mơi trường cịn ít, lại tập trung chủ yếu ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện. Ở cấp cơ sở, là nơi trực tiếp đối mặt với các hoạt động gây ơ nhiễm thì khơng có cơ quan và cán bộ chuyên trách mà chỉ có cán bộ kiêm nhiệm, những cán bộ này khơng được đào tạo bài bản về chuyên ngành, rất khó khăn trong thực thi nhiệm vụ. Ở Trung ương, vai trò điều phối, thống nhất quản lý nhà nước về môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa phát huy hết hiệu quả. Trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT được phân công cho nhiều Bộ, ngành đem lại những mặt tích cực, song khi triển khai trên thực tế cũng gặp nhiều khó khăn do sự phối hợp thiếu đồng bộ, sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng. Một số lĩnh vực BVMT cịn thiếu đội ngũ cơng chức, viên chức có trình độ cao, chun mơn sâu. Cơ cấu đội ngũ cán bộ BVMT chưa hợp lý, phần lớn cơng chức, viên chức hiện có đều được đào tạo về khoa học cơ bản hoặc chuyên ngành kỹ thuật, thiếu kỹ năng quản lý.
Ở cấp tỉnh, thành phố, mặc dù tổ chức chuyên môn về BVMT (Chi cục BVMT) đã được thành lập và hoạt động, song ở nhiều địa phương, năng lực của cơ quan này còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phân cấp quản lý.
“Đối với cấp huyện, trung bình hiện nay chỉ có 2 cán bộ chuyên trách về TNMT, cịn ở cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách” [14, tr.194]. Vấn đề này đã tồn tại từ lâu nhưng chưa có hướng giải quyết. Lực lượng cán bộ chun mơn mơi trường tại các doanh nghiệp tuy đã được bổ sung, phát triển nhưng nhìn chung cịn yếu và thiếu, do vậy cơng tác giám sát nội bộ thực thi pháp luật BVMT ở các doanh nghiệp còn chưa hiệu quả.
Thứ hai, hệ thống pháp luật về BVMT cịn nhiều bất cập.
Nhìn tổng thể, hệ thống pháp luật về BVMT còn nhiều bất cập và hạn chế thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:
Chưa có sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa các quy định về phát triển kinh tế với các quy định về BVMT. Yếu tố môi trường chưa được thực sự coi trọng và tính đến nhiều trong q trình xây dựng và ban hành luật như các vấn đề về thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế. Hầu hết, các văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế cịn chưa tính đến chi phí mơi trường trong sản xuất kinh doanh.
Chưa có cơ chế pháp lý hữu hiệu trong việc kiểm soát các hoạt động tác động vào tự nhiên, ảnh hưởng đến mơi trường, sinh thái. Vì vậy, nghĩa vụ đánh giá tác động môi trường của các chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hầu như cịn hình thức; các hoạt động gây ảnh hưởng đến mơi trường như gây ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí, chặt phá rừng…vẫn cịn diễn ra mà chưa được ngăn chặn triệt để.
Luật BVMT là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trong lĩnh vực môi trường, các điều khoản quy định của Luật đã cơ bản bao trùm các vấn đề liên quan đến quản lý, kiểm soát và BVMT. Tuy nhiên, “Cho đến nay, trong quản lý chất thải, vẫn còn thiếu các văn bản quy phạm pháp luật quy định một cách có hệ thống và chi tiết đối với vấn đề khí thải; thiếu các văn bản kiểm kê nguồn thải đối với nước thải, khí thải” [19, tr.53]. Các quy định cịn phân tán ở nhiều lĩnh vực, thiếu tính liên kết, nhiều nội dung cịn bị bỏ ngỏ, như: các quy định về quản lý, xử lý chất thải ở khu vực nơng thơn; vấn đề thu phí và lệ phí trong quản lý chất thải nông nghiệp, làng nghề; quy định, hướng dẫn về điều tra, thống kê, đánh giá nguồn thải; các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng cho khu vực nông thôn; các cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ... làm cho việc thanh tra, kiểm tra và xác định mức độ ô nhiễm đối với các đối tượng này gặp nhiều khó khăn.
Tính thực thi của một số văn bản pháp luật về BVMT còn thấp, việc triển khai thực hiện chưa đầy đủ và nghiêm túc. Có nhiều quy định pháp luật về BVMT không thể áp dụng trong thực tế hoặc áp dụng không hiệu quả do những quy định này khơng phù hợp. Điển hình như nội dung quản lý chất thải rắn được quy định trong Nghị định số 59/2007/NĐ-CP có quy định về việc phân loại chất thải rắn tại nguồn. Tuy nhiên, đến nay, việc phân loại chất thải rắn tại nguồn chỉ thực hiện tại
mơ hình thí điểm ở một số đơ thị lớn nhưng chưa đồng bộ, cịn quy định về phí BVMT đối với chất thải rắn chưa triển khai được ở khu vực nông thôn.
Thứ ba, nhận thức và ý thức BVMT của lãnh đạo một số cấp, ngành,
chính quyền địa phương, doanh nghiệp và nhân dân chưa thật đầy đủ.
* Đối với lãnh đạo các cấp, ngành, chính quyền địa phương: nhiều cấp,