- Ngânhàng Phương Nam sáp nhập với Ngânhàng Sacombank NHTMCP phát triển Mekong sáp nhập vào Maritime Bank
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chếtrong quản lý nhà nước đối với các ngân hàng thương mạ
3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến không thuận lợi sau khi Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện các cam kết quốc tế, mở cửa thị trường tài chính và hội nhập kinh tế
quốc tế sâu rộng. Hệ thống ngân hàng cịn đang trong q trình hồn thiện đã phải ứng phó với những ảnh hưởng nhanh và mạnh của các luồng vốn quốc tế, cùng những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu;
- Các cân đối vĩ mô trong nước chưa thật vững chắc, thâm hụt giữa tiết kiệm và đầu tư lớn, thâm hụt cán cân thương mại kéo dài, cán cân vốn biến động mạnh và khó lường, nguy cơ lạm phát ln tiềm ẩn. Với mơ hình tăng trưởng theo chiều rộng, phát triển kinh tế nước nhà dựa nhiều vào mở rộng tín dụng, nên hiệu quả đầu tư xã hội thấp. Khu vực DNNN chậm được đổi mới, tình trạng yếu kém về tài chính của khu vực này chưa được xử lý triệt để dẫn đến sử dụng nguồn vốn xã hội rất lớn nhưng hiệu quả kinh doanh không tương xứng;
Thể chế KTTT chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ; thị trường vốn chưa phát triển; hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung ứng vốn chủ đạo cho nền kinh tế, kể cả vốn
đầu tư trung và dài hạn;
Sự phối hợp chính sách giữa các cơ quan chức năng còn yếu và thiếu nhịp nhàng làm ảnh hưởng tới hiệu quả thực thi chính sách tài chính-tiền tệ. Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước để hỗ trợ đắc lực cho công tác thanh tra giám sát và bảo đảm an tồn hệ thống ngân hàng, duy trì sự ổn định tài chính.
Những ngun nhân kể trên khiến cho mơi trường hoạt đ ộng của ngành ngân hàng thiếu ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, làm cho ngành ngân hàng khó có thể chủ động cả về điều hành chính sách lẫn bảo đảm an toàn hệ thống NHTM.
3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Cơ chế quản lý tập trung quan liêu kéo dài và tác đ ộng đến tư tưởng cán bộ, công chức, viên chức, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Cơ chế chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng tuy đã được rà soát, sửa đổi bổ sung, nhưng vẫn còn bất cập so với yêu cầu phát triển, nhất là chưa lường hết được biến động của thực tiễn. Luật NHNN và Luật các TCTD đã được chỉnh sửa vào năm 2010, nhưng vẫn cịn khơng ít hạn chế trong thực thi vai trò của NHNN.
Hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bộ máy quản lý nhà nước nói chung, trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Cán bộ lãnh đ ạo, quản lý của ngành còn
thiếu tư duy chiến lược, hạn chế tầm nhìn tổng thể, thậm chí một số lãnh đạo NHTM cịn nặng về chạy theo lợi nhuận trước mắt, thiếu kiểm soát hoạt động chặt chẽ dẫn đến làm gia tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Cơng tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược dài hạn đối với sự phát triển của ngành chưa nhất quán; chưa tập trung phát hiện, phân tích và giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại căn bản, dẫn đến tích tụ các yếu tố rủi ro, tồn tại trong ngành; thiếu chiến lược và quy hoạch, kế hoạch đào tạo nhân lực, đặc biệt là nhân lực lãnh đạo, quản lý ngân hàng các cấp;
Hạ tầng thông tin quản lý vẫn chưa đáp ứng đư ợc yêu yêu cầu hiện đ ại hóa ngành ngân hàng. Tốc đ ộ phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đ ại nói chung, cơng nghệ thơng tin nói riêng cịn có những hạn chế. Cơng tác thống kê, phân tích, dự báo đối với tồn hệ thống ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Chưa xây dựng đư ợc những kênh đ ối thoại và tham vấn chính sách hữu hiệu giữa NHNN và các đối tác liên quan để trao đổi thơng tin về cơ chế, chính sách và tình hình thị trường để dẫn dắt, định hướng thị trường và dư luận, tạo sự hiểu biết và đồng thuận trong triển khai thực thi chính sách;
Hệ thống giám sát tài chính ở Việt Nam hiện nay đang thực hiện theo mơ hình giám sát phân tán truyền thống với sự tách biệt của ba khu vực: ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán, dẫn đến: (i) hạn chế trong phối hợp giữa các chủ thể giám sát và các kênh giám sát; (ii) bất cập của hệ thống pháp lý về giám sát thị tường tài chính; (iii) hạn chế năng lực giám sát chuyên ngành; (iv) thiếu cập nhật và minh bạch về thông tin giám sát, … [55].
Kết quả khảo sát về sự phối hợp giữa NHNN với các cơ quan quản lý nhà nước khác (Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Kiểm tốn Nhà nước) trong thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, cho thấy: có 36% ý kiến đánh giá ph ối hợp chưa tốt, 43% ý kiến đánh giá phối hợp tương đối chặt chẽ và chỉ có 21% ý kiến đánh giá đã ph ối hợp chặt chẽ. (Phụ lục 2)
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong thời gian qua, hệ thống NHTM Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc cả qui mơ và trình độ. Về cơ bản, các NHTM có chất lượng hoạt động tốt hơn, an toàn và
hiệu quả hơn, đạt lợi nhuận cao, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn ở mức tối thiểu theo thông lệ quốc tế. Cấu trúc của hệ thống NHTM hiện nay đã có sự đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình tổ chức. Những thành tựu đạt được của ngành ngân hàng là do tác động của nhiều yếu tố, trong đó quan tr ọng nhất là cơng tác quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành CSTT và duy trì hoạt động hệ thống ngân hàng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và chuẩn mực, thông lệ quốc tế; nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHT; tri ển khai đồng bộ, quyết liệt công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD, xử lý nợ xấu một cách căn bản, bền vững; Xây dựng và đổi mới hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng hiện đại; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Một số cơ chế điều hành vĩ mô của NHNN đã phát huy tác dụng, trong đó hoạt động “tín dụng chính sách” tiếp tục được tách bạch khỏi hoạt động tín dụng thương mại.
Tuy vậy, hệ thống NHTM Việt Nam vẫn thuộc dạng quy mơ nhỏ, năng lực tài chính yếu, nợ xấu cao, năng lực quản trị, đi ều hành còn chưa đáp ứng với các chuẩn mực chung của thế giới. Thực trạng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong nền KTTT định hướng XHCN đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với Ngành ngân hàng nói chung và hệ thống các NHTM nói riêng để đảm bảo cho tồn hệ thống phát triển ổn định và bền vững.
Chương 4
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚICÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM