Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với ngânhàng thương mạ

Một phần của tài liệu Luan-an-Trinh-Thi-Thuy (Trang 51 - 54)

2.2.4.1. Yếu tố tác động bên ngoài

a. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình

Yếu tố tài chính và tiết kiệm của dân cư tác động rất lớn tới tình hình tài chính của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chủ yếu được hình thành từ việc huy động các nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong dân cư. Yếu tố này lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thu nhập của dân cư, thói quen chi tiêu bằng tiền mặt và đặc biệt là sự ổn đ ịnh của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế mất ổn đ ịnh, giá trị đồng tiền ln biến động thì xu hướng chung của dân cư sẽ đổi các đồng tiền bản tệ ra các đồng tiền mạnh hay cất trữ vàng bạc, mua bất động sản,... là những tài sản có tính ổn định cao hơn.

Yếu tố thuộc về bản thân các doanh nghiệp, trong đó tình hình tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Khách hàng có nguồn vốn lớn, khả năng tài chính tốt là điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm thiết bị, sản xuất có hiệu quả, mang lại lợi nhuận và thanh tốn các khoản vay từ ngân hàng. Tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh

hưởng tới việc đáp ứng các điều kiện để thực hiện các nguyên tắc và quy định cho vay, thế chấp ngân hàng. Khả năng tài chính doanh nghiệp hạn chế là nguyên nhân dẫn đến khả năng tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn khi khơng đủ tài sản đảm bảo, báo cáo tài chính kém lành mạnh, hoạt động kém vững chắc, nguồn trả nợ khơng ổn định,...

b. Mơi trường kinh tế

Tình trạng phát triển của nền kinh tế hay tính chu kỳ của nền kinh tế là một yếu tố vĩ mơ có tác động trực tiếp đến hoạt động của NHTM. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định, thu nhập của người dân được đảm bảo và ngày càng cải thiện thì khả năng tích lũy của dân cư cao hơn từ đó lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng lên. Đồng thời, ở giai đoạn này các cơ hội đầu tư được trông đợi là sinh lợi tăng, làm tăng nhu cầu vay vốn để đầu tư cho các dự án. Mặt khác, nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, tạo triển vọng cho vay tiêu dùng. Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thối sẽ làm cho niềm tin của khách hàng vào đồng nội tệ giảm xuống. Cụ thể hơn nữa là khi thu nhập thực tế của người lao động giảm thì lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế cũng sẽ giảm theo và lượng tiền gửi vào ngân hàng cịn có nguy cơ bị rút ra. Về phía doanh nghiệp, sự giảm sút các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lợi trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế làm nhu cầu vay vốn giảm và do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

c. Tình trạng Ngân sách nhà nước

Theo đó, m ức bội chi ngân sách tăng làm gia tăng nhu cầu vay vốn từ công chúng để tài trợ thiếu hụt. Hành vi phát hành công cụ nợ để huy động vốn tài trợ nhu cầu thâm hụt ngân sách địa phương của chính quyền địa phương hoặc huy động vốn của các cơ quan Chính phủ khác cũng có thể tác động làm giảm lượng tiền gửi của hệ thống ngân hàng cũng như khối lượng tín dụng ngân hàng có thể cung ứng cho nền kinh tế.

d. Môi trường cạnh tranh

Hoạt động ngân hàng là một trong những lĩnh vực nhạy cảm, có mức độ cạnh tranh cao và phức tạp. Trong thời gian qua, thị trường tài chính ngày càng trở nên sơi

động hơn do có sự tham gia của nhiều loại hình hoạt động ngân hàng. Số lượng ngân hàng được phép hoạt động ngày càng tăng cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức phi ngân hàng, trong khi đó, nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức kinh tế có hạn. Thực tế này đã làm hạn chế tính độc quyền của hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

đ. Sự phát triển ổn định của hệ thống tài chính thế giới

Hệ thống tài chính tồn cầu là khn khổ mang tính quốc tế vềcác hiệp định pháp lý, thể chế và tác nhân kinh tế chính thức và khơng chính thức cùng tạo điều kiện lưu thơng dịng chảy tài chính quốc tế cho các mục đích đ ầu tư và tài chính thương mại. Hệ thống này đã phát triển đáng kể từ cuối thế kỷ 19 cho đến những làn sóng đ ầu tiên của tồn cầu hóa kinh tế, đư ợc đánh dấu bằng việc thành lập các NHTW, các hiệp ước đa phương và các tổ chức liên chính phủ để cải thiện tính minh bạch và hiệu quả của thị trườngtài chính quốc tế. Tuy nhiên, do những biến động về thâm hụt thương mại, sụt giảm đ ầu tư và tiêu dùng làm cho thị trường tài chính khơng ổn định (thị trường chứng khốn sụt giảm, thị trường vốn khó khăn, thị trường tiền tệ khơng an tồn). Kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, nhiệm vụ đảm bảo sự ổn định h ệ thống tài chính thế giới ngày càng trở nên quan trọng đối với tất cả các quốc gia.

2.2.4.2.Yếu tố tác động bên trong

a. Nguồn nhân lực

Con người luôn là yếu tố quyết đ ịnh đ ến sự thành bại trong mọi hoạt đ ộng kinh doanh của tổ chức. Đối với hoạt động ngân hàng, một trong những ngành nghề có mức độ rủi ro cao, thì yếu tố con người lại càng đóng vai trị quan trọng. Do đó, để đạt được hiệu quả trong kinh doanh, ngành ngân hàng cần phải có đội ngũ nhân sự trình độ cao, được đào tạo hệ thống và có kiến thức sâu rộng về thị trường. Đặc biệt là kiến thức trong lĩnh vực tham gia đ ầu tư vốn và hiểu biết những nội dung pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Trong bố trí sử dụng, nhân sự cần phải được sàng lọc kỹ càng và phải thường xuyên bồi dưỡng những kiến thức cần thiết để bắt kịp với nhịp độ phát triển chung và những biến đổi của nền KTTT. Ngoài ra, họ

còn phải đảm bảo về tiêu chuẩn về đạo đức, sự liêm khiết, bởi lẽ nếu người cán bộ ngân hàng thiếu trách nhiệm, vơ tình hay hữu ý vi phạm có thể sẽ gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng.

Sự phát triển của hệ thống tài chính, đặc biệt là các định chế tài chính đối với ngân hàng giữ vai trò chủ đạo. Sự lớn mạnh và phát triển của các NHTM nhà nước, đang th ực hiện vai trò chi phối trong hệ thống ngân hàng, cùng với sự phát triển và ngày càng mở rộng về quy mô vốn của các NHTM, ngân hàng có vốn đầu tư

nước ngồi, các cơng ty tài chính, chứng khốn, bảo hiểm,... làm cho thị trường tài chính ngày càng trở nên sơi động.

c. Tính độc lập của Ngân hàng trung ương trong quản lý, điều hành

Ngoài chức năng là ngân hàng của các ngân hàng, NHTW còn thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động tiền tệ - ngân hàng, do vậy sự độc lập, chủ động của NHTW trong hoạch định và thực thi các CSTT, trong quản lý vĩ mơ các hoạt động ngân hàng sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ổn định của hệ thống NHTM.

CSTT có tác động rất lớn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Các bằng chứng thực nghiệm cũng như nhữngnguyên lý lý thuyết đã ch ỉ ra rằng, trong nền KTTT, để NHTW điều hành CSTT một cách hiệu quả, tính độc lập của NHTW là yếu tố then chốt. Khi NHTW có được vị thế độc lập thì sẽ chủ động hơn trong điều hành CSTT, trong sử dụng các công cụ để đạt được mục tiêu CSTT.

Một phần của tài liệu Luan-an-Trinh-Thi-Thuy (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w