Với vai trị, chức năng của mình, nhà nước có trách nhiệm quản lý mọi đ ối tượng và quá trình kinh tế, xã hội nhằm đ ảm bảo cho các hoạt đ ộng diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. Trong nền KTTT, hệ thống NHTM đang tham gia thực hiện vai trị lưu thơng huyết mạch cho nền kinh tế; là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất; thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là CSTT, là kênh dẫn vốn quan trọng cho cả đầu ra và đ ầu vào của nền kinh tế; Sự ổn đ ịnh của hệ thống NHTM sẽ đảm bảo cho sự vững mạnh của nền kinh tế. Bởi vậy, NHTM trở thành đối tượng quản lý trọng yếu của nhà nước. Chính phủ các nước đều cho rằng phải thống nhất quản lý nhà nước đối với các NHTM, đồng thời hình thành một hệ thống cơ quan quản lý vĩ mô tương ứng để định hướng và điều chỉnh mối quan hệ về tài chính - tín dụng đối với các NHTM cho thích hợp.
Từ những luận giải trên, tác giả rút ra khái niệm Quản lý nhà nước đối với các ngân hàng thương mại là: “Quản lý nhà nước đối với ngân hàng thương mại là sự
tác động có tổ chức, mang tính quyền lực cơng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện thông qua hệ thống công cụ pháp luật và chính sách để điều chỉnh các q trình và hành vi trong lĩnh vực ngân hàng thương mại nhằm mục tiêu duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng”.
2.2.2. Chủ thể và khách thể trong quản lý nhà nước đối với các ngân hàng thương mại thương mại
Có thể nói, hoạt động quản lý được diễn ra thông qua sự tương tác giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Vì thế, yếu tố cấu thành chủ yếu cho hoạt đ ộng quản lý nhà nước đối với các NHTM là Chủ thể quản lý và khách thể quản lý.
2.2.2.1. Chủ thể quản lý
Chủ thể quản lý vĩ mơ nói chung là các cơ quan nhà nước, trong đó hệ thống các cơ quan quản lý chuyên ngành thường đư ợc coi là chủ thể trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đ ối với từng lĩnh vực trong đ ời sống xã hội. Đối với hoạt động của các NHTM, chủ thể quản lý nhà nước ở đây là: Quốc hội, Chính phủ, NHTW, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khốn nhà nước, Tổ chức bảo hiểm tiền gửi,...
Đây là các cơ quan Nhà nước hoặc được Nhà nước ủy thác để quản lý, giám sát hoạt động tài chính – tiền tệ nhằm đ ảm bảo cho thị trường hoạt đ ộng đư ợc an toàn và phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Do hoạt động tiền tệ - ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội, nên CSTT và các đạo luật về hoạt động ngân hàng phải do Quốc hội trực tiếp ban hành và giám sát thực hiện. Quốc hội thực hiện chức năng quản lý vĩ mô thông qua ban hành Luật, các chính sách tài chính – tiền tệ cơ bản nhằm tác động, đi ều chỉnh mối quan hệ trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Quốc hội giám sát các cơ quan nhà nước thực hiện quá trình tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự, tài chính cơng, thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm,... Quốc hội cùng các cơ quan nhà nước tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, tạo nên sự đồng bộ với hệ thống pháp luật các ngành trong nền kinh tế và phù hợp với thơng lệ quốc tế.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng trong phạm vi cả nước. Thông qua hoạt đ ộng thực thi quyền hành pháp, Chính phủ tổ chức thực hiện pháp luật về hoạt đ ộng tín dụng, ngân hàng; triển khai vào thực tế các chính sách tiền tệ để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Chính phủ chi phối trực tiếp hay gián tiếp về huy động vốn và ban hành quyết định liên quan đến xây dựng và thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ; điều hành, phối hợp giữa chính sách tiền tệ với các chính sách vĩ mơ khác như chính sách tài khóa, giá cả,... đ ể định hướng hoạt động cho các NHTM trong từng thời kỳ.
Trong các cơ quan thực hiện quản lý nhà nước đ ối với NHTM thì NHTW đóng vai trò rất quan trọng và là chủ thể tác động trực tiếp nhất tới ngành Ngân hàng nói chung và hệ thống NHTM nói riêng. Với chức năng phát hành tiền và điều hành CSTT, NHTW có khả năng ứng phó với các biến sốkinh tế vĩ mô quan trọng trong thị trường tài chính như lạm phát, lãi suất, vốn khả dụng của các ngân hàng, từ đó tác động tới thị trường tài chính. Phổ biến ở các nước hiện nay, NHTW là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia và chịu trách nhiệm thi hành CSTT. Mục
đích hoạt đ ộng của NHTW là ổn đ ịnh giá trị của tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu cánh các NHTM có nguy cơ đổ vỡ. Hầu hết các NHTW thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng vẫn có một mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ. NHTW chịu trách nhiệm trước Chính phủ hay Quốc hội về thực hiện quản lý nhà nước đối với tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng, thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với những tổ chức này.
Chủ thể tiếp theo là Bộ Tài chính, cơ quan có nhiệm vụ hoạch định và thực thi chính sách tài chính nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vi mơ. Hoạt động của Bộ Tài chính có ảnh hưởng lớn tới thị trường tài chính. Với thị trường tiền tệ thơng qua hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp nhận được các khoản tiền vay để tài trợ cho các nhu cầu vốn ngắn hạn và ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả vốn vay và tiền lãi trong thời hạn nhất định. Với thị trường vốn, thông qua hệ thống các tổ chức tài chính trung gian khác, doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ khác để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn bằng cách phát hành các chứng khốn. Ngược lại, các doanh nghiệp phải hồn trả mọi khoản lãi cho các chủ thể tham gia đầu tư vào doanh nghiệp bằng một khoản tiền cố định hay phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính thực hiện phát hành trái phiếu để đáp ứng yêu cầu vốn cho các mục tiêu phát triển. Về ngắn và dài hạn, trái phiếu kho bạc sẽ hỗ trợ cho hoạt động, chương trình tài chính của chính phủ cũng như bù đắp thâm hụt chi tiêu.
Ủy ban chứng khoán quốc gia là các tổ chức được nhà nước thành lập để giám sát hoạt động hoặc ngăn ngừa khủng hoảng cho thị trường tài chính. Ủy ban chứng khoán quốc gia thực hiện cơ chế để vừa thúc đẩy, vừa giám sát chặt chẽ các NHTM tham gia thị trường chứng khốn (TTCK), thơng qua việc hồn thiện khuôn khổ pháp lý cho sự tham gia của NHTM vào TTCK đặc biệt là cho hoạt động đầu tư, tham gia góp vốn vào các cơng ty chứng khốn, tham gia phát hành, niêm yết chứng khoán, thanh toán giao dịch chứng khoán, cho vay đầu tư chứng khoán. Tăng cường giám sát và thực thi pháp luật trong quản lý, điều hành TTCK.
Trong nền KTTT, nhất là đối với hoạt động ngân hàng có thể xảy ra rủi ro bất cứ lúc nào với cả người gửi tiền và người nhận gửi. Nếu niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng bị khủng hoảng sẽ không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của một tổ chức tín dụng đơn lẻ, mà cịn tác động đến tồn bộ nền kinh tế. Vì lẽ đó mà Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) được thành lập để bảo vệ người gửi tiền, củng cố niềm tin của họ đối với hệ thống tài chính, ngân hàng. Đ ồng thời BHTG cịn góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh cho ngân hàng trong suốt q trình hoạt động thơng qua các nghiệp vụ kiểm tra, giám sát rủi ro đối với các TCTD.
Tồn cầu hóa hoạt động ngân hàng buộc các doanh nghiệp phải chịu sự giám sát của những thể chế khác nhau, các tổ chức tài chính liên kết chặt chẽ hơn, địi hỏi phải đánh giá rủi ro một cách toàn diện và tăng cường hợp tác quốc tế về giám sát tài chính – ngân hàng. Các Tổ chức thanh tra giám sát tài chính- ngân hàng có thể hợp nhất hay tăng cường phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên trách (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm). Các cơ quan này thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, quy định khác của pháp luật có liên quan. Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của các ngân hàng; xem xét, đánh giá rủi ro tiềm ẩn, chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm trị rủi ro của các ngân hàng trong hệ thống. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành thể chế, chính sách đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng; yêu cầu các ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để đảm bảo an tồn hoạt động và phịng ngừa, ngăn chặn hành vi dẫn đến vi phạm pháp luật; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật tại các ngân hàng.
quy mô quốc tế, các tổ chức như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cũng là những tổ chức có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động tài chính quốc tế, thậm chí cả hoạt động tài chính của các quốc gia thành viên.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả giới hạn “Chủ thể quản lý nhà nước” đối với các NHTM là NHTW. Do vậy, khi nghiên cứu về các nội dung quản lý của nhà nước đ ối với các NHTM, tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu trên phương diện quản lý của NHTW đối với các NHTM.
2.2.2.2. Khách thể quản lý