L. Nghĩa tường minh và hàm ý
2. Hình ảnh vầng trăng ánh trăng
- Ba khổ thơ đầu:
+ Bài thơ mang dáng dấp kể chuyện nên mở đầu như một lời kể rất trôi chảy, tự nhiên về mối quan hệ gắn bó thắm thiết giữa nhà thơ và vầng trăng từ thời thơ ấu đến quãng thời gian đi bộ đội sống và chiến đấu nơi núi rừng. Quan hệ thắm thiết, tự nhiên đến nỗi, gần như đi đâu, làm gì cũng có nhau và có lẽ không bao giờ quên được người bạn tri kỉ, tình nghĩa tri âm ấỵ Bởi đó là quãng đời sống trần trụi, hồn nhiên, chân thật nhất trong thiếu thốn, gian khổ nhưng đó cũng là quãng thời gian nhiều niềm vui và kỉ niệm nhất.
+ Vậy mà cũng rất tự nhiên anh lại quên người bạn tình nghĩa thuở nào như người dưng qua đường, qua ngõ. Vì anh đã thay đổi hoàn cảnh sống, chuyển từ trong rừng ra thành phố, từ dưới hầm sâu, căn lán tranh nghèo vào căn phòng hiện đạị vầng trăng đi ngang ngõ nhưng anh hoàn toàn coi thường, dửng dưng vì anh không cần đến nó.
+ ý nghĩa của sự việc rộng hơn nhiều so với chi tiết thật của câu chuyện. Đó là khi hoàn cảnh thay đổi, người ta dễ dàng quên quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn, gian khổ. Trước bả vinh hoa phú quý, người ta có thể dễ dàng phản bội lại chính mình, thay đổi tình cảm với nghĩa tình đã quạ Đó là một quy luật của cuộc sống tình cảm con người, không ít người nghĩ như thế và coi đó là chuyện bình thường, đương nhiên!?
- Khổ thơ thứ tư:
+ Tình huống mất điện đột ngột trong đêm cũng là chuyện không hiếm ở nước ta, nhất là vào những năm 1978 khiến tác giả vốn quen với ánh sáng không thể chịu nổi cảnh tối om nơi phòng buyn-đinh hiện đạị Hoàn cảnh diễn ra bất ngờ đột ngột, thình lình.
+ Ba động từ vội, bật, tung đặt liền nhau diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả của tác giả để đi tìm nguồn sáng.
+ Và hình ảnh vầng trăng tròn tình cờ mà tự nhiên, đột ngột hiện ra vằng vặc giữa trời, chiếu vào căn phòng tối om kiạ Khổ thơ như một cứu cánh, một cái nút để khơi gợi tâm trạng và suy ngẫm của tác giả.
- Khổ thơ thứ năm:
+ Tư thế ngửa mặt lên nhìn mặt là tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt, mắt nhìn mắt trực tiếp và cảm xúc dâng tràọ
+ Cách thể hiện của tác giả là dùng những từ không cụ thể, không trực tiếp (so sánh, có cái gì..)để diễn tả sự xúc động, cảm động dâng trào trong lòng anh khi anh gặp lại vầng trăng. Vầng trăng gợi anh nhớ lại bao nhiêu là hình ảnh của quá khứ. Vầng trăng gợi anh nhớ đến thiên nhiên: sông, đồng, bể những gì đã gắn bó máu thịt với anh suốt một thời gian khó. Trong giây phút ấy- giây phút mặt đối mặt, những năm tháng cuộc đời vội vụt qua trong tâm tưởng.
+ Hình ảnh vầng trăng tròn vành vạnh ngoài nghĩa đen, còn có ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ đầy đặn, thuỷ chung, bất diệt nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, của con người, nhân dân đất nước.
+ Vầng trăng im phăng phắc là có ý nghiêm khắc nhắc nhở, không vui, là sự trách móc trong im lặng, là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái giật mình ở câu cuốị
+ Giật mình:
Là cảm giác phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình.
Là cái giật mình của sự ăn năn, tự trách, tự thay đổi cách sống.
Là tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội lại quá khứ, thiên nhiên. Thiên nhiên thật nghiêm khắc, lạnh lùng mà cũng thật bao dung độ lượng.
- Liên hệ đến câu thơ:
Mình về thành thị xa xôi Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng
Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đèn còn nhớ vầng trăng giữa rừng
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu)