VI. GIẢI PHÁP, NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
9. Giải pháp liên kết phát triển
- Liên kết với các hãng lữ hành trên các lĩnh vực: Xúc tiến, quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực,...
- Tổ chức một số diễn đàn để trao đổi, thống nhất nhận thức về sự cần thiết liên kết trong phát triển du lịch giữa Bắc Giang và các địa phương lân cận, các địa phương trong vùng. Cần có được những bước đi cụ thể hướng đến sự liên kết này sau các hội thảo, sau các lễ ký kết với sự hiện diện của Lãnh đạo các địa phương trong vùng.
- Đa phương hóa, đa dạng hóa các loại hình hợp tác: Mở rộng hợp tác với các quốc gia khác, các vùng lãnh tổ; đa dạng hóa các kênh hợp tác; tăng cường, mở rộng các hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế: EU, PUM, ADB.
- Chú trọng đầu tư, hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối Bắc Giang
với các địa phương lân cận bằng cả đường bộ, đường thủy và đường sắt.
-Tập trung khai thác các tuyến du lịch đã liên kết với các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ninh... Tiếp tục xây dựng các tour, tuyến du lịch liên kết mới.
Cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để có sự tham gia của các ngành khác nhau như nông nghiệp, thương mại đối với các lĩnh vực phát triển du lịch về: Vốn đầu tư, công tác thị trường, công nghệ, cung cấp lương thực, thực phẩm, phát triển các sản phẩm lưu niệm...
Liên kết giữa ngành du lịch và khoa học, công nghệ trong hợp tác, đầu tư, chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; quảng bá, tuyên tuyền.
Xây dựng cơ chế phối hợp để triển khai hoạt động ngoại giao văn hoá. Phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao với quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch.