VI. GIẢI PHÁP, NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư
Huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, đảm bảo nhu cầu tài chính cho việc thực hiện Quy hoạch:
- Tăng cường huy động nguồn vốn ODA thông qua vay ưu đãi nước ngoài hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ cho các công trình cơ sở hạ tầng du lịch và tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để kêu gọi, tài trợ không hoàn lại cho các chương trình, dự án phát triển dài hạn.
- Thu hút đầu tư của khu vực tư nhân cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, có các chính sách thu hút đầu tư như: Đổi đất lấy hạ tầng, hình thức BT, hình thức đối tác công - tư (PPP),...
- Vốn từ nguồn tích lũy GDP của các doanh nghiệp du lịch tỉnh; vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong cả nước, vốn trong dân thông qua Luật Đầu tư; vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp du lịch; vốn từ việc “nhượng quyền kinh doanh”; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trước, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian v.v...
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi (có thể xây dựng các cơ chế ưu đãi đặc thù về thuế, về thủ tục hành chính) để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài.
- Vốn ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch; vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- Vốn vay ngân hàng với tỷ lệ lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp du lịch sử dụng nguồn vốn này vào việc đầu tư tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng.
- Nguồn vốn xã hội hóa: Tập trung huy động từ các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, tập đoàn, công ty, hộ gia đình, dân cư địa phương để triển khai thực hiện các dự án du lịch trọng điểm.