Hiện trạng một số hạ tầng cơ sở

Một phần của tài liệu PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 27 - 28)

I. THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

1. Hiện trạng một số hạ tầng cơ sở

1.1. Hạ tầng giao thông

- Về giao thông đường bộ: Địa bàn tỉnh có 05 tuyến quốc lộ QL.1A (cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn), QL.31, QL.279, QL.37 và QL.17 chạy qua cùng hệ thống 18 tuyến đường tỉnh lộ cơ bản giúp kết nối thuận lợi từ các tỉnh lân cận đến tỉnh và từ trung tâm tỉnh tới các khu, điểm du lịch. Đặc biệt, giai đoạn 2011-2020 đã đầu tư nâng cấp, mở mới được một số tuyến quan trọng như: Tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn (QL.1A) được đầu tư nâng lên cấp III đồng bằng toàn tuyến với 02 làn xe chạy và làn dừng xe; mở mới ĐT.293 kết nối từ thành phố Bắc Giang thẳng lên khu vực Tây Yên Tử dài 87km, đạt cấp III toàn tuyến; Đường vành đai IV (kết nối đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn với Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên) đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng; nâng cấp ĐT.289 kết nối Chũ - Khuôn Thần, huyện Lục Ngạn; xây dựng đường bê tông kết nối từ QL31 đến cao nguyên Đồng Cao, huyện Sơn Động,…Ngoài ra đã xây dựng một số cầu như cầu Yên Dũng, cầu Lãn Chè, cầu Đông Xuyên, cầu Đáp Cầu, cầu Xuân Cẩm kết nối với tỉnh Bắc Ninh và thành phố Hà Nội.

- Đường thủy nội địa: có 3 sông chính phân bố đồng đều trên toàn bộ diện tích tự nhiên của tỉnh, gồm sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam có thể khai thác phát triển sản phẩm du lịch sông nước gắn với không gian quan họ, các làng quan họ cổ, làng cổ dọc ven sông Cầu.

-Đường sắt: Có 3 tuyến đường sắt quốc gia chạy qua, gồm tuyến Hà Nội - Đồng Đăng; tuyến Kép - Hạ Long; tuyến Kép - Lưu Xá nối với tuyến Hà Nội - Đồng Đăng từ ga Kép (hiện nay đang ngừng hoạt động trên địa bàn Bắc Giang) có thế khai thác kết nối Bắc Giang với các khu điểm du lịch của các tỉnh lân cận.

1.2. Hạ tầng điện, nước, viễn thông thụ động

-Hạ tầng điện: Lưới điện tỉnh Bắc Giang có liên kết chặt chẽ với lưới điện khu vực, có thể huy động hỗ trợ cấp điện cho các tỉnh lân cận và có thể huy động nguồn cấp từ lưới điện khu vực khi cần thiết. Hiện tại công suất các nguồn trạm 220kV cấp điện cho tỉnh Bắc Giang đủ đáp ứng nhu cầu phụ tải của tỉnh, cả trong trường hợp không huy động nguồn từ các tỉnh lân cận và trong trường hợp sự cố. Khối lượng trạm biến áp phân phối trung áp lớn, mức độ mang tải của các trạm phân phối ở mức độ vừa phải, khả năng dự phòng cao.

- Hạ tầng cấp nước: Trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay có 166 công trình cấp nước sạch tập trung với tổng công suất khoảng 242.000 m3/ngđ. Nhu cầu cấp nước về cơ

bản đáp ứng yêu cầu tại khu vực đô thị. Tính đến thời điểm hiện nay có 16/16 đô thịcó nhà máy cấp nước với tổng công suất thiết kế khoảng 52.210m3/ng.đ, riêng thành phố Bắc Giang đạt 35.000m3/ng.đ.Tỷ lệ người dân được cấp nước sạch là 84,04% (riêng thành phố Bắc Giang đạt tỷ lệ 100% tại khu vực nội thành; đạt tỷ lệ khoảng 80% tại các khu vực ngoại thành). Đối với khu vực nông thôn các công trình cấp nước tập trung đang mới cấp nước cho khoảng 15,22% dân số nông thôn.

- Hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động: Bắc Giang hiện có 5 mạng thông tin di động, 1.417 trạm thu phát sóng, bán kính phục vụ 1,15km/cột. Tỷ lệ phủ sóng di động 3G, 4G đạt 100% các xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 35 điểm cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông, phân bố tại các huyện.

Nhìn chung hạ tầng điện, nước, viễn thông thụ động có thể đáp ứng tốt nhu cầu đầu tư, phục vụ hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

1.3. Một số hạ tầng xã hội khác

Các hạ tầng xã hội khác được quan tâm đầu tư phát triển phục vụ nhu cầu nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. Tỉnh duy trì 02 bảo tàng; hệ thống 01 thư viện cấp tỉnh, 10 thư viện cấp huyện; 03 rạp chiếu phim; hệ thống trung tâm văn hóa, nhà văn hóa từ cấp tỉnh đến thôn, bản được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Cơ sở vật chất thể thao được đầu tư phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu tập luyện thể thao thường xuyên của nhân dân và tập luyện thể thao thành tích cao, trong đó nổi bật tỉnh đã đầu tư xây dựng nhà thi đấu thể thao với sức chứa 4.000 chỗ ngồi, đáp ứng việc tổ chức các giải đấu thi đấu thể thao các môn trong nhà tầm quốc gia, quốc tế. Mạng lưới các cơ sở giáo dục - đào tạo, y tế phân bố rộng khắp gắn với địa bàn dân cư phục vụ thuận lợi cho nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Toàn tỉnh hiện có 766 cơ sở giáo dục phổ thông; 44 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trong đó có TrườngTrung cấp Văn hóa Thể thao và Du lịch); 656 cơ sở y tế (233 cơ sở công lập, 423 cơ sở ngoài công lập). Hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội với 01 cơ sở công lập và 03 cơ sở ngoài công lập, định hướng tương lai phát triển thêm các cơ sở ngoài công lập nhằm phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc người cao tuổi tự nguyện.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w