Một số tác phẩm tiêu biểu của KarlPopper về triết học khoah ọc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng triết học về khoa học của karl popper trong một số tác phẩm (Trang 35 - 56)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Một số tác phẩm tiêu biểu của KarlPopper về triết học khoah ọc

Anh và trong 1958 – 1959 ông là Chủ tịch Hội Aristotle. Karl Popper đã

được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước hiệp sĩ (Knight) vào năm 1965 và

trở thành thành viên Hội Hoàng gia vào năm 1976.

Năm 1979, ông ngừng giảng dạy nhưng vẫn tiếp tục viết sách. Năm 1992, ông được Viện Goethe của Đức trao tặng Huy chương Goethe. Ông là

thành viên của Mont Pelerin Society do Hayek thành lập, đồng thời cũng là thành viên của Royal Society và của International Academy of Science. Ông

mất vào ngày 17 tháng 9 năm 1994 tại London.

Karl Popper được đánh giá là một trong những nhà triết học về khoa

học có nhiều ảnh hưởng lớn của thế kỷ XX, bên cạnh đó ông còn nhiều công

trình nghiên cứu rất sâu sắc về lĩnh vực triết học xã hội và chính trị. Ông khước từ thuyết quy nạp (indutivism) trong phương pháp khoa học và đề cao

sự kiểm sai (falsification); phản đối thuyết biện minh (justificationism) kinh

điển trong tri thức và thay vào đó bằng thuyết duy lý phê phán (critical

rationalism). Như giới triết học đánh giá, ông đã đưa ra một thứ “triết lý phê phán không biện minh đầu tiên trong lịch sử triết học”. Về mặt chính trị xã hội, ông là người chiến đấu không mệt mỏi cho một nền dân chủ tự do

(liberal democracy) và cho những nguyên lý của một chủ thuyết phê phán xã hội (social criticism) trên quan điểm về một xã hội mở (open society).

1.3.2. Một sốtác phẩm tiêu biểu của Karl Popper về triết học khoahọc học

Hai tác phẩm tiêu biểu cho quan điểm chính trị - xã hội của K. Popper là: “Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử” và “Xã hội mở và những kẻ thù của

nó”. Các tác phẩm này thể hiện quan điểm chính trị - xã hội sâu sắc của Karl Popper. Tuy vậy trong hai tác phẩm này cũng chứa đựng một số tư tưởng triết học về khoa học của ông.

Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của chủnghĩa lịch sử”[32], ông đã phê phán chủnghĩa lịch sử (Historicism) và cho rằng: Lòng tin vào vận mệnh lịch sử chỉ là sự mê tín, và không thể có sự tiên đoán nào về diễn tiến của lịch sử

chỉ loài người bằng các phương pháp khoa học hay duy lý khác nào. Tác phẩm này gồm 4 phần, trước khi đi vào phê phán chủ nghĩa lịch sử hay lịch sử luận, Karl Popper đã dành hai phần để mô tả về các loại hình của chủ

nghĩa lịch sử. Trong hai phần sau cùng ông mới tiến hành phê phán nó. Trong khi phê phán chủ nghĩa lịch sử, K. Popper trình bày nhiều quan điểm của mình về các vấn đề phương pháp luận trong cách tiếp cận lịch sử. K. Popper cho rằng, quá trình phát triển của lịch sử nhân loại luôn chịu những tác động mạnh từ sự tăng tiến của những tri thức nhân loại. Ngay khoa học cũng không

biết được sự tăng tiến của mình trong ngày mai. Chính vì vậy K. Popper đi đến kết luận rằng con người không thể tiên đoán tương lai xã hội của mình bằng những phương pháp lý tính hay khoa học. Ông đã dành quan tâm đặc biệt để phê phán đối với triết học Plato, Hegel và Mác, theo ông do đó là

những đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa lịch sử. K. Popper đã phân tích và chỉ

ra những luận điểm cụ thể của chủ nghĩa lịch sử ở hai thể loại của nó và tiến hành phê phán chúng. Những phân tích và phê phán này vừa có những đóng

góp nhất định nhưng cũng có những hạn chếduy tâm siêu hình.

Trong tác phẩm “Xã hội mở và những kẻ thù của nó” [47], K. Popper biện hộ cho xã hội mở, dân chủtự do. Ông tiếp tục truyền thống đề cao lý trí, lý tính của triết học châu Âu, chống lại các tư tưởng thần thánh hoá con người và những sản phẩm của thế giới người, thể hiện nhu cầu về một xã hội tốt

đẹp, hoàn hảo hơn các xã hội hiện hành, trong đó có dân chủ thực sự, con

người được tôn trọng ý kiến, con người ứng xử với nhau trên cơ sở lý tính chứ không trên cơ sở của niềm tin, của những nguyên tắc cấm kỵ được thần thánh hoá. Khoa học hiện đại đang chứng tỏ ngày một vững chắc rằng, bất cứ

hệ thống nào, mà xã hội chỉ là một loại hệ thống, nếu không có trao đổi, lưu

thông với môi trường bên ngoài và bên trong, tức là đóng, thì sẽ không phát triển được. Tính duy lý, dân chủ, đồng thuận, bài trừ sự cấm kỵ phi lý, thần bí, chống lại chủnghĩa quyền uy, chuyên chế, độc tài là những nguyên tắc rất

căn bản của mô hình xã hội văn minh mà nhân loại đang vươn tới.

Các tác phẩm chủ yếu thể hiện quan điểm triết học về khoa học của Karl Popper gồm có:

1) “Lôgic của phát minh khoa học” [46]. Cuốn sách được ông viết bằng tiếng Đức có tựa đề Logik der Forschung – xuất bản lần đầu tại Nhà xuất bản Julius Springer Verlag, Vienna, 1934 – sau đó được chính tác giả

dịch sang tiếng Anh dưới tựa đề The Lôgic of Scientific Discovery – Nxb Hutchinson, London, 1959. Theo K. Popper, khoa học là cái gì có thể kiểm chứng được, bằng quan sát, dữ liệu, nhưng kiểm chứng không phải là chứng minh sự chân thật (justification) như quan điểm của chủ nghĩa thực chứng

lôgic nhóm Viên, mà là chứng nghiệm sự giả dối, sai lầm (falsification).

Những gì không thể kiểm chứng được một cách lôgic là siêu hình học hay

“nguỵ khoa học”. K. Popper đã đưa ra quan điểm mới tốt hơn triết lý thực chứng lôgic. Theo ông, để phân biệt “khoa học thật” sự với “ngụy khoa học”

và siêu hình học, ta cần tiêu chuẩn: một lý thuyết chỉ mang tính khoa học khi

nó có thể chứng nghiệm là sai. Đây là nguyên tắc phủ chứng (falsifiability

principle) nổi tiếng của Popper, có nhiều ảnh hưởng vào thập niên 1970. Tuy vậy, theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu, chủ nghĩa phản chứng (falsificationism) của K. Popper có những bất cập nhất định, nhất là với khoa học xã hội, vì tiêu chuẩnấy quá cứng nhắc, áp dụng nó một cách rạch ròi thì ngay cả thuyết tiến hoá của Darwin cũng khôngphải là khoa học.

2) “Phỏng định và Bác bỏ: Sự tăng trưởng của tri thức khoa học”

được xuất bản lần đầu năm 1963, do Nxb Routledge & Kegan Paul. Đây là tác phẩm được viết bằng tiếng Anh, thể hiện quan điểm của Karl Popper về

hai quá trình chủ yếu của hoạt động nghiên cứu khoa học, theo ông, một là, quá trình hình thành các phỏng định, dự đoán, giả thuyết và hai là, quá trình kiểm nghiệm đểbác bỏ.

3)Tri thức khách quan: Một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa”

(Objective Knowledge: An evolutionary Approach) [50]. Cuốn sách là tập hợp 9 bài viết và tham luận quan trọng của ông do chính ông chủbiên và xuất bản lần đầu do Nxb Oxford University Press, 1972, dưới nhan đề “Objective Knowledge: An Evolutionary Approach”. Sách này được Chu Lan Đình dịch do Nxb Tri thức, Hà Nội, xuất bản năm 2012 [34]. Tác phẩm Tri thức khách quan là một trong những tác phẩm mang nội dung triết học về khoa học của Karl Popper. Theo ông, vấn đề cơ bản của triết học khoa học là vấn đề phân ranh – phân biệt giữa đâu là khoa học và phi khoa học – và vấn đề tính khả

kiểm sai hay tính có thể bác bỏ được. Tư tưởng của Karl Popper ngày nay cũng đã bị vượt qua bởi những lý thuyết mới (đúng như những gì lý thuyết của ông nêu ra) nhưng những ý tưởng và cảm hứng từ ông vẫn còn nguyên vẹn trong nền triết học thế giới. Tác phẩm “Tri thức khách quan” dễ dàng giúp ta cảm nhận sự sôi động của triết học phương Tây suốt thế kỷ XX mà

Karl Popper đã đứng giữa bao dòng triết học, tận tình đưa ta những kiến giải

đầy sáng suốt và quý giá.

Các tác phẩm này đã tạo điều kiện để ông phát triển một ngành triết học mới: triết học khoa học và ông đã được thừa nhận rộng rãi như một nhà triết học khoa học lớn của thếkỷXX.

Ngoài ra, còn một tác phẩm khác cũng quan trọng cho việc nghiên cứu về Karl Popper. Đó là tác phẩm “Unended Quest: An Intellectual Autobiography (Sự sưu tầm chưa kết thúc: Một tự tiểu sử của người tri thức)

[45]. Tác phẩm này gồm những tư liệu về tiểu sử do chính Karl Popper viết về gia đình mình, về cuộc đời của mình về những bước chuyển trong cuộc sống và quan điểm của ông.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper được hình thành vào cuối những năm 20 đầu những năm 30 với sự ra đời của tác phẩm “Lôgic của phát minh khoa học”.

Tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popperra đời khi nước Áo lâm

vào khó khăn và tình trạng kinh tế khó khăn, ông phải di tản sang nước ngoài. Ông cũng chứng kiến sự tàn bạo của chủ nghĩa phát xít, khuyết tật của mô hình chủnghĩa xã hội ở Liên xô. Đó là những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội làm cho K. Popper không tin vào tương lai tốt đẹp của nhân loại nói chung và phản bác những dự báo của C. Mác về tương lai của xã hội loài

người. Đồng thời, trong thời đại của ông xuất hiện nhiều thành tựu khoa học mới, như thuyết tương đối của Albert Einstein, thuyết bất định trong vật lý

lượng tử và những thành tựu của chủ nghĩa thực chứng mới nhóm Viên. Những thành tựu đó đã tạo điều kiện để ông phát triển một cách tiếp cận mới

cho tư tưởng triết học về khoa học của mình và ông đã được thừa nhận rộng rãi như một nhà triết học khoa học lớn của thế kỷXX.

Ngoài những tác phẩm thể hiện quan điểm chính trị - xã hội của mình,

quan điểm triết học về khoa học của Karl Popper được trình bày trong một loạt các tác phẩm tiêu biểu như: “Lôgic của phát minh khoa học”, “Phỏng

định và Bác bỏ: Sự tăng trưởng của tri thức khoa học”, “Tri thức khách quan: Một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa”. Tất cả những tác phẩm này đã được công bố trên mạng internet và một số tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt là

cơ sở để chúng tôi đi sâu nghiên cứu về tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper.

CHƯƠNG II

MT S NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG TRIT HC V KHOA HC CA KARL POPPER

Triết học về khoa học (Philosophy of science) là một thuật ngữ mới

được đặt ra để chỉ một chuyên ngành mới của triết học. Đó là một lĩnh vực nghiên cứu mới của triết học, đối tượng của nó gồm mấy vấn đề như: bản chất, đối tượng của nghiên cứu khoa học, con đường phát triển của nhận thức khoa học, vấn đề chân lý khoa học và phương pháp kiểm nghiệm tri thức khoa học. Căn cứ vào những nội dung trên của triết học về khoa học và đối chiếu với những kết quả nghiên cứu cụ thể của chính Karl Popper, chúng tôi sẽ lần lượt trình bàycác điểm sau đây:

2.1. VỀVẤN ĐỀPHÂN RANH GIỮA KHOA HỌC VÀ PHI KHOA HỌC

Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, ý thức xã hội được phân ra thành bảy hình thức (thường được dịch là “bảy hình thái ý thức xã hội”), trong đó ý

thức khoa học là một trong bảy hình thức đó. Tuy nhiên, giữa các hình thức của ý thức xã hội có sự xâm nhập, đan xen lẫn nhau, nên triết học Mác-Lênin

không đặt vấn đề vạch ra sự phân định ranh giới một cách rạch ròi giữa chúng.

Tuy nhiên, đối với các nhà triết học về khoa học, vì tuyệt đối hóa vai trò của khoa học nên họ đặt ra vấn đề phân định ranh giới (gọi tắt là phân ranh,

tiếng Anh: demarcation) giữa khoa học và những hình thái khác mà họ gọi là siêu hình học (metaphysics), phi khoa học (non-science), khoa học giả hiệu (pseudo-science). Theo Karl Popper, đây là vấn đề trung tâm của triết học về

khoa học.

“Trước đây tôi đã trình bày và giải quyết vấn đề phân ranh giữa khoa học và phi khoa học (vào mùa đông năm 1919-1920) nhưng lại cho rằng không nhất thiết phải công bố. Mãi đến khi bắt tay vào giải quyết bài toán quy nạp tôi mới phát hiện ra mối liên hệ mật thiết giữa hai vấn đề, và nhận ngay ra tầm quan trọng của vấn đềphân ranh. Tôi bắt tay nghiên cứu bài toán quy nạp vào năm 1923 và tìm được lời giải vào năm 1927.

[34, tr.21].

Trong tác phẩm “Phỏng định và bác bỏ”, K. Popper viết:

“Đó là vấn đề vạch ra một đường ranh (…) giữa các phát biểu, hay hệ

thống các phát biểu, của các khoa học kinh nghiệm (empirical sciences) so với tất cả những phát biểu khác, dù đó những những phát biểu có tính chất tôn giáo hay siêu hình học, hay đơn giản là khoa học giả hiệu (pseudo-scientific). Nhiều năm sau, chắc là vào khoảng năm 1928 hay

1929, tôi gọi vấn đề này của tôi là vấn đề phân ranh (problem of demarcation) [49, tr.51].

Trên cơ sở nghiên cứu kỹ quan điểm của các nhà thực chứng lôgic, nhất

là quan điểm của Rudolf Carnap, về vấn đề phân biệt giữa các phát biểu (mệnh đề) khoa học và phi khoa học, Karl Popper luận chiến chống lại quan

điểm của họ. Dựa trên triết học ngôn ngữ và triết học phân tích, các nhà triết học thực chứng lôgic, trong đó có R. Carnap phân tích các mệnh đề lý luận thành hai loại: những mệnh đề có ý nghĩa khoa học và những mệnh đề không có ý nghĩa khoa học. Theo các nhà triết học thực chứng lôgic, căn cứ để phân chia giữa khoa học và không khoa học là khả năng chứng thực (verifiability) bằng quan sát. Nếu một mệnh đề có thể dùng quan sát để kiểm tra được tính chân thực hay giả dối của nó thì đó là một mệnh đề có ý nghĩa khoa học; còn một mệnh đềkhông thể dùng quan sát để biết được đúng hay sai thìđó là một mệnh đềkhông có ý nghĩa khoa học.

K. Popper chỉ ra rằng sự phân biệt giữa mệnh đề khoa học và không khoa học không phải là ở chỗ nó “có ý nghĩa” hay “không có ý nghĩa”. Ông nói:

“Những cố gắng liên tục của Rudolf Carnap nhằm chứng tỏ rằng sự phân

ranh giữa khoa học và siêu hình học là ở chỗ có ý nghĩa hay không có ý

nghĩa (sense or nonsense)đã thất bại. Lý do là quan điểm thực chứng về

ý nghĩa (hay về tính khả thực chứng, hay tính có thể khẳng định bằng

quy nạp, v.v.) là không thích hợp với việc phân ranh – đơn giản bởi vì siêu hình học không nhấtthiếtphải là vô nghĩa, mặc dù nó không phảilà khoa học”. Theo Popper, tiêu chuẩn “tính vô nghĩa” (meaninglessness) là

“vừa quá hẹp, vừa quá rộng”; nó “có khuynh hướng loại bỏ các lý thuyết

khoa học vì coi là không có ý nghĩa” (không thể chứng thực bằng quan

sát, ví dụ như thuyết nguyên tử), nhưng lại “không đủ sức loại bỏ một

phần của siêu hình học được gọi là ‘thần học duy lý’ (rational theology)”

[49, tr.342].

Trên cơ sở phản bác quan điểm của chủ nghĩa thực chứng lôgic, Karl

Popper đưa ra tiêu chuẩn riêng của mình. Theo ông, để phân biệt một phát

biểu (một mệnh đề) hay một lý thuyết là khoa học hay không khoa học không phải ở chỗ “khả năng chứng thực” (khả năng chứng minh sự chân thực, hay

tính khả thực chứngverifiability), mà ở “khả năng chứng sai” (khả năng

chứng tỏ sự giả dối, khả năng bị bác bỏ, hay tính khả phủ chứng –

falsifiability hay refutability).

Trong tác phẩm “Phỏng định và bác bỏ”, K. Popper viết:

“Tiêu chuẩn tính khả phủ chứng (falsifiability) là giải pháp cho vấn đề

phân ranh, vì nó nói rằng những phát biểu (statements) hay những hệ

năng xung đột với những quan sát có thể có hay có thể tiến hành được”

[49, tr.51].

Điều này có nghĩa là những phát biểu đó phải có khả năng bị bác bỏ

bằng quan sát. Cũng trong tác phẩm này, ông nhắc lại: “Khả năng bị bác bỏ

(refutabulity) hay khả năng bị phủ chứng (falsifiability) của một hệ thống lý

thuyết phải được lấy làm tiêu chuẩn của sự phân ranh” [49, tr.345].

Như vậy, triết học về khoa học của Karl Popper có điểm giống với chủ

nghĩa thực chứng lôgic, là những phát biểu hay lý thuyết đượccoi là khoa học

phải có khả năng kiểm nghiệm bằng quan sát. Tuy nhiên, đối với chủ nghĩa

thực chứng lôgic, khả năng kiểm nghiệm là khả năng chứng thực (chứng

minh sự chân thực bằng quan sát); còn đối với Popper, khả năng kiểm nghiệm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng triết học về khoa học của karl popper trong một số tác phẩm (Trang 35 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)