Về phương pháp kiểm nghiệm một lý thuyết khoah ọc – nguyên tắc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng triết học về khoa học của karl popper trong một số tác phẩm (Trang 63 - 68)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.5.2. Về phương pháp kiểm nghiệm một lý thuyết khoah ọc – nguyên tắc

Theo quan điểm Karl Popper, bằng lôgic diễn dịch hoặc nhiều khi bằng trực giác khoa học mà hình thành nên những dự kiến, tiên đoán, phỏng

định…..sau đó bằng nhiều con đường đểkiểm nghiệm những giảthuyết đó.

Theo Popper có 4 cách kiểm nghiệm:

“Thứnhất, đó là cách sosánh về mặt lôgic giữa những kết luận với nhau, nhờ đó mà tính nhất quán của hệ thống được kiểm tra. Thứ hai, đó là sự

nghiên cứu hình thức lôgic của lý thuyết, với mục đích xác định xem nó có tính chất của một lý thuyết kinh nghiệm hay một lý thuyết khoa học hoặc chẳng hạn, một lý thuyết thừa lặp vô dụng. Ba là, đó là sự so sánh với các lý thuyết khác, chủyếu với mục đích xác định xem lý thuyết này có bao hàm sự phát triển đi lên vềmặt khoa học có thể đứng vững trước nhiều sự kiểm nghiệm khác nhau của chúng ta. Và cuối cùng, đó là sự

kiểm nghiệm lý thuyết bằng con đường áp dụng trong kinh nghiệm thực tế những kết luận có thể có xuất phát từlý thuyết đó”[46, tr.9].

Thật ra, cách nói trên của Popper có thể quy về hai con đường kiểm nghiệm một lý thuyết khoa học: 1) bằng lý luận (dựa trên tiêu chuẩn lôgic, hoặc so sánh với các lý thuyết đã có) và 2) bằng kinh nghiệm (quan sát, thực tiễn). Tuy nhiên, việc kiểm nghiệm theo Popper không phải để chứng minh cho sự đúng đắn, mà là tìm ra sai lầm để bác bỏ. Ông nói: “Một sự kiểm nghiệm chân chính đối với một lý thuyết là một cố gắng phủ chứng nó (falsify), hoặc bác bỏ (refute) nó. Tính có thể kiểm nghiệm tức là tính có thể

phủchứng được (Testability is falsifiability)”[49, tr.48].

Ông bác bỏ nguyên tắc và phương pháp thực chứng (verification:

chứng thực, kiểm chứng, tức chứng minh sự chân thực) của chủ nghĩa kinh

nghiệm lôgic: phân tích một lý thuyết thành những phán đoán sơ đẳng nhất (mệnh đề nguyên tử), sau đó bằng quan sát, thực nghiệm để kiểm tra từng

phán đoán; nếu tất cả các phán đoán này là chân thực thì bằng phương pháp

quy nạp suy ra toàn bộlý thuyết là chân thực. Karl Popper nói:

“Tôi không bao giờ cho rằng chúng ta có thể đi từ tính chân thực của những phán đoán đơn nhất để lập luận về tính chân thực của những lý thuyết. Tôi không bao giờ cho rằng do những kết luận của nó đã được chứng thực mà một lý thuyết có thể được chứng minh là chân thực hay thậm chí chỉ có tính xác suất”[46, tr.10].

Theo Popper:

“Những phỏng đoán này được kiểm soát bằng sự phê phán; nghĩa là bằng những cố gắng bác bỏ (attempted refutatinons), trong đó có những thử nghiệm nghiêm ngặt (severely critical tets)”[49, tr.11]. “Những quan sát và thực nghiệm lặp đi lặp lại có chức năng đối với khoa học như là sự

kiểm nghiệm những phỏng định hay giả thuyết của chúng ta, nghĩa là để

bác bỏchúng một cách có chủ định”[49, tr.72].

Kết quả của kiểm nghiệm là sự bác bỏmột lý thuyết. Còn nếu lý thuyết

đó qua được sự kiểm tra thì có thể tạm thời được chấp nhận, nhưng không

phải là đã được chứng thực, vì nó có thể bị bác bỏbất cứ lúc nào trong những kiểm nghiệm vềsau. Ông nói:

“Nếu sự quan sát chứng tỏ rằng hệ quả hoàn toàn không có thì như vậy lý thuyết đơn giản đã bị bác bỏ”[49, tr.47]. Nhưng “cần phải lưu ý rằng một xác nhận khẳng định chỉ có thể tạm thời ủng hộ một lý thuyết,

nhưng những xác nhận phủ định chỉ có thể tạm thời ủng hộ một lý thuyết, nhưng những xác nhận phủ định về sau lúc nào cũng có thểlật đổ

nó. Chừng nào mà lý thuyết cònđứng vững trước những kiểm nghiệm cụ

thể và nghiêm ngặt và chưa bị thay thế bằng một lý thuyết khác trong tiến trình khoa học, chúng ta có thể nói nó đã chứng tỏ được dũng khí

của mình” (it has proved its mettle), hay là nó đã được kiểm nghiệm (it is corroborated) bằng kinh nghiệm đã qua.”[46, tr.10]

Trên cơ sở lập luận như vậy, Karl Popper bác bỏnguyên tắc lý do đầy

đủ (suffcient reason) của lôgic học, vì theo ông không bao giờ có thể tìm

được đầy đủ lý do đểchứng thực một lý thuyết. Nhưng việc bác bỏ nó thì lại là một thủtục đơn giản hơn nhiều.

Khoa học, trong giai đoạn đầu, được xây dựng trên cơ sở của thuyết quy nạp. Theo đó, khoa học bắt đầu từviệc tích lũy các quan sát riêng lẻ, khi sốlần

quan sát các hiện tượng lặp đi lặp lại đủ lớn, có thể rút ra một quy luật khách quan chung (ví dụquan sát 1000 lần việc thả quả táo xuống thì quả táo rơi, từ đó ta có thể rút ra một quy luật vật lý nào đó); hay nói cách khác là từ kinh nghiệm nâng lên lý luận. Sau này thuyết quy nạp được phát triển một bước cao

hơn thành thuyết kinh nghiệm lôgic của trường phái Viên. Nhưng theo Popper, thuyết này có rất nhiều nhược điểm như:

- Không có gì đảm bảo các quan sát trong tương lai có thể lặp lại hoàn toàn giống với các quan sát trong quá khứ.

- Các kinh nghiệm chỉ cho ta thấy thứ tự trước sau của các hiện tượng, chứ không đủ để đưa ra một mối quan hệ nhân quảgiữa các hiện tượng.

Người đầu tiên công kích mạnh mẽ thuyết quy nạp, làm lung lay toàn bộ

nền tảng của khoa học là David Hume. Nhưng ông giải quyết bài toán quy nạp bằng cách biện minh cho quy nạp là một“tập quán tâm lý”chứ không phải vấn đề lôgic hay nhận thức. Từ gợi ý của Hume, Popper tiến tới một phủ định triệt để bài toán quy nạp truyền thống và tiến đến việc xây dựng khái niệm“kiểm sai”. Quan điểm của ông như sau:

(P1) Giả thuyết tồn tại trước quan sát. Khi đã phỏng đoán ra giả thuyết, các nhà khoa học tiến hành quan sát đểtrắc nghiệm lại giảthuyết đó.

(P2) Một giả thuyết chỉ đứng vững khi người ta chưa tìm được các quan

sát đi ngược lại nó.

(P3) Khi tìm được các quan sát chứng tỏ giả thuyết là sai, thì giả thuyết

đó bịbác bỏ, từ đó một giảthuyết mới được sinh ra.

Nhờ vào phép kiểm sai, Popper đã phủ định mối liên hệ giữa phép quy nạp và khoa học, chỉ ra tiêu chuẩn của khoa học là “kiểm sai”; vì giả thuyết khoa học không thểkiểm đúng, nhưng có thểkiểm sai.

Từ quan điểm này, Popper đặt ra tiêu chuẩn phân ranh giữa khoa học và phi khoa học hay trả lời câu hỏi: “Khoa học là gì?”. Ông cho rằng mọi lý

thuyết (khoa học) đều là các giả thuyết, tất cả đều có khả năng bị đổ. Vì thế

linh hồn của khoa học là sự phê phán không biện minh; trái với tôn giáo hay siêu hình học - nơi các “chân lý” được miễn nhiễm với các phê phán hay không thể được trắc nghiệm để kiểm chứng tính đúng sai. Đó cũng chính động lực phát triển của khoa học.

Popper xuất phát từ việc phê phán quan điểm duy nghiệm, theo ông

trước hết cần đặt lại vấn đề về vị trí của phép quy nạp trong những khám phá hay phát kiến khoa học, K. Popper cho rằng:

“Quy trình phát triển cơ bản của tri thức vẫn là quy trình phỏng định và bác bỏ, vẫn là quy trình loại bỏ những kiến giải không thích nghi; và rồi vì việc loại bỏmột số lượng hữu hạn những kiến giải loạiấy cũng chẳng có thể làm giảm đi lượng vô hạn các kiến giả có khả năng trường tồn

hơn, cho nên cả Einstein lẫn con a-míp đều có thể sai lầm như nhau”[34, tr.353].

Chúng ta luôn có thểthất bại và vấp phải sai lầm; nhưng từsự nhầm lẫn của mình, chúng ta rút ra được những bài học. Ông đề cao tính phê phán các lý thuyết một cách có lý tính:

“Chúng ta không biện minh được cho những lý thuyết của mình, nhưng

chúng ta có thể phê phán chúng một cách có lý tính, và theo lối thăm dò có thể tiếp nhận những lý thuyết tỏ ra đứng vững hơn trước sự phê phán của chúng ta, và những lý thuyết tỏ ra có nhiều năng lực kiến giải hơn

cả.”[34, tr.353].

Ông coi lôgic học như một bộcông cụ đểphê phán và phép phê phán là công cụ dùng để thúc đẩy sự phát triển tri thức:

“Tôi coi lôgic học như một bộ công cụ để phê phán (chứ không phải bộ

công cụ để chứng minh) của chúng ta trong công cuộc truy tìm những lý thuyết đúng và có độ cung cấp thông tin cao – hay ít nhất là tìm kiếm

những lý thuyết mới chứa đựng lượng thông tin lớn hơn, và tương ứng tốt hơn với thực kiện so với những lý thuyết đã cũ. Còn đối với phép phê phán thì tôi xemđó là công cụ dùng để thúc đẩy sự phát triển tri thức của chúng ta vềthếgiới các thực kiện.”[34, tr.418]

Theo ông không có một lý thuyết nào được coi là tuyệt đối chắc chắn bao giờ, mọi lý thuyết qua thời gian đều có thể vấp phải trục trặc: “Không có

một lý thuyết đặc biệt nào lại được coi là tuyệt đối chắc chắn bao giờ: Mọi lý thuyết đều có thể vấp phải trục trặc, trở nên có vấn đề, dù trước mắt nó có

được xác nhận là khả quan đến mấy chăng nữa.”[34, tr.472].

Thông qua sự kiểm sai đối với những giả định thì chúng ta mới thực sự

chạm tay được vào thực tại, vào những lý thuyết đúng: “Chính thông qua sự

kiểm sai đối với những giả định của mình mà chúng ta mới thực sự chạm tay

được vào thực tại”[34, tr.472]

Ông đi đến thống nhất:

“Vậy là ta đã đi đến thống nhất nhìn khoa học như một cuộc phiêu lưu

mạo hiểm của tâm trí con người. Nó bao gồm việc phát minh ra những lý thuyết luôn mới, và rồi nghiên cứu một cách không mệt mỏi khả năng

của chúng trong việc soi tỏnhững gì là kinh nghiệm.”[34, tr.473].

Tóm lại, ông cho rằng khoa học chỉ có thể tiến bộ bằng con đường kiểm sai các lý thuyết: “Khoa học chỉcó thể tiến bộbằng con đường kiểm sai các lý thuyết”[34, tr.474].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng triết học về khoa học của karl popper trong một số tác phẩm (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)