6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.6. VẤN ĐỀ CHÂN LÝ TRONG KHOAH ỌC
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, chân lý là tri thức của con người về thế giới khách quan có nội dung phù hợp với thế giới đó và đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Chân lý có tính khách quan, chân lý có hai mặt: tính tương đối và tính tuyệt đối. Còn Karl Popper tuy thừa nhận chân lý khách quan,
Karl Popper mặc dù thừa nhận mục đích của nhận thức khoa học là đi
tìm chân lý,nhưng ông cũng cho rằng chúng ta không bao giờcó thể đạt được chân lý hoàn toàn. Như vậy, chân lý chỉ là một khái niệm có tính chất định
hướng mà thôi; chúng ta đi tìm nó, nhưng không thể sở hữu được nó. Ông
nói:
“Những cuộc thảo luận trên tinh thần phê phán của chúng ta luôn bị chi phối bởi tư tưởng đi tìm một lý thuyết kiến giải đúng (và mạnh) và chúng ta tiến hành các kiểm nghiệm nhằm tìm ra cái đúng, bằng cách loại bỏ sai lầm”, nhưng ông lại cho rằng “chúng ta phải biện minh cho những ưu tiên lựa chọn của mình bằng cách viện đến ý niệm về chân lý:
chân lý đóng vai trò một ý niệm điều hướng (regulative idea)” [34, tr.58].
Khi nói về chân lý ông đưa ra định nghĩa: “Một phát biểu được coi là
đúng khi và chỉkhi nó tương ứng với các thực kiện” [34, tr.79]. Ông cho rằng chúng ta không thể sở hữu chân lý mà phải tìm kiếm nó, “Ý niệm về chân lý là một ý niệm duy tuyệt đối, nhưng không thể có một yêu sách nào về tính chắc chắn tuyệt đối: chúng ta tìm kiếm chân lý chứ không sở hữu nó” [34, tr.80]. Ông xác định dung lượng chân lý là lớp tất cả các phát biểu đúng suy
ra từ một phát biểu có sẵn và không có tính trùng phức, ông viết:
“Lớp tất cả các phát biểu đúng suy ra từ một phát biểu có sẵn (hoặc thuộc về một hệ diễn dịch có sẵn), và không có tính trùng phức đều có thể được gọi là dung lượng chân lý của nó” [34, tr.81].
Từ cách tiếp cận thiên lôgic học, Popper đặt ra vấn đề rằng nhiệm vụ của khoa học không phải là đạt được chân lý, mà là hướng tới các phỏng định cận chân (gần với chân lý). Ông chỉ ra rằng, những mệnh đề kiểu “Hôm nay nếu không nắng thì mưa” có tính chân thực xác suất là 1 (tuyệt đối đúng); nhưng “dung lượng” nội dung của nó nghèo nàn, chẳng thể phát triển gì thêm được.
Mặt khác, “dung lượng” nội dung của một lý thuyết càng phong phú, thì độ
cận chân của nó càng cao; vì vậy, nội dung và xác suất tỉ lệ thuận với nhau. Mục đích của khoa học là đưa ra các lý thuyết vừa phong phú về nội dung, vừa cận chân. Điều này rất phù hợp với quan điểm về việc các lý thuyết khoa học phải liên tục bị đem ra “kiểm sai” vì nó chỉ cận chân mà thôi.
Với hai lý thuyết A1 và A2, những tiêu chí sau dùng để đo “độcận chân”
là:
- A2 trải qua sựkiểm nghiệm chính xác hơn A1.
- A2 giải thích được nhiều sự thật hơn A1.
- A2 mô tả/giải thích sựthật tường tận hơn A1.
- A2 trải qua được những kiểm nghiệm mà A1 không thể.
- A2 chỉ ra những thực nghiệm mà A1 không nghĩ tới và A2 đã trải sự
kiểm nghiệm của thực nghiệm đó.
- A2 có liên hệ với vấn đềmà A1 cho rằng không có liên hệ.
Như vậy, đối với ông, chân lý chỉlà khái niệm chỉ mục đích nhận thức của chúng ta là tìm ra cái đúng, nhưng không bao giờ có thể đạt được một cách hoàn toàn vì:
“Mọi lý thuyết đều là những giả thuyết; tất cả đều có khả năng bị lật
đổ… Chúng ta không đủ khả năng đưa ra lời biện minh – hoặc tìm ra những lý do đầy đủ - cho những phỏng đoán của chúng ta – điều đó
không có nghĩa là chúng ta chưa bao giờphỏng đoán đúng; hoàn toàn có
thểmột sốgiảthuyết của chúng ta đưa ra là rất đúng” [34, tr.58].
Như vậy, theo Karl Popper, khoa học trên con đường đi tìm chân lý,
TIỂU KẾT CHƯƠNG II
Qua các tác phẩm của mình, đặc biệt là ba tác phẩm “Lôgic của phát minh khoa học”, “Phỏng định và bác bỏ” và “Tri thức khách quan”, K. Popper đã phát triển một cách sâu sắc tư tưởng triết học khoa học của mình.
Tư tưởng triết học khoa học của ông được thể hiện ở các nội dung cơ bản là: vấn đề phân ranh giữa khoa học và phi khoa học; mục đích, nhiệm vụ và bản chất của nhận thức khoa học; tri thức khách quan và ba thếgiới; nguồn gốc và tiến trình của nhận thức khoa học; phương pháp tiến hành và kiểm nghiệm lý thuyết khoa học; vấn đềchân lý khoa học.
Theo ông, tri thức khách quan là đối tượng hay mục đích của nhận thức khoa học. Ông xác định tri thức khách quan là kết quả của nhận thức khoa học, nhưng không phụ thuộc vào chủ thể nhận thức. Quan sát không phải là
cái đầu tiên của quá trình nghiên cứu, nhận thức không thể bắt đầu từ con số
không – từ một tấm bảng trắng, cũng không phải từ quan sát. Ông đưa ra
nguyên tắc khả phủchứng thay cho nguyên tắc khả thực chứng của chủnghĩa
thực chứng lôgic. K. Popper cho rằng những phỏng đoán này được kiểm soát bằng sự phê phán, kết quả của kiểm nghiệm là sự bác bỏ một lý thuyết. Ông bác bỏnguyên tắc lý do đầy đủcủa lôgic khoa học, vì theo ông không bao giờ
có thể tìm được đầy đủ lý do đểchứng thực một lý thuyết, nhưng việc bác bỏ
nó thì lại là một thủtục đơn giản hơn nhiều.
Những phân tích và phê phán của K. Popper vừa có những đóng góp
nhất định nhưng cũng có những hạn chế của nó. Những đóng góp và hạn chế
CHƯƠNG III
NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ KHOA HỌC CỦA KARL POPER
Karl Popper được đánh giá “là một trong những nhà triết học khoa học lớn nhất của thế kỷ XX”. Đúng như nhận xét sau đây của Bách khoa triết học
Stanford: “Ông được Bertrand Russell tán dương”. Ông đã “dạy những người học trò như Imre Lakatos, Paul Feyerabend và nhà tỷ phú đầy lòng nhân ái sau này là George Soros và nhiều người nổi tiếng khác” [53]. Ông được Nhà xuất bảnThe Open Court Publishing Copany dành hai tập sách để giới thiệu.
Ông được Nữ hoàng Anh Elizabeth II phong tước Hiệp sĩ (Knight), được bầu vào Hội Hoàng gia (The Royal Association),được tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý của nhà nước và các tổ chức khoa học ở Áo, Đức, Mỹ, Tiệp, Đan Mạch, Nhật, v.v., và nhiều tổchức quốc tế khác.
Triết học về khoa học của Karl Popper tuy có những đóng góp to lớn không thể chối cãiđược,nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề tranh luận và nhiều hạn chế có thể thấy rõ.
3.1. NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ KHOA HỌC CỦA KARL POPPER
Karl Popper cùng với Thomas S.Kuhn (1922 – 1996) và Imre Lakatos (1922 – 1974) là những đại biểu xuất sắc của một trào lưu mới: triết học về
khoa học. Là một trong những nhà triết học khoa học lớn của thế kỷ XX, Karl Popper đã để lại nhiều tư tưởng có giá trị, có nhiều đóng góp quan trọng đối
với sự phát triển khoa học, cũng như sự phát triển của triết học.
Một là, Karl Popper tin tưởng và sự phát triển đi lên của tri thức khoa
học và đề cao vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội. Theo ông sự
tri thức khoa học. Ông cho rằng, tiến trình lịch sử nhân loại chịu ảnh hưởng
rất nhiều bởi sự tăng tiến của tri thức nhân loại. Những phát minh khoa học
mới sẽ tạo ra những bước nhảy trong sự phát triển của xã hội. Theo ông, sở dĩ
hiện nay chúng ta không thể tiên đoán chính xác về sự phát triển của xã hội tương lai là vì chúng ta chưa biết được về những phát minh khoa học mới sẽ làm thay đổi quan hệ xã hội trong tương lai. KarlPopper đưa ra một giả định
khá thú vị về vai trò của tri thức khoa học. Ông nói, nếu như một ngày kia, mọi máy móc, kỹ thuật, các thiết chế xã hội… bị phá huỷ hết mà vẫn giữ được tri thức khoa học thì“Chắc chắn sau khi phải vượt qua nhiều gian truân,
thế giới của chúngta lại sẽhồi sinh”[34, tr. 157].
Karl Popper nhấn mạnh, tri thức là cánh cửa mở ra cho sự phát triển xã hội. Khoa học tự nhiên được ông đề cao, đặc biệt là vật lý học và toán học. Ông đã sử dụng vật lý học như một khoa học chủ đạo trong quá trình vận
dụng các phương pháp để chứng minh sự hợp lý, bác bỏ những quan điểm của
chủ nghĩa lịch sử. Ông đề cao vai trò của khoa học thực nghiệm mà vật lý học
là một điển hình.
Hai là, Karl Popper nói về tính khách quan của tri thức khoa học trong tác phẩm “Tri thức khách quan: Một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hoá”. Khẳng định tính khách quan của tri thức khoa học là một đóng góp có tác
dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Tuy nhiên, về vấn đề này, luận
chứng của ông chưa được chặt chẽ, nên chưa có tính thuyết phục cao và gây ra nhiều vấn đề tranh luận. Ông coi “tri thức khách quan” là đối tượng hay
mục đích của nhận thức khoa học. Ông xác định tri thức khách quan là kết
quả của nhận thức khoa học, nhưng không phụ thuộc vào chủ thể nhận thức.
Popper phân biệt hai loại tri thức: 1) Tri thức chủ quan, theo ông là “tri thức
gắn liền với cơ thể”, nghĩa là những tri thức bẩm sinh có tính bản năng, “bao
biến thể của chúng” và 2) Tri thức khách quan, là tri thức khoa học, “bao gồm
nội dung lôgic của những lý thuyết ….”, là “những lý thuyết phỏng định,
những bài toán để ngỏ, những tình huống có vấn đề và những luận cứ”, “những lý thuyết được đăng trên tạp chí, được in thành sách, và được lưu giữ trong các thư viện”, “những nội dung lôgic của sách vở, thư viện, bộ máytính và những thứ đại loại như thể” [34, tr.113,174]. Tri thức khách quan của Karl
Popper thuộc về “thế giới thứ ba”. Theo Popper, “mặc dù thoạt tiên là sản
phẩm của chúng ta, thế giới thứ ba đó lại hoạt động độc lập xét ở góc độ bản
thể luận”. Mọi người đều có thể góp phần làm cho nó phát triển, nhưng không
ai có thể “nắm bắt”, “làm chủ” nó. [34, tr.222-225].
Ba là, Karl Popper đề cao vai trò của phương pháp tư duy phê phán
trong hoạt độngnghiên cứu khoa học.
Karl Popper đặt ra yêu cầu phải thực hiện phương pháp phê phán. Ông nói: “Phương pháp mà tôi ấpủ trong đầu là hãy nêu vấn đề một cách rõ ràng và xem xét những giải pháp khác nhau được đưa ra cho nó một cách có phê phán (critically). Tôi đã gạch dưới những từ “tranh luận bằng lý tính” và
“một cách có phê phán” nhằm để nhấn mạnh rằng tôi đánh đồng giữa quan
điểm lý tính (rational attitude) với thái độ phê phán (critical attitude)” [46, tr.19]. Do vậy, mà phương pháp triết học của ông được gọi là “chủ nghĩa duy lý phê phán” (critical rationalissm).
Phê phán, theo Popper, không chỉ áp dụng đối với tư tưởng của người khác, mà trước hết là đối với tư tưởng của chính mình. Ông nói:“Đối với quá
trình phát triển và hoàn thiện của phương pháp, cũng như bản thân khoa học,
chúng ta chỉ có thể tìm hiểu thông qua phép thử sai, và ta cần đến sự phê phán của những người khác hòng tìm ra những sai lầm của mình; sự phê phán đó
mang ý nghĩa của một sự thay đổi căn bản và mang tính cách mạng” [33, tr.106].
Ông cho rằng mọi lý thuyết (khoa học) đều là các giả thuyết, tất cả đều có khả năng bị đổ. Vì thế linh hồn của khoa học là sự phê phán không biện minh; trái với tôn giáo hay siêu hình học -nơi các “chân lý” được miễn nhiễm với các phê phán hay không thể được trắc nghiệm để kiểm chứng tính đúng sai. Đó cũng chính động lực phát triển của khoa học.
Tư tưởng này của Karl Popper có tác dụng góp phần nâng cao hiệu quả
trong nghiên cứu khoa học về lịch sử. Đặc biệt hiện nay, có nhiều trào lưu
triết học mới ra đời; việc nghiên cứu, tiếp cận trên tinh thần có phê phán là nhiệm vụ quan trọng của những người làm công tác nghiên cứu triết học. Phải
thấy được tính tích cực và những hạn chế của các luận thuyết mà có những quan điểm, biện pháp kế thừa phù hợp, thực hiện có hiệu quả các mục đích
nghiên cứu. Bên cạnh đó, ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu phương pháp
phê phán của K. Popper đối với chủ nghĩa lịch sử là việc làm cần thiết đối với
các nhà nghiên cứu lý luận. Qua cách thức K. Popper phê phán chủ nghĩa lịch
sử, người nghiên cứu phải tìm ra cách thức chứng minh tính hợp lý của lý
luận đưa ra, nó đồng nghĩa với việc chúng ta tìm ra một phương pháp mới.
Mặt khác, có thể xem xét và kế thừa các phương pháp có giá trị của K.
Popper vận dụng vào phản biện xã hội, hay phê phán các quan điểm sai lầm,
lệch lạc của các quan điểm phản động, các quan điểm bảo thủ, duy ý chí…Đặc biệt, tinh thần phê phán còn có vai trò quan trọng trong củng cố và xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh. Hồ Chí Minh đã cho rằng tự
phê bình và phê bình là thuốc chữa bệnh, là vũ khí trừ kẻ địch bên trong.
Bốn là, Karl Popper đề cao vai trò của kiểm nghiệm tri thức lý luận một
cách khắc khe, chặt chẽ, chống lại thái độ chấp nhận một chiều, thiếu phê
lưu chủ nghĩa thực chứng hoặc chủ nghĩa hậu thực chứng.K. Popper cho rằng
tất cả những lý thuyết khoa học để được xem là khoa học thực sự thì tất cả
những lý thuyết ấy theo ông thì phải trải qua một quá trình thử thách gian nan.
Chúng ta phải tiến hành kiểm nghiệm chúng cho đến khi nào không còn đủ
sức để làm việc ấy nữa, phải luôn luôn tiến hành công việc chỉ ra những sai
lầm của nó cho đến khi không tìm thấy một sai lầm nào nữa. Chính quá trình
ấy, những lý thuyết được xem là khoa học thực thụ thì phải luôn đứng vững, trước những thử thách khắt khe đó. Những lý thuyết không đứng vững được
thì khôngđược chấp nhận và nhất thiết phải bị loại bỏ.Ông nói:
“Kết quả của các phép trắc nghiệm là sự chọn lọc các giả thuyết đứng
vững được trước các thử thách, hoặc việc loại trừ các giả thuyết không đứng vững, và do đó cần vứt bỏ”, “cho nên phải hết sức trắc nghiệm
chúng càng nghiêm ngặt càng tốt… chỉ khi không còn kiểm sai được
chúng nữa, dù đã nỗlực tối đa thì ta mới có quyền nói là chúng đứng
vững trước những phép trắc nghiệm nghiêm ngặt”[32, tr.227-228]. Ông bác bỏ quan niệm cho rằng không thể tiến hành kiểm nghiệm trong
nghiên cứu về xã hội. Ông nói: “Định kiến rất phổ biến này khiến mọi người
tin rằng khả năng thực hiện thành công “những thực nghiệm xã hội” trong địa
hạt xã hội của chúng ta là rất hiếm hoi, và cho rằng, để tổng kết những thành quả của “những kiểm nghiệm được tiến hành ngẫu nhiên” cho đến nay trong địa hạt xã hội, chúng tabuộc phải quay về với lịch sử[32, tr.151].
Theo Karl Popper, mọi lý thuyết chỉ là những giả thuyết chưa thể biết đúng sai và cần phải qua kiểm nghiệm. Ông nói:
“Mọi lý thuyết đều chỉ là những phép thử, đó là những giả thuyết thăm