Về tiến trình của nhận thức khoah ọc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng triết học về khoa học của karl popper trong một số tác phẩm (Trang 56 - 61)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.2. Về tiến trình của nhận thức khoah ọc

Karl Popper khái quát sự tăng trưởng của tri thức khoa học (rộng hơn là

Một là, Khoa học bắt đầu từ các “vấn đề” (problem). Nhà khoa học phải suy nghĩ, tìm hiểu vấnđề đó. Đây làbước đầu tiên: đặt vấn đề.

Ông nói: “Chúng ta không bắt đầu bằng quan sát mà bao giờ cũng bắt

đầu bằng các vấn đề - hoặc các vấn đề thực tiễn, hoặc một lý thuyết đang vấp phải những trở ngại” [34, tr. 345].

Hai là, Nhà khoa học đưa ra những phỏng định (giả định, giả thuyết) có thể giải quyết được vấnđề đó. Đây là bước thứ hai, đưa ra một giảthyết thăm

dò.

Ba là, Các giả thuyết, giả định khác nhau được đưa ra; tiếp thu và cạnh tranh với nhau, trải qua sự kiểm nghiệm nghiêm ngặt của quan sát và thực nghiệm, dần dần loại bỏ các sai lầm. Đây là bước thứ ba: loại bỏ sai lầm

trong các giả thuyết đưa ra.

Bốn là, Một vấn đềmới được đưa ra(quay lại bước 1).

Bốn bước trên sẽ được lặp đi lặp lại đến vô cùng, mà nhờ đó khoa học phát triển không ngừng.

Karl Popper diễn đạt tiến trình của khoa học bằng một công thức được ông nhắc lại nhiều lần nhưsau:

P1→ TT → EE→ P2[34, tr. 171, 173, 203, 229, 379].Trong đó:

- P1 (Problem 1) là vấnđề đầu tiên được phát hiện ralàm điểm xuất phát của quá trình nghiên cứu.

- TT (Tentative Theory: Lý thuyết thăm dò) là việc giải quyết vấn đề đặt ra bằng cách đưa ranhững phỏng định, giảthuyết.

- EE (Error Elimination: loại bỏ sai lầm) là quá trình loại bỏ sai lầm của những giả thuyết bằng việc kiểm chứng chúng.

- P2 (Problem 2): Vấn đề mới nảy sinh sau khi giả thuyết bị bác bỏ.[34, tr. 171]

Quá trình nghiên cứu quay lại bước đầu với một chu kỳmới cao hơn đến vô tận, trong đó quá trình nhận thức khoa học là quá trình đặt ra vấn đề, đưa

ra giả thuyết và bác bỏ sai lầm, nhưng không bao giờcó thể đạt được chân lý hoàn toàn.

Mô hình này dễ làm ta liên tưởng đến thuyết tiến hóa của Darwin, trong

đó, sự cạnh tranh đa dạng, được kiểm nghiệm bằng thực tế, và rồi nảy sinh một loài mới. Chính vì thế, sự tăng trưởng của tri thức như là sự tiến hóa của tri thức.

Ông khẳng định:

“Vấn đề trung tâm của nhận thức luận luôn luôn đã và sẽ còn là vấn đề

về sự tăng tiến của tri thức. Và vấn đề sự tăng tiến của tri thức có thể được nghiên cứu một cách tốt nhất bằng việc nghiên cứu sự tăng tiến của tri thức khoa học”[46, tr.21]. “Bài toán cơ bản mà lý thuyết về tri thức

đặt ra là phải làm rõ và nghiên cứu quá trình cho phép các lý thuyết của chúng ta có thể phát triển hay tiến bộ, đó là yêu sách của chúng taở đây”

[34, tr.65].

Karl Popper cho rằng sự tăng trưởng của tri thức nhờ vào phê phán và hoạt động phát minh:

“Tôi nhận thấy khoa học là một trong những sáng tạo vĩ đại nhất của tâm

trí con người. Nó là một bước chuyển tương đương với sự nổi hiện của ngôn ngữ mô tả và ngôn ngữ luận giải, hay với việc phát minh ra chữ

viết. Nó là một bước chuyển mà thông qua đó những huyền thoại mang tính kiến giải được phơi bày dưới ánh sáng của phép phê phán có ý thức và nhất quán, và bước chuyển này đặt chúng ta trước sự thách thức phải tạo ra những huyền thoại mới (Nó tương đương với bước chuyển mang tính phỏng định diễn ra vào thưở hồng hoang trong những ngày đầu tiên xuất hiện sự sống, khi những loại hình đột biến trở thành đối tượng của

tiến hoá thông qua sự loại trừ). Rất lâu trước khi xuất hiện phép phê phán, tri thức đã vẫn tăng trưởng – đó là loại tri thức nằm sẵn trong mã di truyền. Ngôn ngữ cho phép người ta sáng tạo và thay đổi những huyền thoại mang tính kiến giải, điều này sau đó còn được chữ viết hỗ trợ.

Nhưng duy chỉ với khoa học thì việc loại bỏ sai lầm thông qua những cuộc chiến tàn bạo vì cuộc sống, mới được thay thế bằng phép phê phán có lý tính và phi bạo lực, và chỉ khi khoa học mới cho phép chúng ta thay thế sự giết chóc (thế giới 1) và sự đe doạ (thế giới 2) bằng những luận cứ phi nhân cách của thế giới 3”. [34, tr.126-127]

Ngay từ giai đoạn đầu, Popper đã luôn phê phán một cách mạnh mẽ chủ

nghĩa duy tâm (và những thuyết tương tự như chủ nghĩa kinh nghiệm lôgic; thuyết “nhất nguyên luận trung lập”, v,v.). Từ những năm 50, cùng với sự tan rã của chủ nghĩa kinh nghiệm lôgic, là sự nổi lên của vật lý lượng tử - trong thế giới vi mô, các định luật, công thức vật lý chỉ mang “tính ước đoán”; “dùng để thao tác”; đã khiến cho các triết gia và các nhà khoa học nghi ngờ

chủnghĩa duy thực, quay về với chủnghĩa duy tâm chủ quan. Trong bối cảnh

đó, Popper kiên quyết đứng trên quan điểm thực tại luận để xác lập kiến giải cho những biến đổi mới của triết học khoa học.

Karl Popper cho rằng con đường tăng trưởng của tri thức làcon đường đi

từ những vấn đề cũ đến những vấn đề mới, thông qua những phỏng định và những sựbác bỏ:

“Con đường tăng trưởng tri thức là con đường đi từnhững vấn đề cũ đến những vấn đề mới, thông qua những phỏng định và những sự bác bỏ”[34, tr.345]

Theo K. Popper, sự tăng tiến của tri thức chủ yếu là do sự sửa đổi những tri thức đã có trước đây. Trong tác phẩm Phỏng định và bác bỏ, K.Popper

“Nhận thức không thể bắt đầu từ con số không – từ một tấm bảng trắng (tabula rasa), cũng không phải từ quan sát. Sự tăng tiến của tri thức chủ

yếu là do sựsửa đổi những tri thức đã có trước đây”[49, tr.36-37].

Trong tác phẩm Tri thức khách quan, K. Popper khẳng định mọi sự tăng trưởng của tri thức đều là sự cải thiện một tri thức đang có:

“Mọi sự tăng trưởng của tri thức đều là sự cải thiện một tri thức đang có; nó được biến đổi với hy vọng tiếp cận gần hơn với chân lý”[34, tr.110]. Ông đứng trên lập trường bất khả tri và bày tỏsự nghi ngờ đối với mọi lý thuyết:

“Chúng ta không nên đặt niềm tin vào bất cứ lý thuyết nào, bởi không một ai chứng tỏ và có thể chứng tỏ được lý thuyết nào là đúng cả” [34, tr.47].

Kết quả của quá trình nhận thức khoa học theo quan điểm Karl Popper không bao giờ có thể đạt được cái tuyệt đối (như tinh thần tuyệt đối của Hêghen), mà là sự loại bỏ sai lầm của một giả thuyết (hay một lý thuyết giả định có tính thăm dò)đểthay thế bằng một giả thuyết mới đúng hơn, có nhiều yếu tố chân lý hơn, nhưng không bao giờ có thể đạt được chân lý hoàn toàn. Thật ra, theo quan điểm nhận thức luận Mác – Lênin, nhận thức cũng chỉ

ngày càng tiệm cận đến chân lý tuyệt đối, nhưng không bao giờ có thể đạt

được chân lý tuyệt đối hoàn toàn. Điểm mới của K. Popper là ông nhấn mạnh sự bác bỏ (refutation), sự loại bỏ sai lầm (error elimination) thay cho sự

chứng thực (chứng minh sự đúng đắn). Theo ông lý thuyết luôn đi trước dữ

kiện, các giả thuyết luôn đi trước và soi đường cho quan sát. Trong tự nhiên cũng vậy, khi thay đổi, những cơ thể sống sáng tạo ra những lý thuyết mới về

thế giới, những giả thuyết mới mà Popper gọi là những trông chờ, giống với những lý thuyết khoa học; những lý thuyết được giữ lại là những lý thuyết phù hợp với thực tại của môi trường, những lý thuyết không bị thực nghiệm

hoặc bị bác bỏ khi đối mặt với môi trường. Ví dụ, bằng cách tăng tốc độ di chuyển và khả năng ứng phó với nguy hiểm, những con linh dương đã lý thuyết hoá nhu cầu chạy thoát những con vật đang săn đuổi chúng. Nói một cách giản lược, tổ tiên của những con linh dương ngày nay đã có thể chạy

nhanh đủ để thoát khỏi móng vuốt sư tử. Tất nhiên chúng không làm điều này một cách ý thức. Thông qua những biến đổi và đột biến mang tính di truyền,

cơ thể sống thử các cách thích nghi khác nhau với môi trường, thử đưa ra các

giải pháp khác nhau, rồi những phép thử đó lại làm nảy sinh những vấn đề

mới, trong một quá trình tự hoàn thiện mà Popper lý giải bằng một giả thuyết

trên quan điểm nhị nguyên di truyền (genetical dualism). Chọn lọc tự nhiên của Darwin và chọn lọc các giả thuyết giống nhau ở chỗ cả hai đều dẫn tới việc loại trừsai lầm. K. Popper cho rằng:

“Sự khác biệt cơ bản giữa Einstein và một con a-míp là ở chỗ Einstein luôn cố gắng loại bỏ sai lầm một cách có ý thức. Ông tìm cách khai tử

những lý thuyết của mình: ông phê phán các lý thuyết ấy một cách có ý thức, do vậy ông trình bày chúng một cách chuẩn xác chứ không phải một cách mơ hồ. Trong khi đó thì a-míp không thể có thái độ phê phán

đối với những trông chờ mang tính giả thuyết của nó; nó không thể có

thái độ phê phán, vì nó không thể đối đầu với các giả thuyết của mình: những giả thuyết này là một bộ phận cấu thành của con a-míp (chỉ có tri thức khách quan mới mang tính phê phán: còn tri thức chủ quan có thể

mang tính phê phán chỉ khi trở nên khách quan mà thôi. Và nó trở nên khách quan khi chúng ta nói ra những điều mình suy nghĩ; và nhất là khi chúng ta viết những điều đó ra giấy, hoặc in chúng ra)”[34, tr.51].

2.5. VỀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH VÀ KIỂM NGHIỆM LÝTHUYẾT KHOA HỌC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng triết học về khoa học của karl popper trong một số tác phẩm (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)