6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.2.1. Về ý thức đạo đức
Với tƣ cách là một bộ phận cấu thành của đạo đức xét theo mối quan hệ giữa ý thức và hành động, ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái xúc cảm tâm lý chung của các cộng đồng ngƣời về các giá trị thiện, ác, lƣơng tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng... và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội.
Thanh niên là lứa tuổi mà quá trình cảm giác, tri giác, chú ý, ghi nhớ đã hoàn thiện và có bƣớc phát triển về chất nên thanh niên phản ánh tƣơng đối đúng đắn, chính xác các sự vật và hiện tƣợng của thế giới khách quan. Ngoài ra, năng lực suy nghĩ khá độc lập và sự phong phú về tri thức, thanh niên đã
xác định đƣợc những giới hạn cho hành vi của mình, xác định giá trị đạo đức của hành vi.
Thời gian qua, đƣợc sự quan tâm của các cấp, các ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng, sự chung tay góp sức của mọi thành viên trong xã hội, những giá trị truyền thống của dân tộc đƣợc trân trọng giữ gìn và giáo dục cho thế hệ thanh niên những nét đẹp của truyền thống quí giá ấy. Thông qua các chƣơng trình giáo dục trong cộng đồng; phƣơng tiện thông tin đại chúng với hình thức nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt; chƣơng trình giáo dục của nhà trƣờng ở các cấp học, kỳ học, thanh niên không những tiếp nhận những giá trị đạo đức truyền thống mà còn chuyển hóa đạo đức xã hội thành đạo đức cá nhân, vật chất hóa những tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức, lý tƣởng đạo đức thành những hành vi đạo đức, đồng thời thanh niên chủ động tiếp cận nhiều giá trị đạo đức của xã hội hiện đại bổ sung tính hiện đại vào những giá trị đạo đức truyền thống.
Theo nhƣ báo cáo khoa học đề tài nghiên cứu cấp bộ năm 2009, Mã 192 số: KTN 2009-01, Bộ Khoa học và công nghệ, Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho thấy, các giá trị xã hội tích cực nhƣ sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội (61,6%), có ý chí phấn đấu trong cuộc sống (61,6%), sống trung thực, lành mạnh, có văn hóa (59,2%) tiếp tục đƣợc thanh niên khẳng định; 73,6% thanh niên nhận thức đƣợc trách nhiệm của mình với đất nƣớc và hăng hái tham gia, 76,5% đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân [36;34]. Nhƣ vậy, phần lớn thanh niên nhận biết tầm quan trọng của những chuẩn mực đạo đức, coi trọng những giá trị truyền thống, nhân văn, đồng thời, tiếp cận nhiều giá trị đạo đức của xã hội hiện đại, thiết thực, thực tế hơn.
Đại bộ phận thanh niên Việt Nam nhận thức đƣợc trách nhiệm trƣớc cộng đồng, định hƣớng giá trị đạo đức đúng đắn. Theo kết quả đề tài nghiên cứu: “Sự lựa chọn các giá trị đạo đức - nhân văn trong định hƣớng lối sống
của sinh viên tại một số trƣờng Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh” của Huỳnh Văn Sơn cho thấy giá trị khái quát: tự do, trách nhiệm, hòa bình, bình đẳng, yêu nƣớc, dân chủ, nhân ái, tôn trọng môi trƣờng, hữu nghị, hợp tác; và các giá trị cụ thể nhƣ: hiếu thảo, tự tin, trung thực, tự trọng, chân thành, sáng tạo, tôn trọng ngƣời khác, hết lòng vì công việc, chung thủy, lạc quan, bảo vệ môi trƣờng, không tàn phá thiên nhiên, thích ứng, cần cù, tận tụy trong công việc, đoàn kết, biết ơn, tin cậy nhau, hợp tác tích cực trong công việc, truyền thống dân tộc, can đảm, công tâm, đồng cảm, khoan dung, vị tha, khiêm tốn, vì lợi ích cộng đồng, hy sinh, giản dị đều đƣợc sinh viên đánh giá là rất quan trọng hoặc là quan trọng [ 60;7]. Đó là những mặt tích cực trong ý thức đạo đức của thanh niên hiện nay. Một khi ý thức tốt thì biểu hiện ra bên ngoài bằng những hành vi, hành động mới tốt đẹp đƣợc.
Bên cạnh những biểu hiện tích cực, ý thức đạo đức của thanh niên cũng có những hạn chế nhất định, cụ thể: một bộ phận thanh niên có biểu hiện xa rời đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chạy theo chủ nghĩa cá nhân; sự sùng bái đồng tiền, chạy theo giá trị vật chất, sống thực dụng, ích kỷ đã bắt đầu lan rộng và khá phổ biến trong thanh niên; một số phẩm chất cần thiết trong nền kinh tế thị trƣờng chƣa đƣợc thanh niên nhận thức một cách đầy đủ, cụ thể:
Một bộ phận thanh niên có biểu hiện xa rời đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chạy theo chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng. Những truyền
thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc nhƣ: ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, bao dung, tinh thần đoàn kết, “thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”, “lá lành đùm lá rách” vv... đã đƣợc nghi nhận nhƣ một mô thức lối sống tốt đẹp của dân tộc thì chúng ta cũng phải thừa nhận rằng vẫn hằng tồn tại trong lịch sử dân tộc ta những cá nhân hay nhóm cá nhân sống theo kiểu “đèn nhà ai, nhà ấy rạng”, “mũ ni che tai”, “cháy nhà hàng xóm bình chân nhƣ vại”, hoặc “cha chung
không ai khóc”. Theo nhƣ báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp nhà nƣớc của PGS.TS.Phạm Hồng Tung về “thực trạng và xu hướng biến đổi lối sống
của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” mã số
KX.03.16/06-10 thì số liệu điều tra cho biết vấn đề đƣợc thanh niên ít quan tâm nhất là tôn giáo, tín ngƣỡng (9,9% hoàn toàn không quan tâm, 17,9% cơ bản không quan tâm và 32,3% nửa quan tâm, nửa không, tổng tỷ lệ cả ba mức độ này là 60,1%). Tiếp đến là các vấn đề: an ninh thế giới (48,7%), quyền lực (46,6%), dân chủ (28,7%) pháp luật (25,2%) và môi trƣờng sinh thái (23,6%). Trong khi những vấn đề trên có tỷ lệ thanh niên ít quan tâm hoặc không quan tâm cao nhất thì đối với những vấn đề sau đây tỷ lệ này là nhỏ nhất: gia đình (4,4%), sự nghiệp (5,4%), sức khỏe (5,5%), học vấn (10%), bạn bè (10,2%) và tiền bạc (12,2%). [ 66;323] Từ kết quả khảo sát trên đây, có thể rút ra những nhận xét nhƣ sau: những vấn đề mà thanh niên tỏ ra thờ ơ, ít quan tâm nhất là những vấn đề ít liên quan nhất đến gia đình và cá nhân bản thân họ, nhƣng lại quan trọng nhất đối với các cộng đồng lớn hơn nhƣ xã hội, đất nƣớc, dân tộc và nhân loại. Đồng thời, những vấn đề mà thanh niên tỏ ra quan tâm nhiều hơn, ít thờ ơ nhất là những vấn đề thiết thực, trực tiếp liên quan đến lợi ích của bản thân và gia đình họ. Và theo kết quả điều tra của Huỳnh Văn Sơn ,“Sự lựa chọn các giá trị đạo đức và nhân văn trong định hướng lối sống
của sinh viên”, nhóm giá trị ít đƣợc sinh viên chú ý nhất là nhóm giá trị thể
hiện trong mối quan hệ với cộng đồng. “Nhân ái” chỉ đƣợc sinh viên xếp thứ bảy trong mƣời, giá trị vì lợi ích cộng đồng và “hy sinh vì ngƣời khác”, xếp cuối cùng trong các giá trị cụ thể chứng tỏ lòng yêu thƣơng, ý thức “mình vì mọi ngƣời”, đoàn kết, nhân ái, khoan dung của sinh viên còn thấp [xem bảng
phụ lục 1.1]. Một tỷ lệ khá cao, 31% sinh viên chấp nhận việc hành động mà
không quan tâm xem mình có ảnh hƣởng đến ngƣời khác hay không và có 18% sinh viên chấp nhận đƣa lợi ích cá nhân lên trên hết và không bao giờ
quan tâm đến ai nếu không liên quan đến mình [60; 11].
Điều đó cho thấy cái tôi của thanh niên vẫn còn rất lớn, lợi ích cá nhân rất có thể đƣợc đặt lên trên cả lợi ích chung. Đây là một biểu hiện suy thoái đạo đức truyền thống của dân tộc bởi chủ nghĩa cá nhân đang ảnh hƣởng đến nhân cách của thanh niên hiện nay. Đây là biểu hiện rõ ràng của một xu hƣớng lối sống hiện đại và có tính tích cực là xu hƣớng lối sống thực dụng, thực tế của thanh niên hiện nay. Tuy nhiên, mặt trái của xu hƣớng lối sống này chính là xu hƣớng lối sống ích kỷ, thờ ơ, vô trách nhiệm, vô cảm đối với những vấn đề ít liên quan đến lợi ích trực tiếp của cá nhân thanh niên nhƣng lại rất quan trọng đối với toàn thể cộng đồng, xã hội hay nhân loại.
Đứng trước những khó khăn thách thức của đất nước hiện nay về kinh tế, xã hội và những tiêu cực đang diễn ra, một bộ phận thanh niên có biểu hiện mất phương hướng, giảm sút niềm tin, thậm chí hoài nghi vào chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Có những thanh niên có điều kiện ra nƣớc ngoài học tập,
công tác, nhất là sang Mỹ, khi về nƣớc đã có những thái độ chỉ trích, phê phán chủ quan, phiến diện, thậm chí có thái độ đối lập, nhƣ ca ngợi phƣơng Tây, thần tƣợng hóa nƣớc Mỹ, chỉ trích những khó khăn, yếu kém của đất nƣớc, không những không có thái độ chia sẻ, trách nhiệm mà còn chê bai, lên án… Một số đã quên lãng quá khứ đấu tranh oanh liệt, tinh thần tự tôn dân tộc, lẽ sống cao cả, sẵn sàng hy sinh xƣơng máu mới giành đƣợc độc lập, tự do của các thế hệ cha, anh, sống ích kỷ, không có trách nhiệm. Một bộ phận thanh niên khác thì thờ ơ về chính trị, không tình nghĩa trong mối quan hệ ngƣời với ngƣời, chỉ lo làm ăn kinh tế chạy theo lợi nhuận kể cả bất cứ bằng giá nào, chạy theo lối sống vật chất tầm thƣờng, muốn hƣởng thụ hơn cống hiến, sống thực dụng, buông thả.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu thanh niên cho thấy, 23,2% thanh niên cho rằng có tiền là có tất cả và 32,1% cho rằng tình yêu không nhất thiết
phải đi đến hôn nhân[76,18]. Sự sùng bái đồng tiền, chạy theo giá trị vật chất, sống thực dụng, ích kỷ đã bắt đầu lan rộng và khá phổ biến trong thanh niên.Cho dù mặt trái, mặt tiêu cực đƣợc biểu hiện ra trong xu hƣớng lối sống này chỉ có ảnh hƣởng trong một bộ phận tƣơng đối nhỏ của thanh niên Việt Nam, nhƣng đó là một xu hƣớng lối sống cần phải bị lên án và cần có những giải pháp thực tiễn để ngăn chặn, phòng ngừa một cách hữu hiệu nhất, bởi chính xu hƣớng lối sống bất chấp vì đồng tiền này sẽ dẫn đến xu hƣớng lối sống buông thả bản thân và xu hƣớng lối sống hung bạo, bất chấp kỷ cƣơng, pháp luật. Ý thức tôn trọng pháp luật của thanh niên còn chƣa cao. Theo số liệu điều tra của viện công nhân, công đoàn, chỉ có 22,8% công nhân có ý thức tìm hiểu pháp luật có 57,6% học sinh, có 59,4% sinh viên cảm thấy không dằn vặt ân hận khi bản thân làm sai pháp luật, và có 71,3% học sinh, 75% sinh viên làm ngơ khi thấy ngƣời khác sai luật [67, 294]. Ý thức về tự lập của thanh niên Việt Nam còn chƣa cao làm giảm hiệu quả học tập, chƣa phát huy đƣợc khả năng, hạn chế hiệu quả nền kinh tế. Hằng ngày, ở các tụ điểm nhƣ quán cà phê, quán nhậu, bida thậm chí quán internet…học sinh, sinh viên ngồi nhan nhản và đặc biệt là thái độ rất thản nhiên. Trong khi sinh viên các nƣớc khác nhƣ Nhật, Hàn, Singapore…họ có tính tự lập rất cao. Họ luôn tìm cách tự lao động và tự học, dù bố mẹ họ dƣ dả tiền bạc nhƣng họ cũng không ngửa tay xin mà muốn tự mình lao động kiếm tiền. Tự lập nhƣ vậy nên vài năm sau khi ra trƣờng là họ hoàn toàn “lột xác”. Có tay nghề vững vàng, tự nghiên cứu những vấn đề gai góc. Vì vậy, họ mau chóng thành đạt. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ thanh niên ở nƣớc ta hiện nay quá dựa dẫm vào bố mẹ từ tiền ăn học cho đến chi phí vui chơi. Dựa dẫm mãi thành quen, lúc đi làm rất lúng túng trong công việc cũng nhƣ trong tổ chức cuộc sống của riêng mình.
tích cực vừa còn những tiêu cực, hạn chế nhất định. Mặc dù xu thế tích cực là chủ yếu nhƣng những tiêu cực, hạn chế cũng rất đáng lo ngại nếu không khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm đạo đức ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển đất nƣớc nói chung.