TĂNG CƢỜNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên việt nam hiện nay (Trang 79 - 81)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.4. TĂNG CƢỜNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ

TRƢỜNG

Gia đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho con cái. Trong gia đình nếu cha mẹ giáo dục đạo đức cho con ngay từ nhỏ sẽ giúp cho con hình thành nhân cách tốt và là ngƣời công dân có ý thức tốt, chấp hành đúng những quy tắc đạo đức của xã hội. Nhà trƣờng cũng có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên khi họ còn ngồi trên ghế nhà trƣờng, giúp họ trang bị những kiến thức về cách hành xử, lối ứng xử với bạn bè, với thầy cô, với ngƣời lớn tuổi để có lối ứng xử phù hợp. Ngoài ra, gia đình và nhà trƣờng cần giúp cho học sinh, sinh viên kĩ năng tự giáo dục và rèn luyện đạo đức cá nhân. Tự giáo dục và rèn luyện đạo đức là quá trình mà trong đó thanh niên tự biến đổi, tự thích nghi, tự hoàn thiện, là khả năng biết tự kiềm chế, tự khuôn mình vào những nguyên tắc, chẩn mực đạo đức xã hội để vƣơn tới mẫu nhân cách mà xã hội đặt ra. Để phát huy vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức của thanh niên, trƣớc hết phải giáo dục tính tự giác, tinh thần trách nhiệm cho thanh niên. Tinh thần trách nhiệm là phẩm chất đạo đức cốt lõi giúp thanh niên nâng cao tính tự giác trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức của bản thân. Giáo dục tinh thần trách nhiệm cho thanh niên bao gồm trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Giáo dục trách nhiệm cá nhân giúp cho thanh niên có ý thức rèn luyện, giữ gìn sức khỏe cho bản thân, bồi dƣỡng, phát huy năng lực và rèn luyện phẩm chất đạo đức, giải quyết tốt mối quan hệ tình bạn, tình yêu. Giáo dục trách nhiệm đối với gia đình giúp thanh niên có tình yêu thƣơng và thực hiện bổn phận với ông bà, cha mẹ, anh chị em, với vợ, chồng, con. Giáo dục trách nhiệm đối với đất

nƣớc giúp thanh niên xác định vai trò, sứ mệnh của thanh niên đối với sự phát triển của đất nƣớc hiện nay. Ý thức đƣợc trách nhiệm của mình sẽ là nền tảng giúp thanh niên rèn luyện những phẩm chất khác và “có sức đề kháng” chống lại mặt trái của kinh tế thị trƣờng, không dung thứ lối sống thực dụng, sùng bái vật chất, chạy theo danh vọng, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, dối trá, ích kỷ, nhỏ nhen, ăn bám, đấu tranh, không khoan nhƣợng với cái xấu, cái ác, với các tệ nạn xã hội, xây dựng lối sống lành mạnh, sống có trách nhiệm với chính mình và mọi ngƣời.

Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự giáo dục của thanh niên bằng những hoạt động thực tiễn, thiết thực và hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh. Tự giáo dục, rèn luyện đạo đức đòi hỏi thanh niên phải biết biến những tri thức đạo đức tiếp thu đƣợc từ nhà trƣờng, xã hội thành những hiểu biết của bản thân, thành tình cảm, niềm tin, lý tƣởng đạo đức và đƣợc thể hiện ở hành vi đạo đức của chính mình, đồng thời thanh niên phải có sự tự giác, quyết tâm, ý chí và nghị lực vƣơn lên không ngừng. Tự giáo dục và rèn luyện đạo đức của thanh niên là quá trình khó khăn, nên để cho việc tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức của thanh niên thực sự có hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân họ, rất cần có sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Gia đình, nhà trƣờng và xã hội cần khuyến khích, tạo điều kiện cho thanh niên tự rèn luyện tinh thần trách niệm và các phẩm chất đạo đức khác, thƣờng xuyên tổ chức những hoạt động lao động, thiết thực và hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh giúp thanh niên trải nghiệm biến tri thức đạo đức thành tình cảm đạo đức, ý chí đạo đức làm cho quá trình hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở thanh niên nhanh hơn, sâu sắc hơn, phong phú hơn. Trong điều kiện hiện nay, Đảng cũng có thể phát động “Cuộc vận động rèn luyện những phẩm chất của thời đại”, hoặc vận động mọi ngƣời rèn luyện những phẩm chất cụ thể nhƣ “Tháng trung thực”, “Tháng khoan dung”, “Đạo đức kinh

doanh - điều kiện tồn tại trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại” để tạo dƣ luận xã hội, sự đồng thuận xã hội trong việc giáo dục nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng về đạo đức mới trong điều kiện hiện nay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên việt nam hiện nay (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)