GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC GẮN VỚI GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên việt nam hiện nay (Trang 74 - 76)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.2. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC GẮN VỚI GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Chúng ta đã biết, cả pháp luật và đạo đức đều góp phần bảo vệ các giá trị chân chính, đều liên quan đến hành vi đến lợi ích của con ngƣời và xã hội. Pháp luật tham gia điều chỉnh quan hệ xã hội bằng những quy phạm, điều khoản quy định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Các quy phạm pháp luật quy định chi tiết các hành vi đƣợc phép và hành vi bị cấm đoán. Ngoài ra, pháp luật còn thực hiện điều chỉnh mối quan hệ giữa con ngƣời và xã hội bằng sự bắt buộc, cƣỡng chế từ bên ngoài. Trong khi đó, đạo đức lại điều chỉnh các mối quan hệ bằng dƣ luận xã hội, bằng sự giác ngộ và sự thôi thúc

từ bên trong. Sự khác biệt nhƣng lại thống nhất này là cơ sở để pháp luật và đạo đức bổ sung và hỗ trợ nhau. Do vậy có thể nói pháp luật không những là công cụ để quản lý nhà nƣớc, mà còn là môi trƣờng thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức. Bên cạnh đó đạo đức là gốc của pháp luật cho nên việc con ngƣời thực hiện tốt các quy phạm, các chuẩn mực đạo đức cũng là một bƣớc để thực thi tốt pháp luật.

Tăng cƣờng công tác giáo dục đạo đức gắn với giáo dục pháp luật là việc làm cần thiết. Giáo dục đạo đức tạo điều kiện cần thiết để hình thành ở mỗi ngƣời tình cảm và thái độ tôn trọng pháp luật; ngƣợc lại giáo dục pháp luật có vai trò to lớn trong việc xây dựng ý thức và lối sống có chuẩn mực, có qui tắc. Giáo dục đạo đức là hoạt động hƣớng con ngƣời đến chân, thiện, mỹ, nhằm giảm trừ cái ác, cái bất công, điều đó cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểu vi phạm pháp luật. Một ngƣời có phẩm chất đạo đức tốt phải là ngƣời tôn trọng pháp luật, tuân thủ nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật.

Trong công tác giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, cần chú ý, tuỳ từng đối tƣợng mà nhấn mạnh yếu tố đạo đức hay yếu tố pháp luật. Để hoạt động giáo dục pháp luật và đạo đức thu đƣợc kết quả tích cực, cần thƣờng xuyên đổi mới hình thức, phƣơng pháp, làm phong phú, đa dạng các hình thức, phƣơng pháp giáo dục pháp luật, đạo đức. Việc giáo dục pháp luật, đạo đức cần đƣợc kết hợp với các hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể thao, cũng nhƣ các hình thức sinh hoạt cộng đồng khác.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên đƣợc triển khai thực hiện dƣới nhiều hình thức đa dạng, thiết thực. Mỗi năm có gần 10 triệu lƣợt thanh niên đƣợc giáo dục pháp luật thông qua 20.000 buổi tuyên truyền, học tập, sinh hoạt và các hoạt động khác. Các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống tội phạm”, “Tuổi trẻ với pháp luật” hoặc “Thanh niên với pháp luật” đƣợc thành lập ở tất cả các địa phƣơng trong cả nƣớc. Đến nay có khoảng

11.000 Câu lạc bộ đƣợc thành lập với hàng triệu thanh niên tham gia; việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong câu lạc bộ thƣờng đƣợc thực hiện thông qua buổi họp, sinh hoạt câu lạc bộ hoặc tổ chức giao lƣu, sinh hoạt văn hóa hay nêu gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, phân tích những hành vi cực đoan, vi phạm pháp luật ảnh hƣởng xấu đến bản thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời, đoàn viên thanh niên ở cơ sở còn là thành viên của Đội thanh niên xung kích, tham gia tuần tra, canh gác, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn cùng lực lƣợng Công an xã, phƣờng; tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, kiềm chế ùn tắc giao thông cùng lực lƣợng Cảnh sát giao thông. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phƣơng chú trọng việc sử dụng các phƣơng tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tổ chức các chiến dịch, đợt cao điểm nhằm hƣớng thanh niên tham gia vào các hoạt động giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội nhƣ mại dâm, ma túy, cờ bạc, đua xe trái phép. Do đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên đã mang lại những kết quả tích cực, nhận thức pháp luật của thanh thiếu niên đã nâng cao, ý thức chấp hành pháp luật trong thanh thiếu niên đã có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao khi có sự vào cuộc của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các cấp, sự phối hợp chặt chẽ giữa Đoàn thanh niên với các cơ quan truyền thông, các Sở, ban, ngành của địa phƣơng để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên việt nam hiện nay (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)