Đối với bộ giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên việt nam hiện nay (Trang 85 - 86)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.5.2. Đối với bộ giáo dục và đào tạo

Giáo dục là yếu tố chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển đạo đức của thanh niên. Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con ngƣời. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên. Giáo dục trong nhà trƣờng cũng đóng vị trí quan trọng trong việc hình thành hệ thống chuẩn mực đạo đức cá nhân cho thanh niên.

Thứ nhất là tăng cường công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường theo hướng thiết thực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về nội dung, cần tập trung giáo dục những phẩm chất đạo đức truyền thống của ngƣời Việt Nam, đặc biệt giáo dục về nhân, lễ, nghĩa cho học sinh, sinh viên. Đặc biệt cần rèn luyện những phẩm chất bồi dƣỡng ý chí đạo đức, thúc đẩy thực hiện hành vi đạo đức nhƣ: lòng dũng cảm, nghị lực, thẳng thắn, tự tin. Cũng vậy, cần hình thành tình cảm đạo đức sâu sắc nhƣ: lòng tôn kính, tình yêu thƣơng và xấu hổ làm cơ sở vững chắc cho hành vi đạo đức. Cảm giác xấu hổ, hổ thẹn trƣớc những dục vọng thấp hèn của bản thân không chỉ là dấu hiệu phân biệt, tách rời con ngƣời khỏi thế giới động vật mà còn nâng con ngƣời khỏi sự thấp hèn, vƣơn tới cái cao cả để con ngƣời vƣơn tới cái tốt đẹp hơn. Về phƣơng pháp, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng phát huy tính tích cực của ngƣời học.Tạo sự liên thông giữa các khối lớp, các cấp học, giữa các môn học nhằm nâng hiệu quả giáo dục đạo đức của thanh niên. Hơn nữa, giáo dục đạo đức của thanh niên không chỉ trong giờ học mà lồng ghép với các hoạt động thực tiễn nhƣ giao lƣu dã ngoại, tham quan du lịch, các hoạt động xã hội từ thiện...

cũng là một hình thức hiệu quả. Các hoạt động này giúp thanh niên liên hệ thực tiễn, tránh đƣợc sự nặng nề, thụ động của phƣơng pháp giáo dục truyền thống.

Thứ hai là hạn chế những mặt tiêu cực từ môi trường bên ngoài tác động đến học sinh, sinh viên và định hướng đúng đắn cho họ về lý tưởng đạo đức xã hội chủ nghĩa. Xã hội có tác động rất lớn đối với con ngƣời, trong đó học

sinh, sinh viên là tầng lớp nhạy bén với cái mới nên họ dễ bị tác động, nhà trƣờng cần trang bị cho học sinh, sinh viên những định hƣớng đúng đắn để giúp họ tránh xa những tác động không lành mạnh của xã hội bên ngoài. Định hƣỡng cho thanh niên những phẩm chất nhƣ: trung thực, lễ phép, hiếu thảo, kỷ luật, kiên nhẫn, thƣơng ngƣời, tôn trọng và giữ gìn môi trƣờng, tự trọng, khoan dung, tinh thần hợp tác, ý thức pháp luật, có tinh thần trách nhiệm, say mê công việc, năng động, sáng tạo, tự lập, tôn trọng tự do cá nhân, tôn trọng quyền sở hữu, công bằng, bình đẳng, dân chủ, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, đạo đức kinh doanh, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nhân dân lao động, tinh thần quốc tế vô sản, hy sinh quên mình vì lý tƣởng giải phóng con ngƣời, giải phóng nhân loại khỏi áp bức bóc lột là rất cần thiết đối với thanh niên cần đƣợc đƣa vào nội dung tuyên truyền, giáo dục của nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên việt nam hiện nay (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)