7. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.2.2. Những kiến nghị
a. Đối với Đảng
- Cụ thể hóa tiêu chuẩn đảng viên, công bố công khai mẫu hình đảng viên chân chính để đoàn viên thanh niên có tấm gương thực tế để noi theo, để phấn đấu và xã hội có cơ sở để góp ý xây dựng Đảng. Có thể dư luận xã hội đã hiểu được điều đó, song việc tuyên bố công khai, chính thức của Đảng sẽ làm tăng lòng tin của quần chúng, của đoàn viên thanh niên với một Đảng đầy sức chiến đấu, đầy sinh khí.
- Có chiến lược duy trì trên thực tế (chứ không trên danh nghĩa) hiệu lực của các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị - xã hội khác; vì đây là “bộ xương” trong cơ thể của chế độ xã hội mới mà chúng ta đang chủ trương xây dựng.
- Có chiến lược chống lại nguy cơ “diễn biến hòa bình”, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là phải đổi mới, chỉnh đốn Đảng mạnh hơn nữa. Bộ phận đảng viên tham nhũng, hối lộ, cơ hội chủ nghĩa, kém năng lực, có lối sống sa đọa còn khá lớn, Đảng cần phải kiên quyết thanh lọc, bởi đó là những con “sâu mọt” đang làm “mục ruỗng” cơ thể của Đảng. Cụ thể hóa vấn đề “bóc lột” cho phù hợp với thời kỳ quá độ ở nước ta, để đảng viên yên tâm làm giàu chính đáng, nêu gương cho đoàn viên thanh niên thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh. Tăng cường công tác phát triển Đảng trong đoàn viên thanh niên.
- Các cấp uỷ Đảng cần tăng cường chỉ đạo chính quyền và các ban ngành, đoàn thể có liên quan tạo những cơ chế chính sách, dự án đầu tư thoả đáng để Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoạt động, thực hiện tốt việc qui hoạch đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ. Tạo sự đồng thuận cho xã hội chăm lo bồi dưỡng đoàn viên thanh niên.
b. Đối với Nhà nước
- Có giải pháp từng bước giải quyết việc làm cho đoàn viên thanh niên trên cơ sở được đào tạo nghề. Đây là khâu then chốt.
- Nhanh chóng, kịp thời thể chế hóa các quan điểm đúng đắn của Đảng về công tác đoàn viên thanh niên, về công tác giáo dục - đào tạo và phát triển khoa học công nghệ, thành một hệ thống các chính sách, thành luật pháp.
- Tập trung mọi sức mạnh, mọi biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và loại trừ tệ tham nhũng (đang làm mất lòng dân, mất niềm tin của thế hệ trẻ vào một Nhà nước của dân, do dân và vì dân).
- Đầu tư thỏa đáng hơn cho sự nghiệp giáo dục nói chung và cho các hoạt động văn hóa nói riêng (hệ thống các nhà văn hóa, nhà giáo dục chính trị, các phương tiện thông tin đại chúng).
- Chính phủ và các bộ, ban ngành chức năng cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành để Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể để làm tốt công tác giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên.
- Nhà nước phải có hệ thống chính sách đào tạo và bồi dưỡng thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên phấn đấu để hình thành một thế hệ con người mới có lý tưởng cao đẹp, có trách nhiệm công dân. Mà cụ thể là các chính sách trang bị những tri thức cần thiết, tạo cho thanh niên có đủ bản lĩnh tiếp cận những vấn đề của thời đại và sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đang tác động mạnh mẽ quá trình phát triển của xã hội loài người. Chính sách sử dụng nguồn lực trí tuệ, khuyến khích phát triển năng khiếu và tài năng, tạo cơ hội cho tuổi trẻ phát huy sức mạnh đang tiềm ẩn bên trong, cống hiến hết sức mình trong công cuộc chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, đưa quê hương đất nước đi lên trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cùng với hệ thống giáo dục và đào tạo đang không ngừng hoàn thiện, cần thiết phải
có những chính sách đảm bảo xã hội hoá công tác giáo dục, trong đó có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên có thể tự giáo dục, trên cơ sở có sự hỗ trợ của Nhà nước, của tập thể, nhất là trong quá trình nâng cao trình độ nghề nghiệp.
- Nhà nước cần có chính sách giải quyết các vấn đề xã hội, tạo ra môi trường lành mạnh để thanh niên có thể hoàn thiện mình, trong đó cần chú trọng vấn đề việc làm và nghề nghiệp cho thanh niên; vấn đề chăm sóc sức khoẻ và vấn đề đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Nhà nước cần phát triển hệ thống chính sách có thể tạo cơ hội cho thanh niên tổ chức lại, tập hợp lại trong một định hướng phát triển, khi coi công tác giáo dục ý thức chính trị là công việc của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, được đặt ở vị trí trung tâm của việc phát huy nhân tố con người.
c. Đối với Đoàn Thanh niên
- Củng cố và tăng cường bộ máy chuyên trách công tác tư tưởng - văn hóa của các cấp cán bộ Đoàn.
- Trong các văn kiện của Đoàn cần khẳng định lại một lần nữa vai trò, vị trí của tổ chức Đoàn: là trường học xã hội chủ nghĩa của đoàn viên thanh niên; là môi trường văn hóa của thanh niên; là môi trường để thực hành dân chủ cho đoàn viên thanh niên; là môi trường để thực hành công bằng xã hội; là môi trường để đoàn viên thanh niên tự khẳng định năng lực, sở trường của mình trước tập thể, xã hội và trong hội nhập quốc tế; là môi trường để đoàn viên thanh niên thực hành các hoạt động nhân đạo chân chính.
Vấn đề nhiệm vụ và quyền lợi của đoàn viên thanh niên cũng cần được xác định rõ hơn (quyền lợi về chính trị, về văn hóa tinh thần,...)
- Sức mạnh của Đoàn thanh niên biểu hiện rõ nét ở các hoạt động cụ thể của các tổ chức cơ sở. Khâu then chốt cần tập trung giải quyết là vấn đề cán bộ cơ sở của Đoàn. Cốt lõi của vấn đề cán bộ cơ sở không chỉ là chế độ phụ
cấp mà chủ yếu là đào tạo bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ công tác thanh thiếu niên. Cần tổ chức lại hệ thống đào tạo của các cấp cán bộ Đoàn.
- Kiện toàn hệ thống báo chí của Đoàn, Hội, tập trung vào việc định hướng giá trị cho đoàn viên thanh niên, tạo dư luận xã hội chống lại các hiện tượng tiêu cực một cách có hiệu quả, bảo vệ lợi ích chính đáng của đoàn viên thanh niên.
- Tiếp tục đổi mới, tìm tòi các phương thức hoạt động mới, đồng thời phát huy cao độ những phương thức cũ vẫn hết sức có hiệu quả trong việc đoàn kết, tập hợp, giáo dục, thuyết phục đoàn viên thanh niên.
- Thông qua các điển hình tiên tiến, thông qua các mô hình có hiệu quả, thực hiện chương trình thanh niên các cấp, thông qua các chương trình - dự án phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức các đội hình (thanh niên xung kích an ninh, thanh niên xóa mù chữ, trí thức trẻ tình nguyện...), tổ chức các chiến dịch truyền thông, các phong trào hành động cách mạng, các cuộc vận động. Tổ chức các hội thi, thực hành phương thức maketting xã hội, tức là tổ chức các hoạt động gây dấu ấn trong dư luận xã hội.
Và bao trùm là vấn đề tiếp tục khơi dậy phong trào thanh niên tình nguyện sôi nổi, rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, thông qua đó đoàn viên thanh niên phấn đấu rèn luyện.
- Chủ động, tích cực, kiên trì bồi dưỡng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng và bồi dưỡng đội viên ưu tú kết nạp Đoàn.
- Giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên sẽ có hiệu quả rất cao nếu như đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội các cấp luôn là tấm gương sáng để họ học tập. Điều này cũng cần được chính thức ghi trong văn kiện của Đoàn.
- Chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền, phối hợp với các ban ngành đoàn thể khác trong công tác thanh niên nói chung, trong công tác giáo dục thế hệ trẻ nói riêng.
- Đề nghị TW Đoàn tiếp tục nghiên cứu đề ra những mô hình mới, những phương thức mới để giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên ngày một hiệu quả hơn.
- Ban Tổ chức Thành ủy và Ban Thường vụ Thành Đoàn Đà Nẵng cần xem xét, đánh giá lại công tác cán bộ Đoàn của thành phố và ra các văn bản hướng dẫn về công tác cán bộ Đoàn, nhất là quy chế tuyển dụng, đề bạt đối với cán bộ Đoàn chuyên trách, đặc biệt là cán bộ phụ trách công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh niên.
- Ban Thường vụ Thành đoàn cần nghiên cứu những mô hình sáng tạo, hiệu quả chỉ đạo và triển khai các hoạt động tại các địa phương cơ sở. Chú trọng đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, nâng cao nhận thức chính trị, định hướng lý tưởng cho đoàn viên thanh niên. Tăng cường công tác kiểm tra cơ sở, hướng dẫn chỉ đạo phong trào đồng thời thường xuyên tổng kết, nhân rộng mô hình, điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến, xuất sắc để động viên kịp thời. Hỗ trợ, trang bị các tài liệu tuyên truyền phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục của Đoàn; tài liệu hướng dẫn, kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn và các tài liệu có liên quan cho cơ sở.
- Tự bản thân mình, mỗi một cán bộ, đoàn viên cần xác định đúng đắn lập trường chính trị tư tưởng. Lập trường quyết định chỗ đứng. Cán bộ Đoàn cũng như mọi đoàn viên thanh niên cần nhận thức đúng đắn về chức năng, vị trí và vai trò của mình trong hệ thống chính trị. Đối với cán bộ Đoàn, nhận thức đúng là nền tảng để hoạch định đúng về phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ, chương trình hành động của tuổi trẻ. Đối với Hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhận thức đúng sẽ có thái độ đúng đắn trong việc đặt ra những yêu cầu khách quan, sẽ xây dựng được ý thức trách nhiệm và chuẩn mực đánh giá xác đáng đối với những thành công hay hạn chế của công tác Đoàn.
- Cần quán triệt trong nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân về tính chất của công tác giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên. Bởi đoàn viên thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta có thành công hay không, có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn phụ thuộc vào lực lượng đoàn viên thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Do vậy, công tác giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng Việt Nam.
- Các chi Đoàn cơ sở cần tích cực tham mưu cho Cấp uỷ, Chính quyền thực hiện chính sách thoả đáng đối với cán bộ Đoàn, nhất là cán bộ đoàn làm công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng.
Nếu làm tốt tất cả các vấn đề nêu trên thì công tác giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thành niên sẽ đạt kết quả cao, góp phần nâng cao hơn nữa ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, từ đó sẽ thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhanh hơn.
KẾT LUẬN
Công tác giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên của thành phố Đà Nẵng là hoạt động có ý nghĩa sâu sắc và hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay, nó là bộ phận quan trọng góp phần vào quá trình cải tạo hiện thực, xây dựng và phát triển đời sống chính trị, kinh tế - xã hội.
Công tác giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên thành phố Đà Nẵng thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, gặt hái được nhiều thành tích đáng trân trọng. Có được các kết quả đó bởi có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nhân tố chủ quan và khách quan. Nhân tố chủ quan đó là sự nổ lực của chính đội ngũ cán bộ, đoàn viên, các cấp bộ Đoàn trong toàn thành phố. Nhân tố khách quan đó là sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp chính quyền, sự giúp đỡ của các tổ chức trong toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên làm cho mỗi người, mỗi đoàn viên thanh niên nhận ra một nhận định đúng đắn rằng để làm tốt công tác tập hợp và đoàn kết thanh thiếu niên thì cần phải có các nhân tố nào, điều kiện nào, và khi phong trào Đoàn phát triển ở một phương diện nào đó nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thành phố nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
Nhìn chung, thông qua các chương trình hành động, thanh niên ngày càng tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có ý chí vươn lên về mọi mặt; chịu khó, khắc phục những khó khăn của cuộc sống, vươn lên để học tập vì ngày mai lập nghiệp, phấn đấu, xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương giàu đẹp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, công tác giáo dục nâng cao ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Những hạn chế đó cần phải được nhận thức cách sâu sắc
và toàn diện để sớm có giải pháp khắc phục. Đề ra các giải pháp có hiệu quả cần phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể, trong đó không thể không giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, từ đó chỉ ra cho chúng ta động lực cho việc giáo dục ý thức chính trị trong đoàn viên thanh niên.
Công tác giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên là một khoa học đồng thời cũng là một nghệ thuật bởi vì nó sẽ định hướng cho hoạt động thực tiễn, liên quan đến con người và vì con người - mà trước hết là thế hệ trẻ, vì thanh niên. Điều này đòi hỏi việc đổi mới phương thức tổ chức, hoạt động của công tác Đoàn, đặt ra cho các cấp bộ Đoàn phải có thái độ khoa học đồng thời phải có cả nghệ thuật vận động và tổ chức hoạt động thanh niên, nghệ thuật vận động của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội làm công tác tuyên truyền, giáo dục.
Quá trình đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động của công tác Đoàn không tách rời sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước cùng với sự phối hợp, hỗ trợ của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và toàn xã hội. Chăm lo xây dựng, giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, bởi lẽ đó là “làm trước một bước việc xây dựng Đảng” như khẳng định của đồng chí Nông Đức Mạnh - nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Công tác giáo dục nâng cao ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là nhiệm vụ lâu dài của toàn bộ hệ thống chính trị. Bởi vì công tác giáo dục ý thức chính trị không chỉ là bộ phận của công tác vận động quần chúng của Đảng mà còn là bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Vì vậy cần đặt công tác giáo dục ý thức chính