7. Kết cấu dự kiến của luận văn
4.1.3. Quản lý gián tiếp doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
Gián tiếp quản lý cơ chế tính giá xăng dầu của doanh nghiệp. Nhà nƣớc kiểm soát doanh nghiệp gián tiếp thông qua quy định của pháp luật nhƣ: kiểm soát chặt chẽ các điều kiện kinh doanh nhƣ kho tàng, mạng lƣới, dự trữ; nhà nƣớc phải yêu cầu doanh nghiệp tính theo Quy chế tính giá hàng hóa dịch vụ đƣợc ban hành tại quyết định số 06/2005/QĐ -BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trƣởng Bộ tài chính. Tính giá thành sản xuất hàng hóa dịch vụ; chi phí lƣu thông hàng hóa, dịch vụ; chi phí quản lý doanh nghiệp theo các điều 24, 25, 26 Nghị định số 116/2005/NĐ -CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 quyết định thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. Áp dụng quy chế tính giá hàng hóa không chỉ tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp có đủ các căn cứ tính giá, phƣơng pháp tính giá, quy định những loại chi phí nào đƣợc tính vào giá và loại chi phí nào không đƣợc tính vào giá… mà còn là cơ sở để Nhà nƣớc có thể kiểm soát đƣợc các yếu tố hình thành giá khi có biến động hoặc khi phát hiện doanh nghiệp tính giá không đúng.
Nếu phát hiện các doanh nghiệp quy định giá không hợp lý, Nhà nƣớc yêu cầu doanh nghiệp báo cáo phƣơng án tính giá, các quyết định giá do doanh nghiệp định và thực hiện việc kiểm soát các yếu tố hình thành giá.
Những quy định Nhà nƣớc đƣa ra nhƣ trên nhằm hạn chế tối đa việc doanh nghiệp lợi dụng chính sách quản lý giá mới để tùy ý tăng giá, ảnh hƣởng tới lợi ích của ngƣời tiêu dùng và xã hội.
Ngăn chặn tình trạng liên minh độc quyền. Trong trƣờng hợp các doanh nghiệp liên kết độc quyền mà định giá độc quyền để thu lợi thì sẽ bị xử lý theo các điều 19, 20, 21 Pháp lệnh giá. Nhìn chung việc xử lý các vi phạm nhƣ vậy theo quy định sẽ rất nặng, đó là: đình chỉ thi hành mức giá bất hợp lý do doanh nghiệp quy định và phải định lại mức giá hợp lý hơn, phạt tiền, tịch thu toàn bộ số tiền thu lợi do định giá bất hợp lý…Nếu tình tiết nặng có thể thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự. Do thị trƣờng xăng dầu nƣớc ta cạnh tranh còn yếu, việc cho phép doanh nghiệp tự định giá nếu không có quản lý gián tiếp dễ tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp liên minh chiếm lĩnh thị trƣờng. Do đó, sự ra đời của Luật cạnh tranh là giải pháp cần thiết với quy định rất nghiêm ngặt về hành vi liên minh độc quyền của tất cả các ngành, lĩnh vực trong đó có xăng dầu. Các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích ấn định giá mua bán, thỏa thuận phân chia thị trƣờng, thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lƣợng, khối lƣợng sản xuất, mua, bán…kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp đều có thể bị coi là vi phạm Luật cạnh tranh. Các vi phạm dạng này có thể bị xử phạt với mức cao, lên tới 10% tổng doanh thu của các doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trƣớc năm thực hiện hành vi vi phạm. Luật cạnh tranh cũng cho phép tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu đƣợc từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Chống tình trạng đầu cơ, buôn lậu xăng dầu. Tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới trƣớc đây là do chênh lệch giá quá lớn giữa giá xăng dầu trong nƣớc với các nƣớc trong khu vực, khi giá xăng dầu nƣớc ta luôn thấp hơn nhiều các nƣớc cùng biên giới. Tuy nhiên, khi giá xăng dầu đƣợc quản lý theo cơ chế thị trƣờng, dần dần mức giá trong nƣớc sẽ có xu hƣớng tiến gần
đến mặt bằng chung của giá thế giới. Khi đó, chênh lệch giá không còn hoặc không đáng kể thì sẽ xóa bỏ hoàn toàn đƣợc tình trạng buôn lậu xăng dầu.