7. Kết cấu dự kiến của luận văn
4.4. HẠN CHẾ, THÁO GỠ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÁC NGÀNH
KINH TẾ CHỊU BẤT LỢI TỪ CÚ SỐC GIẢM GIÁ XĂNG DẦU
Ngoài những lợi ích mà giá xăng dầu giảm mang lại, kết quả chạy mô hình cũng cho thấy một số ngành kinh tế sẽ gặp khó khăn từ cú sốc này. Cụ thể đó là những ngành sản xuất sản phẩm dầu mỏ, dệt may, giày da và trồng trọt.
Ngành sản xuất sản phẩm dầu mỏ
Để tháo gỡ những khó khăn của ngành, đầu tiên phải xây dựng chiến lƣợc phát triển ngành đúng đắn, phù hợp với năng lực hiện nay của ngành, căn cứ vào những dự báo về khả năng sản xuất xăng dầu trong nƣớc, dự báo
nhu cầu dầu thô đáp ứng cho các Nhà máy lọc hoá dầu, dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong thời gian tới.
Thứ hai, về phát triển nguồn nhân lực. Ngành sản xuất sản phẩm dầu mỏ không phải là một ngành thâm dụng lao động cũng nhƣ không phải tiêu tốn cho chi phí tiền lƣơng quá nhiều, do đó cần tập trung đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân có kỹ thuật hiện có. Thu hút các chuyên gia có kỹ thuật, công nghệ, thợ có tay nghề cao bằng việc ban hành các chế độ tiền lƣơng, phúc lợi,.. Nguồn nhân lực, ngoài năng lực chuyên môn cần trang bị đầy đủ các kiến thức quản lý ngành trong xu thế hội nhập quốc tế có tính cạnh tranh đặc thù cao.
Thứ ba, cần duy trì, kiểm soát có hiệu quả và nâng cao công suất lọc dầu, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nƣớc. Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm dầu mỏ, xây dựng các kho chứa bảo đảm dự trữ quốc gia và nguồn nguyên liệu vận hành các nhà máy lọc dầu.
Ngành dệt may
Đối với ngành dệt may, cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt tập trung vào nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực trong quản lý doanh nghiệp, cải thiện chi phí lao động trên một sản phẩm và rút ngắn thời gian giao hàng dịch vụ đến các nơi, tập trung củng cố mạng lƣới phân phối logistics đối với các nƣớc.
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp dệt may nội địa, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa cần cải thiện công nghệ, nâng cao trình độ để đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng của đơn hàng. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm thị trƣờng mới, đối tác mới để duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu. Hơn nữa, trong xu thế hội nhập toàn cầu, để mang lại giá trị kinh tế lớn hơn cho các đơn hàng, các doanh nghiệp gia công Việt Nam cần nhanh chóng
chuyển từ phƣơng thức gia công cắt may đơn giản sang các phƣơng thức gia công hiện đại.
Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc, cần tập trung khả năng và cơ hội đàm phán mở rộng thị trƣờng dệt may, tăng cƣờng vai trò của các đại diện thƣơng mại tại nƣớc ngoài, xây dựng chiến lƣợc xúc tiến thƣơng mại phù hợp với các nhà bán lẻ, các nhà mua hàng quốc tế; đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hƣớng đơn giản hóa các thủ tục; tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, chống buôn lậu, trốn thuế; đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông vận tải nhƣ bến cảng, đƣờng bộ, đƣờng sắt, hình thành các kho hàng, điểm tập trung hàng hóa ở các vùng kinh tế trọng điểm.
Ngành giày da
Đối với ngành giày da, cần chủ động tiếp cận với các kỹ năng kinh doanh hiện đại trong đó chú trọng ƣu tiên xây dựng thƣơng hiệu doanh nghiệp, xây dựng thƣơng hiệu và nhãn hiệu sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu nhóm hàng, thƣơng hiệu ngành hàng nhằm tạo hình ảnh cho sản phẩm Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế và trong nƣớc.Đối với việc xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm, đặc biệt chú trọng các yếu tố: chất lƣợng sản phẩm, mẫu thiết kế, chất liệu và giá thành phù hợp với thị trƣờng. Từ đó để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của ngành.
Ngoài ra, cần n vì
Về nguồn nhân lực, có thể đẩy mạnh và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo để xây dựng và nâng tầm nguồn nhân lực có trình độ cao ngang với các nƣớc tiên tiến có thể xâm nhập sâu vào thị trƣờng quốc tế.
Cuối cùng, Nhà nƣớc tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong đó tập trung hoàn thiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác đầu tƣ, xuất nhập khẩu, hải quan để thu hút đầu tƣ và giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Ngành trồng trọt
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tổ chức lại sản xuất là yêu cầu cấp thiết đối với ngành trồng trọt hiện nay.Nên tập trung đầu tƣ phát triển loại cây trồng gì, ở đâu, quy mô bao nhiêu, phƣơng thức sản xuất nhƣ thế nào chính là vấn đề mấu chốt. Để giải quyết đƣợc vấn đề đó, các địa phƣơng phải nhìn nhận đƣợc lợi thế của mình và định hƣớng phát triển cho một số loại cây trồng có lợi thế.
Ngoài ra, cần áp dụng công nghệ cao vào sản xuất. Tăng cƣờng phát triển các sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nhƣ rau an toàn, hoa quả sạch,... để tạo thị trƣờng ổn định lâu bền giúp ngƣời dân có thu nhập cao, ổn định yên tâm sản xuất. Tăng cƣờng thu hút các doanh nhiệp đầu tƣ trong lĩnh vực trồng trọt, phát huy sức mạnh của việc liên kết trong sản xuất tạo ra mối liên kết mật thiết giữa các doanh nghiệp và nông dân để phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng lòng tin giữa doanh nghiệp và nông dân.
Ngành trồng trọt là một ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố địa lý, điều kiện tự nhiên, cũng nhƣ có tính mùa vụ. Vì thế với mỗi địa phƣơng sẽ có những đặc điểm khác nhau, dẫn tới có những lợi thế khác nhau. Nhiệm vụ của địa phƣơng là dựa trên tình hình thực tế để tìm ra lợi thế riêng của mình, từ đó tập trung khai thác phát triển lợi thế sao cho đạt đƣợc hiệu quả một cách tối đa.
KẾT LUẬN
Xăng dầu là nguồn năng lƣợng có vị trí chiến lƣợc trong các ngành sản xuất vật chất, dịch vụ nhƣ giao thông vận tải, sản xuất than, điện, thép… an ninh quốc phòng và tiêu dùng. Đối với tất cả các quốc gia, xăng dầu là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc, là nhu cầu không thể thiếu của một xã hội hiện đại. Cùng với đó, các ảnh hƣởng lên các ngành kinh tế là khác nhau. Những ngành sử dụng nhiều xăng dầu trong tổng chi phí đầu vào sẽ đƣợc lợi trƣớc tiên và tuỳ chi phí xăng dầu sử dụng nhiều hay ít mà chịu ảnh hƣởng lớn hoặc nhỏ. Một số ngành kinh tế có thể không đƣợc lợi trực tiếp nhƣng sẽ đƣợc lợi gián tiếp từ cú sốc giảm giá dầu nếu nhƣ sử dụng nhiều sản phẩm của ngành đƣợc lợi trực tiếp từ xăng dầu làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất. Từ đó để đƣa ra các quyết định tăng sản lƣợng đầu ra hay tăng cƣờng đầu tƣ vào các ngành mà có thể giúp thúc đẩy và ảnh hƣởng lan toả đến các ngành khác. Ngƣợc lại, sẽ có nhiều ngành kinh tế không bị ảnh hƣởng nhiều, hay thậm chí là giảm giá trị sản xuất sau cú sốc giảm giá xăng dầu thì ta có thể xem xét việc giảm sản lƣợng đầu ra hoặc thu hẹp quy mô sản xuất để nhằm tối thiểu hoá các tác động tiêu cực của nó.
Với vai trò chiến lƣợc đặc biệt quan trọng và sức ảnh hƣởng rộng rãi của xăng dầu đối với các ngành kinh tế, việc nghiên cứu tác động của giảm giá xăng dầu bƣớc đầu sẽ mang lại một cái nhìn sơ lƣợc về tác động của nó tới các ngành kinh tế Việt Nam, rộng hơn là tác động tới toàn bộ nền kinh tế. Mô hình cân bằng tổng thể cũng đã cho thấy vai trò quan trọng và hiệu quả trong việc đo lƣờng các tác động đó.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010), Các nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010: các bằng
chứng và thảo luận, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách
VEPR Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2] Học viện Ngân hàng (2015), Biến động giá dầu và ảnh hưởng của nó đến
nền kinh tế Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu 15/02.
[3] Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/09/2014 về kinh doanh xăng dầu. [4] Trƣơng Văn Phƣớc, Chu Hoàng Long (2005), Chỉ số giá tiêu dùng Việt
Nam và các yếu tố tác động - Phương pháp tiếp cận định lượng,
Thông tin Khoa học Thống kê số 4/2005.
[5] Lê Quốc Phƣơng, Đặng Huyền Linh (2009), “Tình hình xây dựng và ứng dụng mô hình kinh tế tại một số cơ quan, tổ chức ở Việt Nam”,
Chuyên san Dự báo, Viện Khoa học thống kê.
[6] Bùi Hữu Quyên (2011),Giải pháp quản lý và bình ổn thị trường xăng
dầu tại Việt Nam, luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế trƣờng Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [7]
the Medium and Long Run: A Dynamic CGE Analysis”, APEC Discussion Paper Series
[8] Nguyễn Đức Thành, Bùi Trinh, Đào Nguyên Thắng (2009), Ảnh hưởng
của tăng giá xăng dầu: Một số phân tích định lượng ban đầu, Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25, tr. 25-38.
[9] Nguyên Thảo (2014), Kịch bản nào cho Việt Nam khi giá dầu giảm chóng mặt?.
[10] Nguyễn Mạnh Toàn (2010), Giới thiệu cấu trúc cơ bản và nguyên lý hoạt
động của mô hình cân bằng tổng thể, Tạp chí Khoa học và công nghệ,
Đại học Đà Nẵng, 6 (41).
[11] Nguyễn Mạnh Toàn (2010), Ứng dụng mô hình cân bằng tổng thể vào phân tích mối quan hệ giữa ngành công nghiệp chính yếu và các
ngành công nghiệp phụ trợ, Tạp chí Kinh tế và phát triển, 159, tr. 19-
26.
[12] Tổng cục Hải Quan, Niên giám thống kê hải quan về hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2015.
[13] Nguyễn Thị Thu Trang (2007), Tình hình biến động giá xăng dầu trên
thị trường Việt Nam trong những năm gần đây, Luận văn tốt nghiệp
cử nhân kinh tế khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội.
[14] Bùi Trinh (2001), Mô hình “Bảng đầu ra – đầu vào” và ứng dụng trong
phân tích và dự báo kinh tế, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
[15] Aydin, L. & Acar (2011), “Economic impact of oil price shocks on the Turkish economy in the coming decades : A dynamic CGE analysis”,
Energy Policy, 39, pp. 1722 - 1731
[16] Al - Mawali, N., Hasim, H.M., Al - Busaidi, K. (2016), “Modeling the Impact of the Oil Sector on the Economy of Sultanate of Oman”,
International Journal of Energy Economics and Policy, 6(1), pp. 120 -
127.
[17] Bahta, Y.T. (2014), “The impact of international oil price increase on the economy of Free State province of South Africa”, International
[18] Bahta, Y.T., Willemse, B.J. & Grove, B. (2014), “The role of agricuture in welfare, income distribution and economic development of the Free State province of South Africa: a CGE approach, Agricultural
Economics Research, Policy and Practice in Southern Africa, 53(1),
pp. 46 - 74.
[19] Bentour, E.M. (2016), “On the Removal of Energy Products Subsidies in an Importing Oil Country: Impacts on Prices and Policy Implications in Morocco”, Journal of Economic Cooperation & Development,
37(2), pp. 127 - 158.
[20] Camen U. (2006), “Monetary policy in Vietnam: The case of a transition country”, BIS Papers, 31(31), pp. 232 - 252, Bank for International Settlements, Basle, Switzerland.
[21] Chitiga, M., Fofana, I. & Mabugu, R. (2012), “The poverty implications of high oil prices in South Africa”, Environment and Development
Economics, 17(3), pp. 293 - 313.
[22] Devarajan, S., Delfin, G., Lewis, J.D., Robinson, S. & Sinko, P. (1997), “Simple General Equilibrium Modeling”, Applied Methods for Trade
Policy Analysis, Cambridge University Press.
[23] Doroodian, K. & Boyd, R. (2003), “The link between oil price shocks and economic growth with inflation in the presence of technological advances: a CGE model”, International Journal of Energy Economics
and Policy, 5(2), pp. 598 - 611.
[24] Ebaidalla, E.M. (2014), “The Effects of Oil Price Volatility on the Sudanese Economy”, The Eastern Africa Social Science Research
Review, 30(1).
[25] European Central Bank (2004), Oil Prices and the Euro Area Economy, Monthly Bulletin, November.
[26] Farzanegan, M. R. & Markwardt, G (2009), “The effects of oil price shocks on the Iranian economy”, Energy Economics, 31(1), pp. 134 - 151.
[27] Jbir, R. & Ghorbel, S.Z. (2009), “Recent oil price shock and Tunisian economy”, Energy Policy, 37(3), pp. 1041 - 1051.
[28] Li, M. (2010), “A CGE Analysis of Oil Price Change”, Frontiers of
Economics in China, 5(1), pp. 96-113.
[29] Sánchez, M.V. (2011), “Welfare effects of rising oil prices in oil - importing developing countries”, The Developing Economies, 49(3), pp.321 - 346.
[30] Timilsina, G.R. (2015), “Oil prices and the global economy: A general equilibrium analysis”, Energy Economics, 49, pp. 669 – 675.
[31] Website Federal Reserve Bank of ST. Louis.
[32] Yusuf, A.A. & Resosudarmo, B.P. (2008), “Mitigating Distributional Impact of Fuel Pricing Reform (The Indonesian Experience)”, ASEAN