Kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng mô hình chiết khấu dòng tiền để định giá cổ phiếu của ngành thép niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Kinh tế thế giới

Năm 2013 là “thiếu động lực”, nên vẫn chƣa thể phục hồi nhanh chóng, thậm chí có bƣớc thụt lùi hơn năm 2012. Theo dự đoán đầu năm kinh tế thế giới năm 2013 có thể đạt mức tăng trƣởng 3,3%, nhƣng nay chỉ có thể tăng trƣởng ở mức từ 2,7% - 3,1%, thấp hơn mức dự đoán 3,3% - 3,5% hồi đầu năm.

Kinh tế thế giới tăng trƣởng chậm, thiếu vững chắc và chƣa thoát khỏi nguy cơ suy thoái toàn cầu. Vật vã với cơn khủng hoảng tài chính - kinh tế trong suốt 5 năm qua, trong năm 2013, kinh tế thế giới vẫn đứng trƣớc 3 mối đe dọa lớn: cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, kinh tế Mỹ suy giảm và kinh tế các nƣớc thuộc nhóm BRICS1 tăng trƣởng chậm lại. Liên hợp quốc (LHQ) nhận định: mỗi mối đe dọa này đều có thể khiến tổng sản phẩm toàn cầu mất đi khoảng 1% - 3% và tình huống xấu nhất, nó chính là “ngòi nổ” dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong đó, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu là nguy cơ lớn nhất làm cho nền kinh tế của “châu lục già” này phải lụi bại; thậm chí một số nƣớc, nhƣ: Hy Lạp, Ai-len, Bồ Đào Nha, Síp,… phải xin cứu trợ của cộng đồng quốc tế để tránh vỡ nợ. Hiện nay, tuy một số quốc gia đã có những tín hiệu le lói về tăng trƣởng kinh tế, rõ nhất là Đức và Anh, song tất cả các dấu hiệu đó vẫn chƣa đủ khả năng làm cho kinh tế châu Âu thoát khỏi tình trạng trầm trọng. Nhiều vấn đề kinh tế - xã hội đặt ra, nạn thất nghiệp vẫn còn là câu hỏi chƣa có lời giải thỏa đáng ,… Các chuyên gia kinh

26

tế cho rằng, điều đáng quan ngại và nặng nề nhất đang hiện hữu trên khắp châu lục là mức nghèo khổ “chƣa từng thấy” kể từ những năm 1930 đến nay.

Kinh tế Mỹ tiếp tục suy giảm. A. Blin-đơ, chuyên gia kinh tế Mỹ, cho rằng nền kinh tế Hoa Kỳ còn tồi tệ hơn cả “mong manh” và hầu nhƣ không có dấu hiệu nào cho thấy nó đang đƣợc nuôi dƣỡng để “phục hồi trở lại”. Quả là A. Blin-đơ có lý! Thực tiễn những thập kỷ gần đây cho thấy, hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế của Mỹ chỉ kéo dài 2 - 3 năm; sau đó, lại tăng trƣởng khoảng 5% - 6%. Còn 5 năm qua, tăng trƣởng của Mỹ chỉ đạt khoảng 2%. Mặc dù, các chính sách tài khóa và tiền tệ của Mỹ đã có những tác động tích cực tới nền kinh tế, nhƣng nó chƣa đủ mạnh để vực dậy nền kinh tế nƣớc này. Cũng theo A. Blin-đơ, không có sự đổi mới nào có vẻ sắp xuất hiện để có thể đẩy Mỹ vào một sự bùng nổ kinh tế nhƣ cách mà Mỹ đã làm trong Chiến tranh thế giới thứ hai vào cuối thời kỳ “Đại suy thoái”2; do đó, tình trạng suy giảm của nền kinh tế Mỹ có thể sẽ kéo dài nhiều năm nữa.

Kinh tế Nhật Bản lần đầu tiên có dấu hiệu hồi sinh kể từ năm 2008; hiện nay, chỉ số xuất khẩu và tiêu dùng của nƣớc này đang tăng mạnh, cho thấy nền kinh tế đang chuyển mình. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, đó chỉ là tăng trƣởng trong ngắn hạn, phải mất nhiều năm nữa kinh tế xứ “Phù Tang” mới có thể thoát khỏi cơn “hôn mê sâu” đã kéo dài suốt hơn 20 năm qua.

Các nƣớc thuộc nhóm BRICS đều không giữ đƣợc “phong độ” về kinh tế. Những năm trƣớc, nhóm này là đầu tàu thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế toàn cầu nhƣng đến nay cơ bản đều giảm. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc năm 2013 chỉ đạt khoảng 7% - mức tăng trƣởng thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Ấn Độ cũng rơi vào tình trạng tƣơng tự, tăng trƣởng năm 2013 chỉ ƣớc đạt khoảng 5%. Với Nga, Bra-xin và Nam Phi thì mức tăng trƣởng kinh tế chƣa đến mức lo ngại, song thiếu ổn định

27

Nhƣ vậy có thể thấy, do tăng trƣởng của các khu vực kinh tế “động lực” đều giảm, dẫn đến hệ lụy là nền kinh tế thế giới rất có thể sẽ bƣớc vào thời kỳ suy thoái lâu dài. Theo đó, tốc độ phát triển, đầu tƣ, việc làm trong tƣơng lai sẽ tiếp tục giảm và khả năng mâu thuẫn chính trị sẽ tăng cao. Tuy nhiên, các nhà phân tích theo trƣờng phái lạc quan lại đƣa ra một kịch bản mới cho nền kinh tế thế giới những năm tới là, các quốc gia sẽ dần thích nghi với khủng hoảng, biết tự điều chỉnh để giữ đƣợc đà hồi phục và thoát khỏi vòng suy thoái lâu dài.

Kinh tế năm 2014 có nhiều biến động. Môi trƣờng kinh tế tuy có thuận lợi hơn năm 2013, tuy nhiên, tăng trƣởng chậm, không ổn định và mất cân đối.

Sản xuất công nghiệp và thƣơng mại toàn cầu năm 2014 không mấy khởi sắc, giá cả các loại mặt hàng chủ lực nhƣ dầu lửa sụt giảm mạnh, thị trƣờng tài chính quốc tế tiếp tục biến động. Một loạt các nhân tố địa chính trị bất lợi nhƣ cuộc khủng hoảng Ukraine, chế tài trừng phạt lẫn nhau giữa Nga và phƣơng Tây, Tổ chức Nhà nƣớc Hồi giáo tự xƣng IS trỗi dậy, dịch bệnh Ebola hoành hành ở châu Phi… đãtác động tiêu cực đến môi trƣờng phát triển kinh tế thế giới, gây thiệt hại đáng kể đối với các quốc gia vùng lõi.

Nhiều quốc gia vẫn đang phải vật lộn để giải quyết những tác động của khủng hoảng nhƣ mức nợ công đáng báo động, tỷ lệ thất nghiệp cao, phải tiến hành tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng, doanh nghiệp… Trƣớc mắt có thể khẳng định hai điều, đó là: bóng đen của cuộc khủng hoảng vẫn chƣa qua và mức độ phục hồi kinh tế của các quốc gia hậu khủng hoảng không đồng đều.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trƣởng khoảng 3,3% trong năm nay. Đối với các nƣớc phát triển, mức tăng trƣởng đƣợc dự báo khá hơn và bứt phá tƣơng đối mạnh, đạt khoảng 1,8% so với 1,3% của

28

năm 2013. Trong khi đó, các nƣớc đang phát triển sẽ có mức tăng trƣởng từ 4,6% lên 4,7%, còn các nền kinh tế mới nổi sẽ đạt mức tăng trƣởng 4,5 - 5%.

Nợ chính phủ các nƣớc vẫn tiếp tục “phình lên”. Theo một báo cáo mới đây của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đƣợc đăng trên mạng Nghiên cứu Ngành nghề Trung Quốc, tổng nợ chính phủ toàn cầu năm 2014 ƣớc đạt 100 nghìn tỷ USD, là mức cao nhất trong lịch sử.

Thƣơng mại thế giới tăng trƣởng khả quan hơn năm 2013, song mức tăng vẫn hạn chế. Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO mới đây đã đƣa ra dự báo tăng trƣởng kim ngạch thƣơng mại toàn cầu năm 2014 ƣớc đạt 3,1%, thấp hơn mức dự báo 4,7% trƣớc đó, tuy nhiên con số này vẫn cao hơn mức tăng 2,7% của năm 2013.

Đầu tƣ quốc tế vẫn duy trì đà tăng sau năm 2012. Theo một báo cáo mới nhất của Diễn đàn Thƣơng mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) đƣợc tăng tải trên trang mạng unctad.org, dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong năm 2014 ƣớc đạt 1,6 nghìn tỷ USD, cao hơn mức 1,45 nghìn tỷ USD của năm 2013.

Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục đƣợc cải thiện trong năm 2014, song vẫn tƣơng đối cao: Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu năm 2014 ƣớc đạt 6,1%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2013, tăng khoảng 3,2 triệu ngƣời thất nghiệp mới.

Dầu mỏ, vàng, tiền tệ - 3 trụ cột của kinh tế thế giới - đầy biến động. Dầu mỏ lao dốc: Từ tháng 6 đến cuối tháng 12/2014, giá dầu thế giới giảm 45%, do cung vƣợt cầu và sự thao túng thị trƣờng dầu lửa của một số quốc gia sản xuất dầu chủ chốt. Giá dầu giảm giúp ngƣời tiêu dùng thế giới tiết kiệm đƣợc khoảng 1.000 tỷ USD và giúp kinh tế thế giới tăng trƣởng thêm khoảng 0,5%- 1%. Nhƣng các nƣớc sản xuất dầu bị thiệt hại nặng và có tác động sâu rộng

29

Sau khi đạt mức giá đỉnh 1.380 USD/ounce vào tháng 3 năm nay, giá vàng trên thị trƣờng quốc tế đã nhanh chóng giảm trong suốt quý III năm 2014 (giảm 8,4%). Theo nhiều phân tích, giá vàng sẽ tiếp diễn xu thế giảm vào cuối năm nay và đầu năm 2015 tới. Mức giá trung bình trong cả năm 2014 ƣớc đạt 1270 USD/ounce. Theo dự báo của Tập đoàn Goldman Sachs, năm 2015, giá vàng có thể trƣợt mốc 1.000 USD/ounce.

Tiền tệ:Năm 2014 chứng kiến đà tăng giá “không mệt mỏi” của đồng đô la trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ phục hồi khả quan nhất trong khối OECD. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) mới đây quyết định ngừng tung ra các gói nới lỏng định lƣợng QE từ năm 2008 cũng khiến cho đồng đô la Mỹ liên tục tăng giá trong khi các nền kinh tế hàng đầu của châu Á nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc hay khối EU vẫn mải miết in tiền để đƣa nền kinh tế đi đúng hƣớng. Trong khi đó, đồng yen đã mất giá 26% so với USD trong hai năm qua. Chỉ tính riêng tháng 11/2014, đồng yen đã sụt giá 4,8% so với đồng đô la, chạm đáy thấp nhất 7 năm trở lại đây, ở mức 117,91 yen đổi 1 USD. Đồng rúp đã mất giá hơn 50% so với USD trong năm nay do quan ngại về cuộc khủng hoảng Ukraine cùng với việc giá dầu và khí đốt, nguồn xuất khẩu chính của Nga, giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Kinh tế Mỹ vẫn là đầu tàu tăng trƣởng toàn cầu. Năm 2014, kinh tế Mỹ tăng trƣởng khả quan khi GDP trong quý II và quý III lần lƣợt tăng 4,6% và 5% - mức cao nhất trong vòng 11 năm trở lại đây, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục thu hẹp xuống mức 5,8%, thâm hụt ngân sách đã giảm ½ nhờ tăng việc làm và thu nhập liên bang. Theo bài viết đƣợc đăng trên tạp chí The Economist, khai thác dầu khí từ đá phiến dầu của Mỹ đã tăng rất mạnh, giúp giảm mức năng lƣợng nhập khẩu xuống còn 25-30% so với 60% của năm 2008.

Kinh tế Trung Quốc tăng trƣởng giảm tốc. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc trong quý I, quý II, quý

30

III năm 2014 lần lƣợt tăng trƣởng 7,4%, 7,5% và 7,3%, theo dự báo tăng trƣởng cả năm sẽ đạt mức 7,4%. Kinh tế Trung Quốc đang trong một nỗ lực hạ cánh mềm, giảm tốc độ tăng trƣởng để đổi lấy ổn định và bền vững.

Khu vực đồng euro phục hồi không đồng đều. Mặc dù GDP của Liên minh châu Âu (EU) tăng trƣởng nhẹ trong năm 2014 (khoảng 0,8 - 0,9%), song mức tăng này tƣơng đối yếu ớt và không đồng đều giữa các nƣớc thành viên. GDP quý I, II, III trong năm 2014 của khu vực này lần lƣợt đạt 1%, 0,8% và 0,8%.

Việc tăng thuế tiêu dùng từ 4% lên 8% vào tháng 4/2014 đã khiến nền kinh tế Nhật Bản sụt giảm ba quý liên tiếp, GDP quý II giảm 1,7% so với quý I, và giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, và quý III giảm 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trƣởng âm trong ba quý liên tiếp khiến Nhật Bản chính thức bƣớc vào giai đoạn suy thoái kỹ thuật sau 6 tháng tăng trƣởng dƣơng, và là lần suy thoái thứ 5 trong vòng 6 năm qua.

Nga vừa trải qua một năm 2014 không hề dễ thở trên cả bình diện chính trị, ngoại giao lẫn kinh tế. Kinh tế trong các quý I, II, III lần lƣợt tăng trƣởng 0,9%, 0,8% và 0,7%, dự kiến mức tăng cả năm đạt khoảng 0,8%. Nga đang chịu tác động “tam trùng” - chế tài phƣơng Tây, giá dầu sụt giảm, đồng rúp mất giá. Theo ƣớc tính, khoảng 123 tỷ USD đã chảy ra nƣớc ngoài trong năm nay. Bất chấp những gói cứu trợ của chính phủ, cho đến nay kinh tế Nga vẫn chƣa có dấu hiệu khả quan. Có thể nói, tình cảnh nƣớc Nga hiện nay “đã rét vì tuyết lại giá vì sƣơng”.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng mô hình chiết khấu dòng tiền để định giá cổ phiếu của ngành thép niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)