Nhận diện điều chỉnh lợi nhuận

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) sử dụng mô hình JONES để nhận diện điều chỉnh lợi nhuận trường hợp các công ty niêm yết ở hose phát hành thêm cổ phiếu năm 2013 (Trang 34 - 38)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.3.1. Nhận diện điều chỉnh lợi nhuận

Để nhận diện hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị có thể có nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể là trực tiếp kiểm tra đối chiếu giữa báo cáo tài chính với các chứng từ sổ sách liên quan của những doanh nghiệp nghi ngờ có khả năng điều chỉnh lợi nhuận. Tuy nhiên, phương pháp này khó có

thể thực hiện vì người sử dụng thông tin khó tiếp cận sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Thông thường thì phương pháp này chỉ có thể được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền như thanh tra, kiểm toán, ... Hơn nữa, khi có sự

kiểm tra của thanh tra, kiểm toán cũng khó phát hiện vì như đã nói ở trên,

Từ những vấn đề ở trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các mô hình để

nhận diện việc điều chỉnh lợi nhuận. Cụ thể, dựa vào cơ sở kế toán được vận dụng để lập báo cáo tài chính cụ thể là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo kết quả kinh doanh được lập dựa trên cơ sở dồn tích. Theo cơ sở này, mọi giao dịch liên quan đến tài sản, nguồn vốn, nợ phải trả, doanh thu, chi phí được ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền. Lợi nhuận được xác định trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập dựa trên cơ sở tiền. Theo cơ sở này, các nhà quản trị chỉ được ghi nhận khi có số tiền thực thu và thực chi. Vì thế

không thể điều chỉnh thời điểm ghi nhận các giao dịch. Từ đó, chênh lệch giữa lợi nhuận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạo ra những biến kế toán mà các nhà nghiên cứu thường gọi là accruals. Hay nói cách khác accruals là phần lợi nhuận kế toán không bằng tiền được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không thể điều chỉnh, để điều chỉnh lợi nhuận các nhà quản trị phải nhận diện được các biến kế toán dồn tích và điều chỉnh các biến này. Theo các nhà nghiên cứu, tổng biến kế toán dồn tích (TA – total accruals) bao gồm 2 phần: một phần gọi là accruals không thể điều chỉnh (NDA-nondiscretionary accruals), phần còn lại gọi là accruals được điều chỉnh từ hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị

(DA- discretionary accruals).

Để minh họa các biến kế toán dồn tích có thể được vận dụng bởi các nhà quản trị, ta xem xét ví dụ ở Bảng 1.3 (giả sử các nhà quản trị điều chỉnh tăng lợi nhuận và không có thuế thu nhập doanh nghiệp)10:

Bảng 1.3: Biến kế toán dn ch

Lợi nhuận sau thuế 7.300

Các biến kế toán dồn tích (Accruals) Chi phí khấu hao +1.000 Các chi phí phân bổ +700 Biến động hàng tồn kho +400 Biến động các khoản phải thu -800 Biến động các khoản phải trả +500

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 9.100

Accruals = Lợi nhuận sau thuế - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh = 7.300 – 9.100 = -1.800

Từ ví dụ trên ta thấy chênh lệch giữa lợi nhuận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ là 1.800.

Các biến kế toán này được giải thích như sau:

- Chi phí khấu hao: Theo quy định của VAS 03- TSCĐ hữu hình và VAS 04- TSCĐ vô hình: Giá trị phải khấu hao của TSCĐ được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao TSCĐ được sử dụng phản ánh cách thức thu hồi lợi ích kinh tế từ tài sản

đó của công ty. Số khấu hao của từng kỳđược hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác, như: khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình, hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác. Trong đó thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình do công ty xác định chủ yếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản. Hơn nữa, nhà quản trị có thể lựa chọn một trong các phương pháp khấu hao để tác động đến

chi phí, từ đó tác động đến lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng theo chế độ kế toán và

Thông tư liên quan thì giới hạn của lựa chọn là khá hạn chế. Do đó, có thể nói chi phí khấu hao là biến kế toán không thể điều chỉnh.

- Các chi phí phân bổ: Mức phân bổ chi phí cho từng kỳ phụ thuộc vào số kỳ dự kiến phân bổ, cho nên nhà quản trị có thể chủ động tăng giảm chi phí của từng kỳ bằng việc xác định thời gian dự kiến phân bổ dài hay ngắn. Cho nên có thể nói, chi phí phân bổ là biến kế toán có thể điều

chỉnh.

- Biến động hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho phụ thuộc vào phương pháp tính giá hàng xuất kho. Công ty có thể lựa chọn các phương pháp tính giá hàng xuất kho khác nhau, việc lựa chọn này sẽ ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho. Tuy nhiên, chế độ kế toán quy định việc lựa chọn các chính sách kế

toán phải nhất quán, nên giới hạn điều chỉnh ở biến kế toán này rất hẹp. Do

đó, có thể nói đây là biến kế toán không thể điều chỉnh.

- Biến động các khoản phải thu: Việc thay đổi chính sách tín dụng có thể

giúp doanh nghiệp tăng doanh thu nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Chẳng hạn vào cuối năm tài chính để doanh thu, lợi nhuận đạt mục tiêu, doanh nghiệp có thể thay đổi chính sách bán hàng trả chậm 15 ngày lên 30 ngày. Được trả chậm bạn hàng sẵn lòng đón nhận ưu đãi này, nhập hàng số

lượng lớn. Kết quả, doanh thu của doanh nghiệp tăng vọt. Tuy nhiên, hệ quả

là số dư nợ phải thu tăng lên và doanh nghiệp có thể gặp rủi ro với nợ phải thu

khó đòi cũng tăng lên.

Nguyên nhân thứ hai làm tăng khoản phải thu có thể là do nhà quản trị giảm dự phòng phải thu khó đòi trong mức cho phép của chế độ trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Cho nên có thể nói biến kế toán này có thể được điều

chỉnh bởi ý muốn chủ quan của nhà quản trị. Bên cạnh đó nợ phải thu có thể

kế toán không thể điều chỉnh bởi nhà quản trị.

- Biến động khoản phải trả: Giả sử biến động khoản phải trả do nhà quản

trị giảm bớt kỳ hạn trả tiền hay giảm bớt điều khoản bảo hành hoặc có thể do

nhà quản trị giảm các khoản chi phí trích trước như: trích trước chi phí bảo

hành sản phẩm, trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, ... Đây là biến kế toán

có thể điều chỉnh. Trong khi đó, biến động khoản phải trả do quy mô doanh nghiệp giảm sút hay do ngẫu nhiên mà các khoản phải trả đến hạn được thanh

toán trong kỳ trong khi các khoản phải trả mới chưa phát sinh tương ứng là

những biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh.

Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng tồn tại biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh và biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh. Nếu người sử dụng thông tin chỉ có thông tin về báo cáo tài chính và họ không được tiếp cận sổ

sách kế toán thì không thể biết được đâu là biến kế toán không thể điều chỉnh và đâu là biến kế toán có thể điều chỉnh cũng như nguyên nhân làm tăng biến kế toán dồn tích. Hay nói cách khác, nhà quản trị có thể vận dụng biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh để điều chỉnh lợi nhuận trong khuôn khổ chuẩn mực kế toán.

Như vậy, DA chính là lợi nhuận có được bằng việc vận dụng các chính sách kế toán. Vì DA không thể quan sát trực tiếp được, để đo lường phần này các nhà nghiên cứu xác định phần NDA. Phần NDA liên quan đến mức độ

hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Từ đó mô hình nghiên cứu quản trị

lợi nhuận thực chất là các mô hình xác định phần NDA.

Để xác định phần NDA, PGS.TS Nguyễn Công Phương (2005) đã tổng hợp bốn mô hình chủ yếu dưới đây trong các nghiên cứu có liên quan.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) sử dụng mô hình JONES để nhận diện điều chỉnh lợi nhuận trường hợp các công ty niêm yết ở hose phát hành thêm cổ phiếu năm 2013 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)