GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) sử dụng mô hình JONES để nhận diện điều chỉnh lợi nhuận trường hợp các công ty niêm yết ở hose phát hành thêm cổ phiếu năm 2013 (Trang 49 - 52)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Phát hành thêm cổ phiếu là một trong những hình thức tài trợ vốn cho các công ty các công ty niêm yết. Có rất nhiều kênh để doanh nghiệp có thể

tìm kiếm các nguồn tài chính như: vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên có rất nhiều doanh nghiệp lại chọn hình thức phát hành thêm cổ phiếu xuất phát từ những lý do sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp thực sự cần vốn để thực hiện các dự án mới và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác đối với các dự án rủi ro cao và kết quả lợi nhuận không thực sự tốt thì doanh nghiệp cũng thường có xu hướng dùng vốn cổ phần nhiều hơn so với dùng vốn nợ nhằm tăng tính an toàn về tài chính.

Thứ hai, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn với lãi suất chấp nhận được từ các ngân hàng trong thời gian qua đã làm cho kênh huy động vốn cổ phần được ưu tiên hơn. Thực tế có khi lãi suất ngân hàng ở mức khoảng 17-18%, để chấp nhận mức lãi suất này doanh nghiệp phải có được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khoảng 25-30%, điều này là rất khó thực hiện với doanh nghiệp.

Thứ ba, cũng có doanh nghiệp phát hành thêm chỉ để đảm bảo tỷ lệ cân

đối giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Khi công ty đang ở mức nợ cao, việc phát hành thêm sẽ làm giảm tỷ lệ này. Điều này giúp cho công ty ở trong tình trạng tài chính lành mạnh, giảm thiểu rủi ro thanh khoản cũng như nguy cơ vỡ nợ từ

nguồn vốn vay.

Thứ tư, khi thị trường định giá cổ phiếu của nó cao hơn giá trị nội tại. Phát hành thêm trong trường hợp này sẽ tạo ra lợi nhuận tài chính cho doanh

nghiệp, và thực chất là tăng phần lợi nhuận cho nhà đầu tư hiện hữu.

Tóm lại thì khi doanh nghiệp tăng vốn sẽ có nhiều lợi thế trong quá trình phát triển của doanh nghiệp như doanh nghiệp chủđộng về vốn, ít phụ thuộc vốn vay ngân hàng với lãi suất khá cao nên tỷ lệ lợi nhuận mang lại sẽ cao hơn trường hợp sử dụng quá nhiều vốn vay của ngân hàng.

Và lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng thu hút nhà đầu tư. Bởi qua chỉ tiêu này có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời trong tương lai của các công ty niêm yết. Các nhà đầu tư thường có xu hướng

đầu tư vào những công ty làm ăn có hiệu quả và triển vọng tăng trưởng cao. Theo lý thuyết về mô hình định giá cổ phiếu, lợi nhuận là một trong những yếu tố quyết định giá thị trường của cổ phiếu. Bởi vì giá cổ phiếu chính là giá trị hiện tại của tất cả lợi tức cổ phần trong tương lai. Mà lợi tức cổ phần chỉ đến từ lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao thì giá thị trường của cổ phiếu càng cao. Chính vì vậy các công ty niêm yết thường có xu hướng “thổi phồng” lợi nhuận trong những giai đoạn quan trọng để nâng giá thị

trường của cổ phiếu. Vì vậy, đối với các công ty niêm yết trước khi phát hành thêm cổ phiếu để thu hút đầu tư, tăng giá cổ phiếu lên mức kỳ vọng và để đợt phát hành thành công, phần lớn các nhà quản trị công ty sẽ điều chỉnh tăng lợi nhuận.

Một ví dụ về việc tạo lợi nhuận ấn tượng công bố trước các đợt phát hành tham vọng: Trong quý III/2010, mặc dù TTCK suy giảm, đa phần công ty chứng khoán thua lỗ, nhưng công ty chứng khoán VNDirect (có mã chứng

khoán VND) công bố lãi 53 tỷđồng. Thế nhưng, vào quý IV/2010, khi TTCK phục hồi, đa phần công ty chứng khoán có lãi, thì VND lại công bố lỗ 117 tỷ đồng. Lãnh đạo VND giải thích, thua lỗ có nguyên nhân khách quan là thị

trường biến động, nhưng giới phân tích nhìn nhận, con số lợi nhuận khả quan trước đó của VND có thể được công bố để hỗ trợ cho đợt phát hành tăng vốn

từ 500 tỷđồng lên 1.000 tỷđồng vào cuối năm 2010.

Một ví dụ điển hình nữa là trường hợp công ty CP Đầu tư F.I.T (FIT) chào bán 34,25 triệu cổ phiếu phát hành thêm với giá 10.000 đồng/cổ

phiếu. Trước thời điểm phát hành, FIT đã bất ngờ công bố kết quả kinh doanh năm 2013 đột biến. Theo BCTC năm 2013, nhờ lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cùng với lãi từ hoạt động tài chính tăng cao lần lượt ở mức 93% và 270% đã giúp LNST đạt 34,3 tỷđồng, tăng gấp 4 lần so với cuối năm 2012. Lãi từ hoạt động tài chính chủ yếu là do khoản lời từ đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư tài chính. Đáng chú ý là FIT không cung cấp danh mục chứng khoán cụ thể, mặt khác không trích lập dự phòng giảm giá đầu tư

chứng khoán ngắn hạn do không có cơ sở. Ngoài ra, khoản đầu tư ngắn hạn khác được thuyết minh là dưới hình thức hợp tác đầu tư với cá nhân và tổ

chức, và sẽ được hưởng lợi nhuận nhất định trên tỷ lệ góp vốn mà không phụ

thuộc vào kết quả kinh doanh của đối tác. Điều này là rất khó hiểu trong bối cảnh tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn và TTCK luôn hàm chứa rủi ro cao. KQKD tích cực đã giúp đợt chào bán lần 1 của FIT với 15,7 triệu cổ phiếu diễn ra êm xuôi, mặc dù có nhiều nghi vấn về thực chất của những con số này. Từ việc nghiên cứu động cơ điều chỉnh lợi nhuận của các tác giả và dựa vào kết quả các nghiên cứu thực chứng trước đây như “Nghiên cứu việc điều chỉnh lợi nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Thái Thị Hằng (2014) đã đưa ra kết luận có 69,1% công ty niêm yết điều chỉnh tăng lợi nhuận trước khi phát hành thêm cổ phiếu trong giai đoạn 2010- 2012, do đó giả thuyết được đặt ra là:

Gi thuyết: Các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành

phố Hồ Chí Minh điều chỉnh tăng lợi nhuận trước khi phát hành thêm cổ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) sử dụng mô hình JONES để nhận diện điều chỉnh lợi nhuận trường hợp các công ty niêm yết ở hose phát hành thêm cổ phiếu năm 2013 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)