+ Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ,hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự pt, đó là, pt kt, pt xh và bảo vệ môi trường.
+ Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các yếu tố tự nhiên mà con ng có thể khai thác và sd để đáp ứng nhu cầu tồn tại và pt của mình.
- Khai thác và sd TNTN gắn với quan điểm pt bền vững được hiểu là việc khai thác và sd TNTN đáp ứng đủ nhu cầu của hiện tại nhưng không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
- Nội dung của quan điểm:
+ Khai thác và sd TNTN gắn với quy hoạch, lên kế hoạch cụ thể:
• Bất cứ nguồn tài nguyên nào muốn khai thác và sd tiết kiệm,hiệu quả đều cần có quy hoạch. Căn cứ vào việc điều tra, nghiên cứu và đánh giá tài nguyên, căn cứ vào khả năng đầu tư và nhu cầu thị trường để quy hoạch việc khai thác và sd tài nguyên hợp lý, khoa học.
47
• Quy hoạch khai thác,sd tài nguyên phải gắn với bảo vệ, tái tạo đối với các nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh.
• Quy hoạch khai thác và sd TNTN phải gắn với đầu tư xd hệ thống kết cấu hạ tầng và hệ thống công nghiệp chế biến để sd tiết kiệm tài nguyên.
• Nếu việc khai thác và sd tài nguyên không theo quy hoạch hoặc quy hoạch thiếu cơ sở khoa học đều dẫn đến nguy cơ khai thác cạn, kiệt, không bảo vệ và sd tiết kiệm TNTN. + Khai thác và sd TNTN gắn với chế biến để nâng cao chất lượng giá trị của tài nguyên.( áp dụng KH-CN cao )
• Áp dụng công nghệ cao vào khai thác và sd TNTN giúp tăng năng suất khai thác và tạo ra sản phẩm với số lượng và chất lượng vượt trội hơn, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
• Hiện nay, KHCN pt dẫn đến việc xuất khẩu sản phẩm thô mất giá trị, thu được lợi ích không cao => áp dụng KHCN để sx các chế phẩm tinh chế để thu được lợi ích cao hơn.
• KHCN giúp tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới, hỗ trợ quá trình tái tạo tài nguyên; góp phần nghiên cứu tìm ra các nguồn nguyên liệu mới, vật liệu mới…
+ Khai thác và sd tài nguyên phải đi đôi với bảo vệ môi trường và tái tạo, nuôi trồng mới.
• Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến vấn đề này nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan có căn cứ để quản lý việc khai thác và sd TNTN. • Kiểm tra, giám sát thường xuyên đảm bảo việc khai thác và sd tài nguyên tiết kiệm, hợp lý; xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm đối với các đối tượng khai thác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường.
• Nếu không làm tốt công tác thanh tra, giải quyết vần đề tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm thì việc khai thác và sd tài nguyên sẽ kém hiệu quả, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
• TNTN gồm tài nguyên hữu hạn ( có khả năng tái sinh và không có khả năng tái sinh) và tài nguyên vô hạn; với các loại tài nguyên có khả năng tái sinh khi khai thác và sd cần tái tạo, nuôi trồng mới, pt nguồn tài nguyên.
VD: liên hệ thực tế ở việt nam
- Về mục tiêu tổng quát, đến năm 2020, Việt Nam có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững.
48
Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững. Trên cơ sở mục tiêu tổng quát cũng như mục tiêu cụ thể, Đảng xác định các nhiệm vụ cụ thể cho công tác quản lý tài nguyên. Đó là:
+ Điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên quốc gia.
+ Khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia. + Thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền thống.
+ Thúc đẩy, hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài thăm dò, khai thác tài nguyên phục vụ yêu cầu các ngành công nghiệp trong nước.
+ Nghiên cứu sản xuất các loại nguyên, nhiên, vật liệu mới có thể thay thế các loại tài nguyên truyền thống.
+ Phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên, dịch vụ hệ sinh thái tài nguyên di truyền. VD: Các dự án điện mặt trời tại việt nam -> nhằm phát triển năng lượng tái tạo, giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch
Đề án phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng gắn với trồng rừng gỗ lớn ở tỉnh quảng bình giai đoạn năm 2019-2025