KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 104)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.2.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.2.1. Kết luận

Với những kết quả nghiên cứu ban đầu nhƣ trên, có thể thấy rằng mặc dù KTQT đã có mặt ở Việt Nam tƣơng đối lâu nhƣng hiện nay việc sử dụng công cụ KTQT ở các DNVVN vẫn còn hạn chế. Tỷ lệ sử dụng một số công cụ ở các doanh nghiệp khá cao nhƣng mức độ sử dụng thì lại tƣơng đối thấp. Việc sử dụng thật sự chỉ ở dạng sơ khai và tự phát. Các DN dƣờng nhƣ chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng và giá trị lợi ích từ việc sử dụng các công cụ KTQT mang lại. Nghiên cứu này đã chỉ ra một số nhân tố tác động thuận chiều đến mức độ vận dụng các công cụ KTQT bao gồm: cạnh tranh, phân cấp quản lý, trình độ của các đối tƣợng có liên quan đến hoạt động KTQT, ứng dụng công nghệ thông tin. Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu này để các nhà quản lý doanh nghiệp nhận thức đƣợc những nhân tố tác động đến mức độ vận dụng KTQT trong doanh nghiệp mà có những định hƣớng tốt hơn trong việc điều tiết các nhân tố để việc áp dụng KTQT trong DN ngày càng nhiều hơn.

Kết quả nghiên cứu này do nhiều nguyên nhân, đƣợc chia thành hai nhóm là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân khách quan

sang nền kinh tế thị trƣờng, do vậy các DN chƣa đủ thời gian để chuyển mình theo môi trƣờng kinh tế mới. Phần lớn các DN vẫn mang tƣ tƣởng nền kinh tế cũ, tập trung đến lợi nhuận trƣớc mắt, chƣa tạo ra đƣợc một tầm nhìn dài hạn cho DN để có thể tập trung phối hợp nhiều nguồn lực để đạt mục tiêu đó.

Thứ hai, mặc dù hệ thống kế toán tại Việt Nam đã quy định cả về kế toán tài chính và kế toán quản trị nhƣng kế toán quản trị lại không mang tính chất bắt buộc. Đối với những báo cáo tài chính mà các DN lập ra đa số là để đối phó với cơ quan chức năng hơn là phục vụ cho việc hoạch định của mình. Từ nhận thức đó của DN, những nhân viên kế toán đƣợc đào tạo về KTQT ra cũng không có đƣợc môi trƣờng ứng dụng dẫn đến sự quên lãng kiến thức đó.

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, đa số các nhà quản trị DN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đồng thời là chủ DN nên hầu nhƣ vấn đề phân quyền còn hạn chế. Hầu hết những quyết định là do ngƣời đừng đầu DN đƣa ra nên vai trò cấp trung gian và cấp cơ sở chƣa đƣợc chú trọng.

Thứ hai, trình độ quản lý và kiến thức về quản trị ở đội ngũ nhân sự còn hạn chế. Đa số các chủ DNVVN và đội ngũ quản lý làm việc theo bản năng và kinh nghiệm, ít đƣợc đào tạo bài bản. Hầu hết các chủ DN/nhà quản tri còn thờ ơ với công tác KTQT, thậm chí còn ít quan tâm đến sự tồn tại của hệ thống này trong DN.

Thứ ba, do quy mô của các DNVVN khu vực Quảng Trị còn nhỏ dẫn đến cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ kỹ thuật vẫn lạc hậu, nhà xƣởng và trụ sở còn chật hẹp, thiếu thốn…

4.2.2. K uyến ng ị ín sá

Từ những phân tích trên cho thấy, KTQT có vai trò quan trọng trong việc hoạch định, đánh giá kết quả thực hiện, kiểm soát trách nhiệm trong DN. Do đó, nhà quản trị phải tạo điều kiện nhiều hơn để việc vận dụng KTQT vào

hoạt động quản lý ngày càng nhiều và hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ nhất, từ kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố cạnh tranh ảnh hƣởng đến việc vận dụng của hầu hết các công cụ KTQT nên các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần thƣờng xuyên tiến hành đánh giá mức độ cạnh tranh của các ngành, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch nâng cao khả năng cạnh tranh cho những ngành có lợi thế cạnh tranh và điều chinh sản xuất kinh doanh cho các ngành, DN không có khả năng cạnh tranh, tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho tất cả các DN. Không nên quản lý theo kiểu “xin cho” làm mất tính tự chủ, độc lập của DN.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhân tố trình độ của các đối tƣợng có liên quan đến hoạt động KTQT ảnh hƣởng tới việc vận dụng của nhiều công cụ KTQT. Do vậy DN phải không ngừng bồi dƣỡng, đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho DN, đặc biệt coi trọng năng lực các nhà quản trị và đội ngũ kế toán, tăng cƣờng nâng cao kiến thức và chuyên môn cho họ về vai trò và lợi ích của hệ thống KTQT đối với DN trong môi trƣờng kinh doanh hội nhập và đầy biến động cạnh tranh nhƣ ngày nay. Các tổ chức ban hành chính sách, các tổ chức nghề nghiệp cũng nhƣ các tổ chức hƣớng nghiệp cần ban hành những văn bản, quy định có những chƣơng trình hành động, hƣớng dẫn, hỗ trợ cụ thể nhằm giúp DN nhìn thấy rõ hơn vai trò và lợi ích của việc xây dựng hệ thống KTQT trong DN. Bên cạnh đó, các tổ chức giáo dục cũng nên khuyến khích sinh viên, học viên thực hiện nhiều đề tài, nghiên cứu khoa học về giá trị lợi ích do KTQT mang lại cho các DN đã và đang sử dụng để nâng cao nhận thức về KTQT. Điều này cũng chính là giúp sức cho DN về vấn đề nhân sự trong việc áp dụng các công cụ KTQT tại DN.

Thứ ba, theo kết quả nghiên cứu thì nhân tố phân cấp quản lý tác động đến việc vận dụng hệ thống dự toán và hệ thống hỗ trợ ra quyết định, nên DNVVN phải tự đổi mới chính mình để bảo vệ mình trƣớc những thách thức của môi trƣờng kinh doanh. Trƣớc hết là đổi mới về cách thức quản lý, về phân quyền quản lý trong DN. Một tay nhà quản trị/chủ DN không thể ôm đồm xử lý hết tất cả mọi việc, chính vì vậy họ cần phân quyền, phân chia trách nhiệm thì hiệu quả công việc cao và tận dụng đƣợc điểm mạnh yếu của các cấp. Để làm đƣợc điều này, DN cần phải vận dụng công cụ KTQT một cách hợp lý. Bên cạnh đó, các DNVVN cũng cần có cách nhìn nhận mới về KTQT, thấy đƣợc vai trò quan trọng của các công cụ KTQT trong DN. Một khi DN sử dụng nó một cách bài bản và có hệ thống thì mới phát huy đƣợc hiệu quả. Ngƣợc lại, nếu DN chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của KTQT thì việc sử dụng tự phát chỉ làm DN cảm thấy tốn kém, mất thời gian và không hiệu quả.

Thứ tƣ, nhân tố ứng dụng công nghệ thông tin ảnh hƣởng đến việc vận dụng công cụ dự toán và hệ thống hỗ trợ ra quyết định. Vì vậy, các DN cần thƣờng xuyên cập nhật công nghệ mới, bổ sung trang thiết bị hiện đại thuận lợi cho công tác KTQT. Đầu tƣ cơ sở về CNTT;Tăng cƣờng ứng dụng điều hành, tác nghiệp; Ứng dụng toàn diện nâng cao năng lực quản lý và sản xuất; Đầu tƣ để biến đổi doanh nghiệp và tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế. Tại mỗi giai đoạn đều có những mục tiêu cụ thể và tuân theo các nguyên tắc cơ sở của đầu tƣ CNTT là: đầu tƣ phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp; đầu tƣ phải đem lại hiệu quả; đầu tƣ cho con ngƣời đủ để sử dụng và phát huy các đầu tƣ cho công nghệ.

4.3. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU, HẠN CHẾ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

4.3.1. Đóng góp ủ ng ên ứu

Nghiên cứu đã xây dựng các giải thuyết và mô hình nghiên cứu ảnh hƣởng mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN (cụ thể là các DN sản xuất) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Kết quả của nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm việc vận dụng các công cụ KTQT trong các DNVVN. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý trong DN biết đƣợc tỷ lệ áp dụng và mức độ áp dụng KTQT trong các DN, từ đó sẽ có những nhìn nhận, kế hoạch để áp dụng KTQT giúp DN đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

4.3.2. Hạn ế và p ƣơng ƣớng p át tr ển đề tà

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu chỉ phân tích các DN có sử dụng KTQT trong DN mà không quan tâm đến các DN không sử dụng. Do đó, nghiên cứu tiếp theo sẽ đƣa các DN không áp dụng KTQT vào để đánh giá các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT nói chung.

Thứ hai, hạn chế về mẫu điều tra. Mặc dù số lƣợng mẫu tƣơng đối lớn nhƣng trong khả năng tiếp cận và thời gian hạn hẹp nên tác giả không thể khảo sát đƣợc số mẫu lớn hơn, Ngoài ra, tác giả chỉ tập trung vào DN sản xuất khiến cho kết quả nghiên cứu không mang tính đại diện cho toàn bộ DN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Thứ ba, nghiên cứu này tập trung làm rõ mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố và việc sử dụng các công cụ KTQT mà không chỉ ra đƣợc về lợi ích, chi phí từ việc sử dụng này. Tất cả những hạn chế này sẽ đƣợc xem xét và khắc phục trong các nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN CHUNG

Qua kết quả tìm hiểu tổng quan tài liệu về việc vận dụng KTQT từ nhiều nghiên cứu trƣớc đây cũng nhƣ qua khảo sát và phân tích kết quả điều tra thực tế về tình hình vận dụng các công cụ KTQT tại các DN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, nghiên cứu này có một số kết luận nhƣ sau:

Thứ nhất, có thể thấy rằng KTQT ngày càng khẳng định đƣợc vai trò của mình đối với quá trình hoạt động kinh doanh của DN. Bên cạnh sự xuất hiện của những công cụ, kỹ thuật KTQT hiện đại thì KTQT truyền thống vẫn duy trì và phát huy đƣợc thế mạnh vốn có của mình. Việc vận dụng KTQT đã không còn là vấn đề xa lạ với các DN và điều này đã đƣợc chứng tỏ qua nhiều nghiên cứu, không chỉ ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển mà ngay cả các nƣớc có nền kinh tế đang chuyển đổi, với cả DN lớn hay nhỏ.

Thứ hai, có thể kết luận rằng việc vận dụng và mức độ vận dụng KTQT trong các DN bị tác động bởi nhiều nhân tố. Từ đó, dựa trên kết quả nghiên cứu có thể đẩy mạnh hơn nữa các công cụ KTQT trong các DNVVN.

Thứ ba, có thể thấy rằng DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chƣa thực sự chú trọng hay nhận thức đƣợc vai trò của các công cụ KTQT. Chính vì vậy, điều này dẫn đến thiếu cơ sở để đánh giá chi phí và lợi ích do KTQT mang lại.

Bên cạnh những đóng góp, đề tài còn một số hạn chế, đây cũng là gợi ý phƣơng hƣớng để những nghiên cứu sau hoàn thiện.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA (Dành cho kế toán tại đơn vị)

Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”. Để có đƣợc kết quả nghiên cứu tốt đối với nghiên cứu này tôi rất mong đƣợc sự hỗ trợ của anh (chị) trong việc trả lời bảng khảo sát dƣới đây. Bảng khảo sát này không có quan điểm, thái độ đánh giá thế nào là đúng hay sai, tất cả đều là thông tin có giá trị. Rất mong nhận đƣợc sự hợp tác chân tình nhất của anh (chị) để đề tài thành công tốt đẹp.

PHẦN 1: THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

Anh (chị) vui lòng cho biết các thông tin sau bằng cách đánh dấu  (chỉ chọn phƣơng án đúng nhất):

1. Quy mô doanh nghiệp:

Nhỏ 

Vừa 

PHẦN 2: MỨC ĐỘ VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Anh (chị) vui lòng cho biết mức độ vận dụng các công cụ KTQT tại doanh nghiệp bằng cách đánh dấu  vào các lựa chọn thích hợp, trong đó:

0-Không sử dụng 1-Rất thấp 2-Thấp 3-Bình thƣờng 4-Cao 5-Rất cao

CÔNG CỤ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Mức độ vận dụng

0 1 2 3 4 5

Hệ t ống tín g á

1. Tính giá theo phƣơng pháp toàn bộ 2. Tính giá theo phƣơng pháp trực tiếp 3. Tính giá theo chi phí mục tiêu

4. Tính giá trên cơ sở hoạt động (ABC)

Hệ t ống ự toán

5. Dự toán doanh thu 6. Dự toán sản xuất

7. Dự toán kiểm soát chi phí 8. Dự toán lợi nhuận

9. Dự toán vốn bằng tiền 10.Dự toán báo cáo tài chính 11.Dự toán linh hoạt

12.Dự toán dựa trên hoạt động

Hệ t ống đán g á t àn quả

13.Phân tích chênh lệch so với dự toán 14.Chi phí định mức và chênh lệch so với

định mức

15.Lợi nhuận bộ phận

16.Tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ ROI 17.Lƣu chuyển tiền tệ

18.Giao hàng đúng hạn

19.Đào tạo bồi dƣỡng cho nhân viên 20.Biến động nhân sự

21.Chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ 22.Sự hài lòng của khách hàng

Hệ t ống ỗ trợ r quyết địn

23.Phân tích chi phí - sản lƣợng - lợi nhuận 24.Phân tích lợi nhuận sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25.Phân tích giá trị thuần NPV 26.Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR

27.Công cụ quản trị hàng tồn kho kịp thời 28.Công cụ quản trị dựa trên hoạt động

Hệ t ống KTQT ến lƣợ

29.Chi phí mục tiêu trong việc thiết kế sản phẩm mới

30.Chi phí chiến lƣợc để thực hiện KTQT chiến lƣợc của DN

31.Phân tích chi phí phát sinh trong từng hoạt động của chuỗi giá trị

32.Theo dõi các chi phí trong các giai đoạn phát triển sản phẩm

33.Thu thập thông tin về phản ứng của đối thủ để thực hiện chiến lƣợc

PHẦN 3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Anh (chị) vui lòng đánh dấu  vào các lựa chọn thích hợp, trong đó:

1-Rất thấp 2-Thấp 3-Bình thƣờng 4-Cao 5-Rất cao

NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG Mức độ

1 2 3 4 5

Vấn đề ạn tr n mà o n ng ệp gặp p ả

1. Nguyên liệu, nguồn hàng 2. Nhân sự

3. Kênh bán hàng và phân phối 4. Chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ 5. Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ 6. Giá cả

7. Các vấn đề khác

Cá vấn đề về p ân ấp quản lý trong DN

8. Phát triển sản phẩm mới

9. Tuyển dụng và sa thải nhân viên 10.Chọn lựa đầu tƣ 11.Phân bổ ngân sách 12.Quyết định về giá Trìn độ ủ á đố tƣợng l ên qu n đến oạt động KTQT 13.Trình độ nhà quản lý cấp cao 14.Trình độ nhà quản lý cấp trung 15.Trình độ nhà kế toán Mứ độ ứng ụng ông ng ệ t ông t n 16.Ứng dụng CNTT trong quản lý bán hàng 17.Ứng dụng CNTT trong quản lý nhân sự 18.Ứng dụng CNTT trong công tác kế toán

TÀI LIỆU THAM KHẢO T ếng V ệt

[1] Đoàn Ngọc Phi Anh (2012), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược trong các Doanh Nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Phát Triển Kinh Tế, Số: 246, trang 9-15.

[2] Võ Thị Thùy Linh (2011), Hoàn thiện công tác lập dự toán hoạt động tại Công ty cổ phần công nghệ phẩm Đà Nẵng, Luận văn Thạc s Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[3] Vƣơng Thị Nga (2015), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng công cụ kế toán quản trị truyền thông tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên đại bàn Tây Nguyên, Luận văn Thạc s , Đại học Đà Nẵng.

[4] Nguy n Thị Sƣơng (2016), Nghiên cứu mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc s Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. [5] Quốc Hội, Luật kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015.

[6] Quốc Hội, Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014.

[7] Hoàng Trọng, Chu Nguy n Mộng Ngọc (2005), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, NXB Thống Kê.

T ếng An

[8] Abdel- Kader M. and Luther. R (2006), Management accounting practices in the British food and drinks industry, British Food Journal, 108: 336-357.

[9] Abdel- Kader M. and Luther. R (2008),The impact of firm characteristics on management accounting practices: A UK-based empirical analysis, The British Accounting Review, 40:2-27. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[10] Ahmad (2012), “The use of management accounting practices in Malaysian SMES”, Doctor of Philosophy in Accountancy.

[11] Al-Omiri, M (2003), The diffusion of management accounting

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 104)