Đặc điểm kiểm soát RRTD trong cho vay trung dài hạn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 28 - 67)

6. Bố cục của luận văn

1.3.2. Đặc điểm kiểm soát RRTD trong cho vay trung dài hạn

RRTD trong cho vay trung dài hạn là thường cao hơn so với cho vay ngắn hạn bởi những yếu tố như:

- Yếu tố cơ bản của rủi ro là sự bất định. Thời hạn tín dụng càng dài, sự bất định trong khả năng thu hồi các khoản nợ càng lớn. Vì vậy, rủi ro gia tăng đốivới các khoản vay dài hạn.

- Quy mô của khoản vay trung dài hạn thường lớn, nên nếu rủi ro xảy ra thì sẽ gây tổn thất lớn. Bên cạnh đó, số món vay trung dài hạn không nhiều, vì vậy việc đa dạng hóa danh mục cho vay trung dài hạn sẽ khó hơn

- Công tác thẩm định tín dụng trung dài hạn phức tạp, chi phí thẩm định cao vì phải thẩm định rất nhiều yếu tố, đồng thời phải thu thập nhiều dữ liệu để có cơ sở dự báo với một khoản thời gian dài.

- Những nhân tố biến động môi trường có ảnh hưởng lớn hơn đối với RRTD trung dài hạn do kỳ hạn vay dài. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không ổn định khi có những thay đổi trong quy định về thuế, vốn.., cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị tác động nhiều bởi những văn bản luật về tài sản đảm bảo, dự trữ, trích lập… Như vậy, các chính sách kinh tế, pháp luật không hoàn chỉnh cũng gây khó khăn có doanh nghiệp về khả năng trả nợ, cũng như đe doạ đến sự an toàn của ngân hàng trong cho vay

- Tương quan đánh đổi giữa rủi ro và sinh lời rõ ràng hơn trong cho vay trung dài hạn. Cho vay trung dài hạn đòi hỏi giá trị khoản vay lớn trong thời gian dài nhưng bù lại khả năng sinh lời của NH cũng cao hơn so với cho vay ngắn hạn. Có điều này là do cấu trúc kỳ hạn của lãi suất. Theo lý thuyết phần bù thanh khoản thì lãi suất dài hạn bằng lãi suất kỳ hạn ngắn dự tính + phần bù thanh khoản.

1.3.3. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp

a. Né tránh rủi ro tín dụng

Trong hoạt động kiểm soát RRTD, né tránh RRTD là một trong những công cụ kiểm soát RRTD. Né tránh rủi ro tín dụng là né tránh những hoạt động làm phát sinh tổn thất do DNkhông trả nợ đúng hạn như đã cam kết. Như vậy, quyết định né tránh RRTD là quyết định có ý thức của các nhà quản trịrủi ro. NHTM có thể quyết định không cung cấp bất kỳ khoản vay hoặc tài trợ cho một số lĩnh vực cụ thể mà NHTM xét thấy rủi ro tín dụng cao để né tránh nguy cơ rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Né tránh RRTD ở đây có nghĩa là không đối diện với RRTD bằng nhiều hình thức như quyết định từ chối cho vay hoặc đưa ra các quyết định loại bỏ rủi ro tín dụng để ngân hàng không còn đối diện với nó trong cho vay DN.

Né tránh rủi ro tín dụng là cách tiếp cận hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng. Bằng cách né tránh RRTD, NHTM biết rằng sẽ không gánh chịu những tổn thất tiềm ẩn và bất định mà RRTD gây ra. Đây là quyết định thường được đánh giá là tương đối dễ dàng, đơn giản, triệt để và chi phí thấp tuy nhiên có một số hạn chế sau:

Thứ nhất, hoạt động cho vay của NHTM luôn đối diện với nguy cơ tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra do vậy rất khó né tránh hoàn toàn được rủi ro tín dụng mà thường chỉ né tránh một phần ở một mức độ nào đó.

Thứ hai, rủi ro tồn tại trong mọi hoạt động của NHTM, vì vậy né tránh rủi ro tín dụng có thể dẫn đến phải đối diện với rủi ro khác trong hoạt động của NHTM.

Để công tác né tránh RRTD được thực hiện có hiệu quả, NHTM thường sử dụng các biện pháp sau:

- Từ chối cho vay.

NHTM từ chối cho vay đối với cácdoanh nghiệp vay vốn không đủ điều kiện vay vốn, không đáp ứng được các tiêu chuẩn cho vay. Đây là biện pháp né tránh hoàn toàn RRTD đảm bảo cho NHTM không đối diện với rủi ro tín dụng có nguy cơ tổn thất cao.

Để công tác từ chối cho vay có hiệu quả, đảm bảo không bỏ mất những DN tốt, đồng thời né tránh những DN yếu kém, dễ dẫn đến tổn thất vốn vay, NHTM đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể nhằm thống nhất công tác sàng lọc DN vay vốn.

Nội dung tiêu chuẩn sàng lọc doanh nghiệp vay vốn gồm:

Qui định về tiêu chuẩn sàng lọc khách hàng: Tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro mà mỗi NHTM đưa ra tiêu chuẩn về sàng lọc khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, NHTM thường chấp nhận cho vay nếu DNđược đánh giá :

+ DNcó khả năng trả nợ;

+ DNkinh doanh có lãi và có tình hình tài chính ổn định;

+ DNcó phương án kinh doanh, dự án đầu tư khả thi, hiệu quả;

Ngoài ra, NHTM còn có thể đưa ra các tiêu chuẩn bổ sung theo mức độ rủi ro của từng ngành kinh tế.

Đối với DNkhông đạt tiêu chuẩn trên NHTM phải sử dụng các biện pháp né tránh RRTD.

- Yêu cầu doanh nghiệp có biện pháp nhằm biến đổi rủi ro tín dụng về mức chấp nhận để cho vay.

Đối với những khoản cho vay có rủi ro tín dụng nhưng có khả năng biến đổi và đưa rủi ro tín dụng về mức chấp nhận được để cho vay. NHTM tư vấn cho DN có biện pháp bổ sung như thuê chuyên gia quản lý, thuê kiểm toán báo cáo tài chính, thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ…. nhằm đưa rủi ro tín dụng về mức chấp nhận để cho vay và đây là biện pháp thường thực hiện

trước khi quyết định cho vay.

- Giới hạn tín dụng trên một khách hàng.

Mục đích của xác định giới hạn tín dụng:

+ Xác định giới hạn tín dụng là xác định nhu cầu vốn cần thiết trong kỳ của DN vay vốn, giúp cho DNcó kế hoạch quản lý và sử dụng vốn hiệu quả trong giới hạn vốn tín dụng được cung cấp.

+ Xác định giới hạn tín dụng là xác định giới hạn cao nhất mà NHTM chấp nhận RRTD trên cơ sở kết quả thẩm định, xếp hạng tín dụng nội bộ cho một DN vay vốn.

Như vậy, giới hạn tín dụng cho một DNmột mặt giúp DNsử dụng hiệu quả vốn vay ngân hàng, mặt khác giúp cho NHTM giới hạn khả năng chịu đựng rủi ro tín dụng. Ngoài ra, NHTM còn qui định tỷ lệ dư nợ tối đa cho một doanh nghiệp nhằm phân tán RRTD trong cho vay DN.

- Giới hạn tỷ lệ dư nợ những lĩnh vực, ngành có rủi ro tín dụng cao trên tổng dư nợ.

Xác định giới hạn tín dụng đối với những lĩnh vực cho vay nhạy cảm như bất động sản, cho vay đầu tư chứng khoán là cần thiết để giới hạn RRTD xảy ra đối với lĩnh vực có mức độ RRTD cao. NHTM thường thực hiện giới hạn tỷ lệ dư nợ cho vay đối với lĩnh vực có mức độ RRTD cao trên tổng dư nợ nhằm không tập trung dư nợ vay vào các lĩnh vực có RRTD cao. Đồng thời khuyến khích cho vay các lĩnh vực có mức độ RRTD thấp như cho vay lĩnh vực thương mại, sản xuất công nghiệp, cho vay xuất khẩu.... Đây là biện pháp né tránh một phần RRTD nhằm giới hạn RRTD trong mức cho phép.

- Cho vay đồng tài trợ.

Cho vay đồng tài trợ là hình thức các NHTM cùng cho vay một dự án, cùng chia sẻ RRTD trong cho vay DN. Cho vay đồng tài trợ là hình thức chia nhỏ RRTD nhằm né tránh RRTD có nguy cơ tổn thất cao, chấp nhận RRTD

trong giới hạn. Cho vay đồng tài trợ giúp cho NHTM giới hạn mức RRTD và tổn thất trong khả năng tài chính của mình.

b. Ngăn ngừa rủi ro tín dụng

Đối với các khoản nợ không thể thực hiện được biện pháp né tránh hoàn toàn rủi ro tín dụng, NHTM tiến hành các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tín dụng không để nó xảy ra. Vậy ngăn ngừa RRTD trong cho vay trung dài hạn DN là gì? Theo cách hiểu thông thường thì ngăn ngừa là các hoạt động nhằm ngăn cản khả năng xảy ra sự việc không mong muốn nào đó nhằm giảm thiểu tổn thất do sự việc đó xảy ra.Với ý nghĩa như vậy, ngăn ngừa RRTD trong cho vay trung dài hạn DN là các hoạt động của NHTM nhằm vào các nhân tố có thể mang lại rủi ro để ngăn cản khả năng xảy ra RRTD, giảm thiểu tổn thất vốn của NHTM. Các hoạt động này được tiến hành trước khi RRTD xảy ra căn cứ vào kết quả nhận dạng và đánh giá RRTD trong cho vay DN. Bên cạnh đó hoạt động này thường được thực hiện trong và sau khi cho vay. Các biện pháp ngăn ngừa RRTD trong cho vay DN thường gồm:

-Yêu cầu doanh nghiệp vay vốn có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư

NHTM chỉ cho vay khi DN có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án. Đây là biện pháp nhằm tăng trách nhiệm sử dụng vốn vay của DN vay vốn. Mức độ vốn tự có của DNtham gia vào phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư phụ thuộc vào mức độ RRTD được NHTM đánh giá và mức độ tín nhiệm của DNtrong quá trình vay vốn.

Yêu cầu của biện pháp vốn tự có tham gia:

Để biện pháp được thực hiện tốt NHTM yêu cầu vốn tự có của DNphải được giải ngân trước hoặc song song với vốn vay và biện pháp này phải được NHTM thỏa thuận với DN trong hợp đồng tín dụng.

- Tổ chức công tác cho vay nhằm hạn chế được rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

+ Tách bạch 3 bộ phận đề xuất tín dụng, thẩm định rủi ro và tác nghiệp thành 3 bộ phận riêng biệt. Sự độc lập giữa đề xuất tín dụng và thẩm định rủi ro giúp cho quá trình phê duyệt được khách quan hơn, hạn chế ý chí chủ quan trong phê duyệt, hạn chế gian lận trong quá trình giải ngân, hồ sơ giả hoặc ngăn ngừa RRTD do đạo đức cán bộ làm công tác tín dụng xuống cấp, gây tổn thất như: tự ý sửa chữa hồ sơ nhập vào phần mềm quản lý tín dụng để rút tiền ngân hàng, ‘vay ké’, tham nhũng…

+ Phân cấp mức phán quyết cho vay theo mức độ rủi ro tín dụng: Mục đích của việc phân cấp phán quyết cho vay là để công tác cho vay của ngân hàng được xem xét thận trọng tương ứng với mức độ RRTD và trình độ của cán bộ.

+ Xây dựng qui trình cho vay tương ứng với từng mức rủi ro tín dụng: Mỗi một sản phẩm cho vay đều có mức độ rủi ro tín dụng khác nhau, có đặc điểm riêng. Do vậy để hạn chế được RRTD, NHTM ban hành qui trình cho vay theo từng sản phẩm cho vay.

+ Thực hiện việc giám sát quá trình vay vốn của doanh nghiệp nhằm không đểxảy ra các nguy cơ gây ra rủi ro như: sử dụng vốn sai mục đích, việc tuân thủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng, giám sát dòng tiền...

- Sử dụng các biện pháp tài chính

Để đảm bảo DNsử dụng vốn vay có hiệu quả, NHTM thường thỏa thuận với DN các điều kiện vay vốn trước khi giải ngân như lãi suất, lãi quá hạn, phí gia hạn, phí cơ cấu lại thời hạn. Đây là biện pháp tác động vào DN , yêu cầu DN phải sử dụng vốn vay có hiệu quả. Nếu không sử dụng vốn vay có hiệu quả dẫn đến trả nợ vay không đúng hạn, phải gia hạn hoặc quá hạn thì DN sẽ bị mất đi một khoản chi phí cơ cấu, lãi phạt.

- Thu nợ trước hạn

Thu nợ trước hạn là biện pháp theo đó, NHTM thu hồi nợ vay trước ngày đến hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng do khách hàng không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng hoặc NHTM cho DNtrả nợ trước hạn khi NHTM phát hiện các dấu hiệu rủi ro tín dụng có thể dẫn đến trả nợ không đúng hạn. Nguồn thu nợ là nguồn vốn tự có, tiền bán hàng của DN. Để biện pháp thu nợđược thực hiện tốt trong các hợp đồng tín dụng, NHTM phải thỏa thuận các trường hợp thu nợtrước hạn.

c. Giảm thiểu tổn thất

Né tránh, ngăn ngừa rủi ro tín dụng là những biện pháp can thiệp vào xác suất xảy ra RRTD trong cho vay DN. Tuy nhiên, có những RRTD mà NHTM không thể ngăn ngừa hoặc chỉ ngăn ngừa một phần. Để bổ sung vào các biện pháp kiểm soát RRTD, NHTM sử dụng biện pháp giảm thiểu tổn thất. Giảm thiểu tổn thất trong cho vay DN là biện pháp của NHTM thực hiện trước khi RRTD xảy ra.Các biện pháp giảm thiểu tổn thất thường sử dụng trong cho vay DN là:

- Tài sản đảm bảo nợ vay

Tài sản đảm bảo nợ vay là những tài sản thuộc sở hữu của DNdùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các khoản phí liên quan cho ngân hàng theo các cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tài sản đảm bảo nợ vay là biện pháp giúp NHTM nắm được thế chủ động trong kiểm soát vốn vay. Nó vừa là biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng vừa là biện pháp giảm thiểu tổn thất. Khi thế chấp tài sản DNcó trách nhiệm trong việc trả nợ vay đúng như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo vốn vay trên dư nợ vay tùy thuộc vào mức độ RRTD mà NHTM đánh giá đối với từng DN trong từng thời kỳ. NHTM yêu cầu DN bổ sung tài sản đảm bảo khi DN bị xuống hạng hoặc tài sản đảm bảo của DN bị giảm giá so với giá trịNHTM đã

định giá tại thời điểm ký hợp đồng.

Để biện pháp này được thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi NHTM phải thực hiện tốt một số công tác sau:

+ Định giá tài sản đúng giá thị trường: Công tác định giá tài sản đảm bảo phải đảm bảo chính xác, đúng với giá trị thị trường và tại mọi thời điểm NHTM phải đảm bảo giá trị tài sản đảm bảo không thấp hơn giá trị thịtrường; + Chọn lọc tài sản đảm bảo có tính thanh khoản: NHTM cần chấp nhận những tài sản đảm bảo có tính thanh khoản nhằm đảm bảo tài sản bán được trên thịtrường khi doanh nghiệp không trả được nợ vay;

+ Định kỳ tài sản đảm bảo phải được NHTM kiểm tra để đảm bảo tài sản không bị mất mát, không bị DN;

+ Trong điều khoản hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, NHTM thỏa thuận với DNcác trường hợp bổ sung tài sản đảm bảo.

- Lập quỹ dự phòng rủi ro

Khi đã chấp nhận rủi ro thì NHTM phải dự trù về nguồn tài chính để khi rủi ro xảy ra thì sẽ khắc phục được kịp thời nhằm bù đắp những tổn thất mất mát. Khi giải ngân, việc cho vay của ngân hàng được chính thức ghi nhận trên sổ sách kế toán và đồng thời là thời điểm ngân hàng phải luôn đối diện với rủi ro tín dụng do vậy cần phải thực hiện trích dự phòng rủi ro. “Trích dự phòng rủi ro tín dụng là phương pháp ngân hàng sử dụng để ghi nhận tổn thất so với giá trị ghi nhận ban đầu của khoản vay”.

Quỹ dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng rủi ro cụ thể và dự phòng chung. Mức trích dự phòng rủi ro cụ thể là mức độ tổn thất tín dụng do vậy nó phục thuộc vào: (i) Mức độ rủi ro của từng DN vay vốn; (ii) Giá trị tài sản đảm bảo. Mức trích dự phòng chung không phụ thuộc vào tài sản đảm bảo, mức độ rủi ro của DN vay vốn.

- Áp dụng lãi suất cho vay theo mức độ rủi ro tín dụng

Lãi suất cho vay theo mức RRTD nhằm giúp cho NHTM bù rủi ro tín dụng. DNcó xếp hạng tín dụng nội bộ AAA sẽ có lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất cho vay đối với các DN có mức định hạng thấp hơn như BBB,BB ....

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 28 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)