Những mặt tồn tại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 71 - 78)

6. Bố cục của luận văn

2.4.2. Những mặt tồn tại

BIDV Đà Nẵng chưa xây dựng được chính sách tín dụng riêng mà chủ yếu áp dụng các chính sách, qui định của BIDV. Điều này chưa phù hợp với tình hình thực tế của các doanh nghiệp vay vốn trên địa bàn TP Đà Nẵng, cũng như các đặc thù về kinh tế xã hội tại TP Đà Nẵng. Cụ thể:

Các tiêu chuẩn sàng lọc khách hàng, chính sách đảm bảo tiền vay, vốn tự có tham gia phương án sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản chưa phù hợp với tình hình biến động của thị trường bất động sản trên địa bàn. Các doanh nghiệp có kết quả định hạng BBB bị suy giảm khả năng trả nợ trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay nhưng khi vay vốn chỉ cần đáp ứng tỷ lệ tài sản đảm bảo nợ vay 70% và không qui định vốn tự có tham gia là chưa hợp lý. Tiêu chí cho vay tín chấp chưa được qui định chặt chẽ, dễ bị cán bộ quan hệ khách hàng lợi dụng áp

dụng mặc dù doanh nghiệp vẫn còn tài sản chưa thế chấp cho bất kỳ ngân hàng nào.

Chi nhánh chưa đưa ra các giới hạn an toàn để kiểm soát rủi ro tín dụng trong các lĩnh vực có rủi ro cao, dẫn đến dư nợ vay tập trung vào một số ngành, một số doanh nghiệp lớn. Chi nhánh cũng chưa có các qui định kết hợp giữa các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp trên địa bàn để tạo điều kiện tốt cho công tác phát triển tín dụng tại Chi nhánh. Chi nhánh chưa áp dụng lãi suất vay vốn tương ứng với mức rủi ro tín dụng của doanh nghiệp.

Việc triển khai biện pháp đảm bảo tài sản trong phòng ngừa rủi ro tín dụng còn nhiều hạn chế. Giá của tài sản đảm bảo chưa đúng với giá thị trường do nguồn thông tin sử dụng đểđịnh giá chưa tin cậy, công tác định giá lại chưa bám sát với biến động giá cả tài sản đảm bảo trên thị trường nhất là đối với tài sản là bất động sản.Thêm vào đó, một số tài sản đảm bảo có tính thanh khoản rất thấp như tài sản thế chấp hình thành trên đất thuê, tài sản thế chấp nằm ở các vùng xa trung tâm thành phố, một số tài sản là máy móc thiết bị bịhư hỏng.... dẫn đến không bán được tài sản để thu hồi được nợ.

Việc kiểm tra giám sát vốn vay, và xác định giới hạn tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng, chưa sát với tình hình thực tế như việc giám sát vốn vay chỉ căn cứ trên báo cáo mà chưa xem xét các báo cáo đó có phản ảnh đúng các nghiệp vụ phát sinh tại doanh nghiệp hay không, thời gian tính toán lại giới hạn tín dụng dài (12 tháng) nên chưa đảm bảo giới hạn tín dụng sát với nhu cầu vốn vay thực tế của doanh nghiệp. Điều này dễ dẫn đến rủi ro doanh nghiệp lập báo cáo giả để phục vụ cho công tác giám sát của cán bộ quan hệ khách hàng, hoặc lập chứng từ giả để rút vốn vay. Việc kiểm tra, giám sát theo định kỳ dễ bị doanh nghiệp nắm bắt được

lịch kiểm tra nên dễ dàng đối phó. Chính vì vậy mà Chi nhánh rất khó sớm phát hiện những lỗ hổng tài chính hay phát hiện doanh nghiệp thực hiện không đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Nguyên nhân những tồn tại

Các hạn chế của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân sau:

a. Nguyên nhân bên ngoài

Môi trường pháp lý và các thay đổi về cơ chế chính sách Môi trường pháp lý của Việt Nam chưa đồng bộ, chưa ổn định, nhiều khi còn chồng chéo, bất cập nên đã ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.Hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn thiện. Sự không ổn định của văn bản pháp lý đã gây nên khó khăn cho công tác quản trị RRTD. Hoạt động các cơ quan ban ngành liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng hiện nay có thể nói còn nhiều vấn đề cần bàn luận như quản lý DN của sở kế hoạch đầu tư còn lỏng lẻo, cấp phép tràn lan, nhiều trường hợp công chứng tài sản thế chấp chưa đúng về mặt pháp luật. Hệ thống kế toán, kiểm toán còn nhiều bất cập và chưa hoàn toàn thống nhất với các chuẩn mực kế toán. DN chưa phải thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc nên nhiều trường hợp số liệu quyết toán không phản ánh chính xác tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của DN.

Trong năm qua điều kiện thiên nhiên có nhiều bất ổn, thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, do khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp nhiều khó khăn, tác động mạnh đến thị trường bất động sản gây ra nhiều rủi ro cho các khách hàng hoạt động kinh doanh bất động sản hoặc những ngành kinh tế liên quan đến bất động sản kéo theo RRTD cho NH. Mặt khác, thị trường bất động sản gặp khó khăn cũng kéo theo nhiều khó khăn cho công tác xử lý rủi ro tín dụng

Sự cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn đã gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng: Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà nẵng có hơn 60 tổ chức tín dụng(TCTD) hoạt động, do vậy sự cạnh tranh trên lĩnh vực cho vay DN trên địa bàn ngày càng khốc liệt. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho Chi nhánh trong việc áp dụng các biện pháp kiểm soát RRTD như yêu cầu tài sản thế chấp, vốn tự có tham gia... đặc biệt là các công tác kiểm tra, giám sát vốn vay.

b. Nguyên nhân bên trong

Hệ thống thông tin:

Các thông tin tín dụng nhận được từ trung tâm tín dụng CIC của NHNN tuy được cập nhật nhưng dữ liệu vẫn còn đơn giản, thông tin khá đơn điệu.Vì vậy cán bộ quan hệ khách hàng phải tự thu nhập thông tin thông qua các mối quan hệ cá nhân là chủ yếu nên rất vất vả, hiệu quả không cao. Bản thân các cán bộ còn lệ thuộc khá nhiều vào các số liệu của khách hàng cung cấp mà chưa chủ động hoặc thời gian và phương tiện tìm kiếm thông tin. Do đó, mở rộngtín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng sẽ làm gia tăng nguy cơ nợ xấu cho ngân hàng.

Phòng Quản lý rủi ro chưa phát huy hiệu quả:

Việc tư vấn cho giám đốc chi nhánh thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng còn hạn chế, chưa xây dựng chính sách tín dụng riêng cho Chi nhánh phù hợp với tình hình thực tế của Chi nhánh mà chủ yếu thực hiện theo chỉđạo, chính sách của BIDV trung ương. Việc thành lập Phòng quản lý rủi ro trực thuộc Chi nhánh đã hạn chế các ý kiến độc lập của bộ phận này trong quá trình xét duyệt cho vay.

Thông tin phục vụ cho công tác định giá còn hạn chế

Nguồn thông tin định giá tài sản đảm bảo không tin cậy, dễ bị nhiều đối tượng tung tin rao bán giá cao hơn so với thực tế dẫn đến rủi ro trong việc

định giá tài sản đảm bảo. Hầu hết các hợp đồng mua bán qua công chứng đều có giá không sát với thực tế do người dân kê khai thấp hơn giá trị thực tế để giảm số tiền nộp thuếtrước bạ sang tên, thuế thu nhập.

Trình độ cán bộ quan hệ khách hàng còn hạn chế:

Một số cán bộ quan hệ khách hàng còn hạn chế về kiến thức về công tác kế toán. Do đó, không phát hiện ra các bút toán hạch toán nhằm che dấu các khoản lỗ của DN, đặc biệt các DN không được kiểm toán hoặc được kiểm toán nhưng bị giới hạn bởi trách nhiệm của kiểm toán viên, dẫn đến chậm phát hiện các trường hợp kinh doanh thua lỗ. Bên cạnh đó, Cán bộ quan hệ khách hàng còn chưa có nhận thức đầy đủ về các hậu quả do RRTD gây ra do đó trong quá trình triển khai các biện pháp kiểm soát RRTD, cán bộ chưa tự giác thực hiện đúng các yêu cầu của các biện pháp kiểm soát RRTD.Bên cạnh đó, khối lượng công việc của cán bộ quan hệ khách hàng xử lý hàng ngày khá lớn. Trong khi đó, Chi nhánh chưa áp dụng nhiều công nghệ thông tin trong công tác quản lý khách hàng cũng như các phần mềm phục vụ cho công tác kiểm soát rủi ro tín dụng dẫn đến công việc của cán bộ vừa quá tải vừa kém hiệu quả.

Tâm lý ỷ lại vào tài sản đảm bảo.

Hầu hết khi quyết định cho vay, cán bộ quan hệ khách hàng thường đánh giá cao tài sản đảm bảovà xem nó như là nguồn thu nợ hữu hiệu, là côngcụ chống đỡ cuối cùng khi có rủi ro xảy ra. Nhưng việc bán tài sản đảm bảo để thu hồi vốn cho vay khá phức tạp và kéo dài do đó giá trị tài sản sau thanh lý thu về thường thấp hơn giá trị định giá ban đầu

Ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý rủi ro tín dụng còn hạn chế

Việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý rủi ro tín dụng còn hạn chế. Điều này, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng nói chung và kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh như chưa ước tính được tổn

thất trong cho vay DN một cách chính xác, chưa áp dụng công nghệ vào việc quản lý cán bộ quan hệ thực hiện các công việc tác nghiệp trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở những nội dung lý luận ở chương 1, trong chương 2, luận văn đã tiến hành đánh giá phân tích thực trạng triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV CN Đà Nãng trong giai đoạn 2015-2017. Đánh giá từng biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng, nêu ra những mặt được, những tồn tại, nguyên nhân của các hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cần được khắc phục trong thời gian đến.

CHƯƠNG 3

KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU

TƯ VÀ PHÁT TRIN VIT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)