6. Bố cục của luận văn
3.3. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHNN VN VÀ BIDV
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Phát triển thị trường mua bán nợ
Hiện nay, tại Việt Nam có một số công ty mua bán nợ, tuy nhiên, qui mô vốn kinh doanh của công ty này còn nhỏ, chủ yếu là mua các khoản nợ xấu có qui mô nhỏ của NHTM. Do đó chưa tạo ra một thị trường mua bán nợ sôi động, việc mua bán nợ trên thị trường hiện nay rất hạn chế, quy mô mua bán
nhỏ. Các NHTM cũng có thể mua bán nợ với nhau, tuy nhiên trong thực tế thị trường này hầu như không phát triển. Nếu thịtrường mua bán nợ phát triển thì đây là giải pháp để NHTM có thể cơ cấu lại danh mục cho vay của mình, thêm các công cụđể chuyển giao RRTD.
Cho phép ngân hàng thương mại có tiềm lực tài chính trích dự phòng rủi ro cao hơn mức qui định
Trích dự phòng rủi ro thực chất là trích dần các khoản tổn thất tín dụng. Tổn thất tín dụng thực chất khó có thể lượng hóa được bằng một con số chính xác tại thời điểm trích lập dự phòng do đó quy định một mức tổn thất cố định trên dư nợ vay theo nhóm nợ là xác định một cách tương đối tổn thất trong tương lai. Để ngày càng lành mạnh hóa khả năng tài chính và nâng cao mức chịu đựng RRTD của NHTM, NHNN Việt Nam nên cho phép các NHTM có tiềm lực tài chính có thể trích dự phòng rủi ro cao hơn so với mức qui định hiện nay.Tuy nhiên, để hạn chế các NHTM xem đây là công cụ để điều tiết lợi nhuận, các NHTM phải đăng ký với NHNN cơ sở tính toán mức dự phòng tăng thêm này và cam kết sử dụng phương pháp trích dự phòng rủi ro này trong một thời gian nhất định.
3.3.2. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Nghiên cứu xây dựng qui trình cho vay theo từng mức độ rủi ro tín dụng
Để công tác xét duyệt cho vay vừa đảm bảo nhanh chóng cho DN vừa đảm bảo hạn chế được RRTD, BIDV cần xây dựng qui trình cho phù hợp với từng mức độ rủi ro tín dụng. Đối với DN có tài sản đảm bảo là tiền gửi, chứng từ có giá do BIDV phát hành, BIDV nên xây dựng qui trình xét duyệt cho vay đơn giản hơn, cấp có thẩm quyền phê duyệt thấp hơn như trưởng phòng quan hệ khách hàng.
Đối với các DN kinh doanh trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, BIDV xây dựng qui trình cho vay mới vì hiện nay BIDV chưa có qui
trình cho vay trong lĩnh vực này. Qui trình cho vay trong lĩnh vực này phải được phải đảm bảo tránh được các rủi ro đặc thù của ngành. Do đây là các lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao nhất hiện nay, do đó, qui trình cho vay đối với lĩnh vực này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, từ việc giao quyền phán quyết tín dụng đối với lĩnh vực này đến việc giải ngân, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của DN.
Thành lập các công ty mua bán nợ
BIDV nên xem xét thành lập Công ty mua bán nợ trực thuộc Ngân hàng để chuyên môn hóa hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng, qua đó thực hiện chuyên nghiệp việc chuyển giao rủi ro tín dụng, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu và rủi ro tín dụng.
Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo kiến thức về rủi ro rín dụng
Tổ chức công tác nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng nhằm đảm bảo an toàn chất lượng tín dụng, đủ nhân lực để nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới. Tăng cường mở thêm các lớp học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ và mời thêm đội ngũ giáo viên có trình độ giỏi và kinh nghiệm đến giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu chuyên môn. đồng thời phải thường xuyên tổ chức kiểm tra tay nghề về các mặt nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ tín dụng (đội ngũ quyết định thành bại trong kinh doanh của ngân hàng)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV CN Đà Nẵng qua các năm 2015-2017, cùng với định hướng phát triển tín dụng trong cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp trong thời gian đến, chương 3 đưa ra các khuyến nghị cụ thể nhằm thực hiện tốt công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh, nâng cao khả năng quản trị điều hành, đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, chương 3 cũng trình bày các khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam, NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ BIDV Đà Nẵng thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp trong thời gian đến.
KẾT LUẬN
Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn khách hàng doanh nghiệp không phải là vấn đề mới, tuy nhiên đây là vấn đề luôn được Ngân hàng Nhà Nước và các Ngân hàng quan tâm hàng đầu.Trong thời gian qua, BIDV Đà Nẵng đã tiến hành nhiều biện pháp, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm cao nên đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với DN, góp phần nâng cao chất lượng cho vay, đảm bảo kinh doanh an toàn và ổn định trên thị trường. Mặc dù vậy, hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với DN vẫn còn khá lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của NH. Từ việc tiếp cận lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành được những nhiệm vụ sau:
- Luận văn đã khái quát hoá cơ sở lý thuyết cơ bản về hoạt động cho vay DN của ngân hàng thương mại; rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn DN của NHTM cũng như nguyên nhân phát sinh và đề ra các khuyến nghị nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn doanh nghiệp của NHTM.
- Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn 2015-2017, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn doanh nghiệp tại Chi nhánh Đà Nẵng, qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn doanh nghiệp tại Chi nhánh Đà Nẵng.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn doanh nghiệp tại BIDV Chi nhánh Đà Nẵng, luận văn đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín
dụng trong thời gian tới.
Đây là một đề tài có tính phức tạp nên những đánh giá, phân tích, những khuyến nghị không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả luận văn mong muốn nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn đọc để luận văn có điều kiện hoàn thiện thêm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Lê Thị Hạnh (2017), “Kiểm soát rủi ro tín dụng theo Basel II tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”,Tạp chí Tài chính,(17),tr.10.
[2] Nguyễn Thị Thái Hưng (2016), “Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước”, Tạp chí Ngân hàng,(20), tr.7-11.
[3] Lương Tấn Minh (2016), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ Đại học kinh tế Đà Nẵng.
[4] Lê Viết Mười (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ Đại học kinh tế Đà Nẵng..
[5] Nguyễn Thị Hằng Nga (2016), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Á Châu CN Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ Đại học kinh tế ĐàNẵng..
[6] Phan Trần Anh Nguyên (2015), Các biện pháp hạn chế RRTD trong cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Châu TP Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ Đại học kinh tế Đà Nẵng.
[7]Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ngày 22/04/2005
[11] Nguyễn Thị Hồng Sương (2017), Các biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Đắk Lắk, luận văn thạc sĩ Đại học kinh tế Đà Nẵng.
hàng, NXB Thống kê.
[9] Nguyễn Quang Thu và c.s (1998), Quản trị rủi ro, NXB Giáo dục, TP.Hồ Chí Minh.
[10] Mai Công Trung (2015), Các biện pháp hạn chế RRTD trong cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Đắk Lắk, luận văn thạc sĩ Đại học kinh tế Đà Nẵng..
[13] Đinh Thị Thanh Vân (2015), ”So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro tín dụng của Việt Nam và thông lệ quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng,(22), tr. 5.
[12] Phạm Thị Thu Vân (2016), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại CN NH Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn quận Liên Chiểu TP Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ Đại học kinh tế Đà Nẵng.
·sb: A 664 /QE>-0HKT Da N8ng, ngay -<G thang 1-1 nam 2016
QUYETD!NH
v� vi?c giao cl� tai va phan cong ngrrO'i hrr&ng d�n lu�n van th�c si
H{$U TRU'ONG TRUONG D�I HQC KINH TE
Can cu Nghj djnh s6 32/CP ngay 04 thang 4 nam 1994 c11a Chinh phu v@ vi?c thanh l?p Di;,.i h9c Da N�ng va cac Truong thw)c D�i h9c Da NKng;
Can cu Thong tu s8 08/2014/TT-BGDDT ngay 20 thang 3 nam 2014 cua B9 tru6ng B9 Giao d1=1c va Dao t�o v@ vi�c ban hanh Quy chS tf> chuc va ho�t d9ng cua d�i h9c VUng _Va cac CO SO' giao d\lC d�i h9c thanh vien.;
Can cu Thong tu s6 15/2014/TT-BGDDT ngay 15 thang 5 nam 2014 cua B9 tru6ng B9 Giao d1=1c va Dao t:;to vS vi�c ban hanh Quy ch@ dao t�o trinh d9 th�c sI;
Can cu Quy@t djnh s8 858/QD-DHKT ngay 29 thang 8 nam 2016 cua Hi�u truong Truong !)�i h9c Kinh tS vs vi�c ban hanh Quy chS dao tc;io trinh d9 thi;,.c sT;
Can Ctr QuySt djnh s6 3160/QD-DHDN ngay 22 thang 6 nam 2015 cua Giam d6c Dc;ii h9c Ba Nfulg v@ vi�c cong nh�n h9c vien cao h9c trung tuySn kh6a 31;
Theo d@ ngl-tj cua Ong Truong phong Dao t:;to,
QUYETDJNH:
Di�u 1. Giao cho h9c vien Le Thi Minh Hi@n, l&p K31.TNH.DN chuyen nganh Tai chinh - Ngan hang, thvc hi�n d@ tai lu?n van '1Kiim soat rid ro iin d�ng trong cha
vay trung dai hc;zn a6i vai khach hang doanh nghifp tc;zi Ngan hang thuO'ng mg,i c6
phcin Dciu tu va Phat tridn Vi¢t Nam - Chi nhanh Da Ndng,,, du&i sv hu&ng d[n cua
PGS.TS. NguySn Hoa Nhan, Truong D:;ti h9c Kinh t@, D?i h9c Da N[ng.
Di�u 2. H9c vien cao h9c va nguoi hu&ng dftn c6 ten 6 DiSu 1 duqc hm:mg cac
quy@n lqi v�· th\l·c hi�n nhi?m vv dung theo Quy ch€ dao t�o trinh d9 th?c sI do B9
Giao dl,IC va Dao t�o ban harm va Quy ch@ vs dao t�o trinh d<) th�c Sl cua Truong Dc;ii h9c Kin.h t@, Dc;.i h9c Ba N�ng.
. Di�u 3. Cac Ong (Ba) Trucmg cac Phong, Tru6i1g cac Khoa c6 lien quan, nguo·i hu6'ng dftn lu�n van va h9c vien c6 ten 6_ Di Su 1 can cu Quy@t a111h thi hanh.l;)k ..
No'i nl,�11:
- Nlm di�u 3;