7. Sơ lƣợc tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN CƢ JÚT
2.3.1. N ữn ết quả đạt đƣợ
Trong những năm gần đây, giá cả hồ tiêu trên thị trƣờng liên tục tăng và ổn định ở mức cao, diện tích hồ tiêu trên địa bàn Cƣ Jút không ngừng phát triển. Ngƣời sản xuất hồ tiêu trên địa bàn đã đạt đƣợc những lợi nhuận riêng cho mình thông qua phƣơng pháp quản lý, chăm sóc vƣờn cây…. thu hoạch sản phẩm, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sản lƣợng ngày càng gia tăng; mặt khác cây hồ tiêu sinh trƣởng và phát triển tốt do phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhƣởng, thời tiết, khí hậu. Bên cạnh đó, còn có sự quan tâm các cấp ủy đảng, chính quyền địa phƣơng, qua đó đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đầu tƣ nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ xây dựng nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống nông dân. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đƣợc chú trọng, năng suất và chất lƣợng cây trồng đƣợc nâng lên.
Phát triển cây hồ tiêu trong những năm qua tạo bƣớc thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện từng bƣớc làm giàu, tận dụng đƣợc lợi thế và tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế, ổn định trật tự góp phần an sinh xã hội, nền nông nghiệp nông thôn của huyện có những khởi sắc; Đã hình thành những vùng chuyên canh cây Hồ tiêu, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
2.3.2. N ữn tồn tạ ạn ế
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém nhƣ: Sử dụng đất đai chƣa hợp lý, còn lãng phí lớn; sản xuất còn manh mún, tự phát, thiếu ổn định; trình độ sản xuất không đồng đều, chất lƣợng sản phẩm thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh kém. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là sử dụng giống mới, kỹ thuật canh tác bền vững, sản xuất gắn kết với thị trƣờng và xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm hàng hóa còn hạn chế. Chính vì vậy, khả năng cạnh tranh thấp, giá trị sản xuất Hồ tiêu trên một đơn vị diện tích canh tác còn thấp so với trong vùng và cả nƣớc. Công nghiệp chế biến, nhất là công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch phát triển chậm. Mối liên kết 4 nhà chƣa thể hiện rõ vai trò, các hoạt động sản xuất của ngƣời trồng Hồ tiêu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính; Hình thức chế biến chủ yếu là thủ công từ hộ gia đình do vậy chất lƣợng Hồ tiêu khô không cao; Công tác tái canh Hồ tiêu đƣợc ngƣời dân thực hiện nhằm thay thế vƣờn già cỗi tuy nhiên quy trình kỹ thuật lại chƣa đƣợc đảm bảo; Tâm lý chạy theo giá cả để chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà không hề quan tâm đến các quy luật thị trƣờng của bà con nông dân vẫn còn; Năng lực thị trƣờng của nông dân còn rất hạn chế về khả năng cập nhật tin tức, dự báo giá cả; Sản xuất coi trọng lợi nhuận mà không quan tâm nhiều đến vấn đề môi trƣờng (khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên đất, nƣớc; bón phân hóa học không theo định mức; sử dụng dƣ lƣợng thuốc BVTV…)
Việc ngƣời dân đua nhau trồng tiêu bất chấp khuyến cáo của chính quyền và ngành chức năng cũng kéo theo nhiều hệ lụy. Trƣớc hết, việc trồng tiêu ồ ạt, làm phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng của địa phƣơng. Không chỉ phá vỡ quy hoạch, việc ồ ạt trồng tiêu không chú trọng đến việc cải tạo đất, xử lý mầm bệnh hoặc trồng trên vùng đất không phù hợp; sử dụng phân hóa học với liều lƣợng cao, ít quan tâm đến phân hữu cơ và chế phẩm sinh học
cho cây tiêu…là nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trên cây tiêu phát triển mạnh, nhất là các loại nấm bệnh chết nhanh, chết chậm gây hại bộ rễ đã hủy diệt hàng loạt các vƣờn tiêu. Ngoài ra, diện tích liên tục tăng nhƣng do quy trình sản xuất không đồng nhất nên chất lƣợng sản phẩm chƣa đồng đều, không ổn định; việc sản xuất theo hƣớng GAP còn hạn chế. Cùng với đó, thời tiết diễn biến thất thƣờng đã gây ảnh hƣởng đến năng suất, sản lƣợng; dịch bệnh thƣờng xuyên xảy ra vẫn chƣa có pháp phòng ngừa hiệu quả gây thiệt hại lớn.
Việc ồ ạt mở rộng diện tích cây tiêu còn làm gia tăng tình trạng phá rừng lấy gỗ làm trụ tiêu, mua bán, tranh chấp đất lâm nghiệp của địa phƣơng.
2.3.3. Nguyên nhân ủ tồn tạ ạn ế
- Quy hoạch phát triển Hồ tiêu trên toàn huyện chưa hiệu quả: Việc phát triển Hồ tiêu trên địa bàn huyện hiện nay thiếu đồng bộ, hầu hết diện tích Hồ tiêu ở các nông hộ có quy mô tƣơng đối nhỏ và mang tính tự phát không theo quy hoạch.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế: Hiện nay hệ thống đƣờng giao thông liên huyện và liên xã còn nhiều hạn chế, gây khó khăn trong việc vận chuyển, lƣu thông hàng hóa. Bên cạnh đó những vùng trồng Hồ tiêu có cơ sở hạ tầng phục vụ việc sản xuất còn nhiều hạn chế gây ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất.
- Kỹ thuật sản xuất của người dân còn hạn chế: Kỹ thuật sản xuất của
ngƣời dân đã có nhiều tiến bộ, một bộ phận nông dân đã đƣợc tập huấn nhƣng việc áp dụng các quy trình kỹ thuật vào quá trình sản xuất còn hạn chế làm ảnh hƣởng tới năng suất cũng nhƣ chất lƣợng của sản phẩm.
- Thị trường thiếu tính ổn định: Hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm Hồ tiêu chủ yếu là xuất khẩu, do đó giá cả thị trƣờng rất bấp bênh. Hệ thống kênh
tiêu thụ trên địa bàn còn hạn chế, thiếu mối liên kết mật thiết giữa ngƣời dân với các doanh nghiệp.
- Công tác quản lý của chính quyền địa phương: Trên thực tế công tác
quản lý việc phát triên Hồ tiêu trên địa bàn còn nhiều vƣớng mắc. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phƣơng thực hiện công tác tuyên truyền chỉ mới đạt đƣợc một vài kết quả bƣớc đầu. Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch chƣa thực sự kịp thời.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Từ phân tích trên đây có thể rút ra các kết luận sau đây:
Trong 5 năm qua, tình hình phát triển cây hồ tiêu đã tạo đƣợc bộ mặt nông thôn của huyện, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện từng bƣớc làm giàu, tận dụng đƣợc lợi thế và tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế, ổn định trật tự góp phần an sinh xã hội, đã hình thành những vùng chuyên canh cây hồ tiêu gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc vẫn còn bộc lộ những hạn chế yếu kém nhƣ:
+ Sử dụng đất đai chƣa hợp lý.
+ Sản xuất còn mang tính tự phát, trình độ sản xuất không đồng đều. + Ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng giống mới, xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm hàng hóa còn hạn chế làm cho giá trị sản xuất hồ tiêu trên một đơn vị diện tích canh tác còn thấp so với địa bàn tỉnh và cả nƣớc.
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU Ở HUYỆN CƢ JÚT
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU Ở HUYỆN CƢ JÚT JÚT
3.1.1. P ƣơn ƣớn để p át tr ển ây ồ t êu đoạn 2018 - 2025
Qua điều kiện thực tế đã phân tích ở địa bàn nghiên cứu, qua các căn cứ trên, xin đƣa ra một số phƣơng hƣớng phát triển cây hồ tiêu ở địa bàn huyện Cƣ Jút giai đoạn 2018 - 2025 nhƣ sau:
Đẩy mạnh việc thực hiện xây dựng vùng chuyên canh tập trung với quy mô phù hợp;
Tăng cƣờng phƣơng thức trồng trọt theo trang trại, phƣơng thức công nghiệp gắn với chế biến; khả năng lai tạo, ứng dụng giống mới, áp dụng công nghiệp kỹ thuật tiên tiến, nhằm tăng năng suất hiệu quả;
Tập trung cải tạo và nâng cao chất lƣợng giống, áp dụng quy trình kỹ thuật trồng trọt tiên tiến để tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả; tăng cƣờng công tác phòng chống dịch bệnh; phát triển cây hồ tiêu gắn với công nghiệp chế biến;
Xây dựng ngành sản xuất hồ tiêu thành ngành sản xuất lớn trên địa bàn và phát triển một cách bền vững;
Hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý việc phát triển cây hồ tiêu, bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các khâu.
3.1.2. Mụ t êu p át tr ển ây ồ t êu ở uyện Cƣ Jút
Theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cƣ Jút: Quy hoạch diện tích Hồ tiêu của huyện đến năm 2025 ổn định khoảng 15.000 ha đến 20.000 ha trong vùng sinh thái thuận lợi, để thâm canh tăng năng suất
bình quân một ha đạt 30 tạ trở lên, đƣa sản lƣợng đạt 45.000 tấn trở lên vào năm 2025, cải tạo, trồng mới số diện tích Hồ tiêu đã hết chu kỳ kinh doanh nằm trong vùng qui hoạch; kiên quyết chuyển đổi thay thế cây trồng khác đối với những khu vực trồng Hồ tiêu không đủ nƣớc tƣới, khu vực thấp trũng sản xuất kém hiệu quả.
Huyện Cƣ Jút sẽ kiên quyết thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo tính bền vững của cây hồ tiêu bằng cách khẩn trƣơng rà soát lại công tác quy hoạch sản xuất hồ tiêu trên địa bàn, xác định vùng trồng và có kế hoạch vận động nông dân từng bƣớc giảm diện tích ở những vùng ít thích hợp và không thích hợp với cây hồ tiêu; hình thành vùng sản xuất hồ tiêu tập trung để có điều kiện đầu tƣ cơ sở hạ tầng về thủy lợi, giao thông, xây dựng cơ sở thu mua, chế biến nhằm tiến tới sản xuất hồ tiêu an toàn, có thƣơng hiệu.
Ngoài ra, địa phƣơng sẽ tổ chức lại sản xuất theo hƣớng liên kết, tổ hợp tác để chia sẻ kinh nghiệm, áp dụng kỹ thuật canh tác an toàn, có biện pháp phòng ngừa dịch hại phát sinh, phát triển toàn vùng, không để dịch bệnh gây hại trên diện rộng. Mặt khác, huyện Cƣ Jút cũng sẽ tiến hành nghiên cứu có hệ thống và đồng bộ các giải pháp từ khâu chọn tạo giống, quy trình canh tác, quy trình thực hành sản xuất tốt GAP và sơ chế, bảo quản; đồng thời xây dựng và thực hiện chƣơng trình khuyến nông trên các mặt sản xuất an toàn, thiết kế vƣờn, thoát thuỷ, phòng trừ dịch hại theo IPM, bón phân, tỉa cành tạo tán; đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới đến tận hộ nông dân, khuyến khích trồng cây họ cúc xung quanh vƣờn, trên các lối đi để dẫn dụ côn trùng gây hại và duy trì độ phì của đất.
Cùng với đó, đẩy mạnh xúc tiến thƣơng mại hồ tiêu ở các thị trƣờng lớn, khó tính nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản; tìm kiếm và mở rộng thêm thị trƣờng ở Trung Đông và châu Phi; tăng cƣờng mối liên kết giữa doanh nghiệp chế
biến, xuất khẩu với nông dân, hình thành mạng lƣới thu mua trực tiếp tại các vùng trồng hồ tiêu; thƣờng xuyên thông tin tình hình thị trƣờng, giá cả; tích cực xây dựng “chỉ dẫn địa lý hồ tiêu” tại các vùng trồng tiêu có tiếng vang để tăng hiệu quả sản xuất; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng thƣơng hiệu và tiêu chuẩn chất lƣợng cho sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu.
3.1.3 Địn ƣớn
Cây hồ tiêu là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phƣơng, tuy nhiên đòi hỏi ngƣời sản xuất phải có kinh nghiệm và kỹ thuật. Do vậy, định hƣớng phát triển cây hồ tiêu theo quy hoạch vùng sản xuất tập trung, phát triển gắn kết chặt chẽ từ khâu chọn giống – trồng – chăm sóc – thu hoạch – chế biến và tiêu thụ. Đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến hồ tiêu, phát triển bền vững cây hồ tiêu trên cơ sở không phá vỡ quy hoạch chung của địa phƣơng. Kèm theo đó, thực hiện nhiều giải pháp để phát triển ngành hồ tiêu bền vững; trong đó, đặc biệt chú trọng đến rà soát, quản lý quy hoạch vùng sản xuất hồ tiêu gắn với vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thực hiện sản xuất hồ tiêu sinh học, hữu cơ gắn với chế biến sâu để nâng cao chất lƣợng, gia tăng giá trị sản phẩm.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU Ở HUYỆN CƢ JÚT
3.2.1. G ả p áp l ên qu n tớ nộ un p át tr ển ây ồ t êu uyện Cƣ Jút
a. Giải pháp phát triển bền vững cây hồ tiêu.
Tích cực vận động, tuyên truyền bà con ổn định sản xuất, không chạy theo giá cả thị trƣờng làm phá vỡ quy hoạch chung; từng bƣớc chuyển biến nhận thức của ngƣời dân sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn: Viet GAP, Global GAP, sản xuất hồ tiêu hữu cơ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trƣờng thế giới; khuyến khích đầu tƣ phát triển vƣờn tiêu ở các quy mô hộ gia đình, trang trại nông-lâm kết hợp.
Cạnh đó, thực hiện liên kết với các Viện, Trƣờng xây dựng các cơ sở sản xuất giống uy tín, tuyển chọn giống năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng kháng bệnh và phù hợp với điều kiện sinh thái; tiến hành công nhận cây đầu dòng, vƣờn cây đầu dòng nhằm đảm bảo sản xuất giống có nguồn gốc, sạch bệnh. Thực hiện quản lý, phòng trừ bệnh hại, nhất là bệnh chết nhanh chết chậm bằng các biện pháp tổng hợp; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững, thân thiện với môi trƣờng; đăng ký mẫu mã và xây dựng thƣơng hiệu để tăng khả năng cạnh tranh.
b. Giải pháp gia tăng quy mô sản xuất cây hồ tiêu của huyện
Huyện phải hoạch định và tận dụng các lợi thế từ điều kiện tự nhiên, con ngƣời, môi trƣờng sinh thái của từng khu vực dân cƣ và lợi thế so sánh của từng vùng của từng xã để gia tăng số lƣợng và quy mô sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn.
Khẩn trƣơng hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân, đảm bảo cơ sở pháp lý cho ngƣời nông dân có đầy đủ các quyền đã đƣợc luật hóa
Phát triển diện tích trồng cây hồ tiêu phải gắn với quy hoạch của huyện Cƣ Jút và định hƣớng của tỉnh Đăk Nông. Định hƣớng phát triển vùng trồng cây hồ tiêu tập trung tại địa bàn các xã: Xã Nam Dong, Đăk Wil, EaPô....
Trợ giúp ngƣời trồng hồ tiêu chính là trợ giúp các DN có một hậu phƣơng nguyên liệu vững chắc, không phải thụ động trông chờ vào việc nhập khẩu hồ tiêu thô từ các nƣớc Châu Phi, Campuchia, Indonesia... Mặt khác, các DN chế biến vẫn còn đủ tiềm năng để cứu chính họ, trong khi ngƣời trồng tiêu đang khốn đốn với bao phen đƣợc mùa mất giá.
Trong thời gian tới, Nhà nƣớc cần có những cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời trồng tiêu đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhƣ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho ngƣời dân vùng quy hoạch trồng tiêu để tạo điều kiện cho họ vay vốn ngân hàng đầu tƣ sản xuất. Xem xét giảm thuế cho các doanh nghiệp chế biến sử dụng công nghệ tiên tiến, mang tính tiên phong trong quá trình phát triển hoặc di chuyển cơ sở chế biến từ khu đô thị về vùng nông thôn trồng tiêu tập trung. Hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp chế biến, đầu tƣ cho vùng nguyên liệu tiêu phát triển bền vững và đầu tƣ trang thiết bị, máy móc, nhà xƣởng hiện đại để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí cho ngành hồ tiêu đẩy mạnh các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, quảng bá nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của sản phẩm Hồ tiêu Việt