PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU Ở HUYỆN CƢ JÚ T.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện cơ jút (Trang 84)

7. Sơ lƣợc tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU Ở HUYỆN CƢ JÚ T.

3.1. PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU Ở HUYỆN CƢ JÚT JÚT

3.1.1. P ƣơn ƣớn để p át tr ển ây ồ t êu đoạn 2018 - 2025

Qua điều kiện thực tế đã phân tích ở địa bàn nghiên cứu, qua các căn cứ trên, xin đƣa ra một số phƣơng hƣớng phát triển cây hồ tiêu ở địa bàn huyện Cƣ Jút giai đoạn 2018 - 2025 nhƣ sau:

Đẩy mạnh việc thực hiện xây dựng vùng chuyên canh tập trung với quy mô phù hợp;

Tăng cƣờng phƣơng thức trồng trọt theo trang trại, phƣơng thức công nghiệp gắn với chế biến; khả năng lai tạo, ứng dụng giống mới, áp dụng công nghiệp kỹ thuật tiên tiến, nhằm tăng năng suất hiệu quả;

Tập trung cải tạo và nâng cao chất lƣợng giống, áp dụng quy trình kỹ thuật trồng trọt tiên tiến để tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả; tăng cƣờng công tác phòng chống dịch bệnh; phát triển cây hồ tiêu gắn với công nghiệp chế biến;

Xây dựng ngành sản xuất hồ tiêu thành ngành sản xuất lớn trên địa bàn và phát triển một cách bền vững;

Hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý việc phát triển cây hồ tiêu, bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các khâu.

3.1.2. Mụ t êu p át tr ển ây ồ t êu ở uyện Cƣ Jút

Theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cƣ Jút: Quy hoạch diện tích Hồ tiêu của huyện đến năm 2025 ổn định khoảng 15.000 ha đến 20.000 ha trong vùng sinh thái thuận lợi, để thâm canh tăng năng suất

bình quân một ha đạt 30 tạ trở lên, đƣa sản lƣợng đạt 45.000 tấn trở lên vào năm 2025, cải tạo, trồng mới số diện tích Hồ tiêu đã hết chu kỳ kinh doanh nằm trong vùng qui hoạch; kiên quyết chuyển đổi thay thế cây trồng khác đối với những khu vực trồng Hồ tiêu không đủ nƣớc tƣới, khu vực thấp trũng sản xuất kém hiệu quả.

Huyện Cƣ Jút sẽ kiên quyết thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo tính bền vững của cây hồ tiêu bằng cách khẩn trƣơng rà soát lại công tác quy hoạch sản xuất hồ tiêu trên địa bàn, xác định vùng trồng và có kế hoạch vận động nông dân từng bƣớc giảm diện tích ở những vùng ít thích hợp và không thích hợp với cây hồ tiêu; hình thành vùng sản xuất hồ tiêu tập trung để có điều kiện đầu tƣ cơ sở hạ tầng về thủy lợi, giao thông, xây dựng cơ sở thu mua, chế biến nhằm tiến tới sản xuất hồ tiêu an toàn, có thƣơng hiệu.

Ngoài ra, địa phƣơng sẽ tổ chức lại sản xuất theo hƣớng liên kết, tổ hợp tác để chia sẻ kinh nghiệm, áp dụng kỹ thuật canh tác an toàn, có biện pháp phòng ngừa dịch hại phát sinh, phát triển toàn vùng, không để dịch bệnh gây hại trên diện rộng. Mặt khác, huyện Cƣ Jút cũng sẽ tiến hành nghiên cứu có hệ thống và đồng bộ các giải pháp từ khâu chọn tạo giống, quy trình canh tác, quy trình thực hành sản xuất tốt GAP và sơ chế, bảo quản; đồng thời xây dựng và thực hiện chƣơng trình khuyến nông trên các mặt sản xuất an toàn, thiết kế vƣờn, thoát thuỷ, phòng trừ dịch hại theo IPM, bón phân, tỉa cành tạo tán; đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới đến tận hộ nông dân, khuyến khích trồng cây họ cúc xung quanh vƣờn, trên các lối đi để dẫn dụ côn trùng gây hại và duy trì độ phì của đất.

Cùng với đó, đẩy mạnh xúc tiến thƣơng mại hồ tiêu ở các thị trƣờng lớn, khó tính nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản; tìm kiếm và mở rộng thêm thị trƣờng ở Trung Đông và châu Phi; tăng cƣờng mối liên kết giữa doanh nghiệp chế

biến, xuất khẩu với nông dân, hình thành mạng lƣới thu mua trực tiếp tại các vùng trồng hồ tiêu; thƣờng xuyên thông tin tình hình thị trƣờng, giá cả; tích cực xây dựng “chỉ dẫn địa lý hồ tiêu” tại các vùng trồng tiêu có tiếng vang để tăng hiệu quả sản xuất; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng thƣơng hiệu và tiêu chuẩn chất lƣợng cho sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu.

3.1.3 Địn ƣớn

Cây hồ tiêu là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phƣơng, tuy nhiên đòi hỏi ngƣời sản xuất phải có kinh nghiệm và kỹ thuật. Do vậy, định hƣớng phát triển cây hồ tiêu theo quy hoạch vùng sản xuất tập trung, phát triển gắn kết chặt chẽ từ khâu chọn giống – trồng – chăm sóc – thu hoạch – chế biến và tiêu thụ. Đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến hồ tiêu, phát triển bền vững cây hồ tiêu trên cơ sở không phá vỡ quy hoạch chung của địa phƣơng. Kèm theo đó, thực hiện nhiều giải pháp để phát triển ngành hồ tiêu bền vững; trong đó, đặc biệt chú trọng đến rà soát, quản lý quy hoạch vùng sản xuất hồ tiêu gắn với vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thực hiện sản xuất hồ tiêu sinh học, hữu cơ gắn với chế biến sâu để nâng cao chất lƣợng, gia tăng giá trị sản phẩm.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU Ở HUYỆN CƢ JÚT

3.2.1. G ả p áp l ên qu n tớ nộ un p át tr ển ây ồ t êu uyện Cƣ Jút

a. Giải pháp phát triển bền vững cây hồ tiêu.

Tích cực vận động, tuyên truyền bà con ổn định sản xuất, không chạy theo giá cả thị trƣờng làm phá vỡ quy hoạch chung; từng bƣớc chuyển biến nhận thức của ngƣời dân sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn: Viet GAP, Global GAP, sản xuất hồ tiêu hữu cơ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị

trƣờng thế giới; khuyến khích đầu tƣ phát triển vƣờn tiêu ở các quy mô hộ gia đình, trang trại nông-lâm kết hợp.

Cạnh đó, thực hiện liên kết với các Viện, Trƣờng xây dựng các cơ sở sản xuất giống uy tín, tuyển chọn giống năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng kháng bệnh và phù hợp với điều kiện sinh thái; tiến hành công nhận cây đầu dòng, vƣờn cây đầu dòng nhằm đảm bảo sản xuất giống có nguồn gốc, sạch bệnh. Thực hiện quản lý, phòng trừ bệnh hại, nhất là bệnh chết nhanh chết chậm bằng các biện pháp tổng hợp; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững, thân thiện với môi trƣờng; đăng ký mẫu mã và xây dựng thƣơng hiệu để tăng khả năng cạnh tranh.

b. Giải pháp gia tăng quy mô sản xuất cây hồ tiêu của huyện

Huyện phải hoạch định và tận dụng các lợi thế từ điều kiện tự nhiên, con ngƣời, môi trƣờng sinh thái của từng khu vực dân cƣ và lợi thế so sánh của từng vùng của từng xã để gia tăng số lƣợng và quy mô sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn.

Khẩn trƣơng hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân, đảm bảo cơ sở pháp lý cho ngƣời nông dân có đầy đủ các quyền đã đƣợc luật hóa

Phát triển diện tích trồng cây hồ tiêu phải gắn với quy hoạch của huyện Cƣ Jút và định hƣớng của tỉnh Đăk Nông. Định hƣớng phát triển vùng trồng cây hồ tiêu tập trung tại địa bàn các xã: Xã Nam Dong, Đăk Wil, EaPô....

Trợ giúp ngƣời trồng hồ tiêu chính là trợ giúp các DN có một hậu phƣơng nguyên liệu vững chắc, không phải thụ động trông chờ vào việc nhập khẩu hồ tiêu thô từ các nƣớc Châu Phi, Campuchia, Indonesia... Mặt khác, các DN chế biến vẫn còn đủ tiềm năng để cứu chính họ, trong khi ngƣời trồng tiêu đang khốn đốn với bao phen đƣợc mùa mất giá.

Trong thời gian tới, Nhà nƣớc cần có những cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời trồng tiêu đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhƣ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho ngƣời dân vùng quy hoạch trồng tiêu để tạo điều kiện cho họ vay vốn ngân hàng đầu tƣ sản xuất. Xem xét giảm thuế cho các doanh nghiệp chế biến sử dụng công nghệ tiên tiến, mang tính tiên phong trong quá trình phát triển hoặc di chuyển cơ sở chế biến từ khu đô thị về vùng nông thôn trồng tiêu tập trung. Hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp chế biến, đầu tƣ cho vùng nguyên liệu tiêu phát triển bền vững và đầu tƣ trang thiết bị, máy móc, nhà xƣởng hiện đại để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí cho ngành hồ tiêu đẩy mạnh các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, quảng bá nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của sản phẩm Hồ tiêu Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế, đồng thời mở rộng thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc. Đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách cho các chƣơng trình nghiên cứu khoa học về cây tiêu, các chƣơng trình khuyến nông, khuyến nông phát triển ngành tiêu…

Bên cạnh đó chúng ta cần:

- Đầu tƣ kinh phí xây dựng dự án quy hoạch và phát triển diện tích cây hồ tiêu, diện tích hồ tiêu có khả năng cải tạo phục hồi và quy hoạch mạng lƣới chế biến các sản phẩm.

- Quy họach các vùng hồ tiêu trọng tâm của huyện nói riêng, của tỉnh nói chung.

- Liên kết sản xuất giữa công nghiệp và nông nghiệp sẽ làm thay đổi tính chất lao động, sử dụng nguồn lao động hợp lý hơn trong các khâu sản xuất

- Hoàn thiện mối liên kết giữa khâu trồng và khâu chế biến

nhanh diện tích trồng hồ tiêu theo hƣớng tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích gắn với việc sử dụng đất và bảo vệ môi trƣờng đảm bảo phát triển bền vững

- Phát triển các vùng hồ tiêu gắn với tổ chức tốt việc thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

- Triển vọng phát triển hồ tiêu ở huyện Cƣ Jút là rất lớn. Nếu đƣợc tổ chức, sản xuất chế biến tốt nhà nƣớc ban hành chính sách khuyến khích phù hợp, cây hồ tiêu chắc chắn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao trong tƣơng lai cho huyện.

c. Giải pháp gia tăng nguồn lực của huyện

Nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật sản xuất mà còn phụ thuộc vào các yếu tố phi kỹ thuật liên quan đến năng lực sản xuất của hộ. Hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu ở huyện diễn ra ở quy mô nông hộ. Hộ sản xuất thƣờng lựa chọn quy mô cách thức sản xuất dựa trên điều kiện nguồn lực và khả năng của gia đình. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế và nguồn lực cần thực hiện các giải pháp:

- Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về kiến thức và kỹ năng trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu. Thông qua đó giúp hộ nắm bắt đƣợc các kiến thức về mức độ và cách thức đầu tƣ các yếu tố đầu vào,chăm sóc cũng nhƣ bệnh li để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Tổ chức các lớp tập huấn về lập kế hoạch sản xuất nhằm giúp cho hộ nâng cao kiến thức về tổ chức sản xuất, ra quyết định hợp lí trong việc sử dụng các nguồn lực. Hƣớng dẫn hộ sản xuất ghi nhật ký nông hộ để đảm bảo khâu quản lý chi phí và tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, giúp hộ giảm chi phí sản xuất và nâng cao kết quả kinh tế hoạt động sản xuất hồ tiêu.

- Tăng cƣờng công tác thông tin, truyền thông và kiến thức khoa học, công nghệ mới trong sản xuất hồ tiêu. Tạo điều kiện để hộ sản xuất nắm bắt thông tin giá cả và cung cầu thị trƣờng về sản phẩm hồ tiêu, tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm, dự báo cung và dài hạn về thị trƣờng, giá cả, các chính sách có liên quan. Đa dạng hóa các hình thức cung cấp thông tin nhƣ thông qua loa đài phát thanh, truyền hình địa phƣơng, các bản tin nhà văn hóa thôn.

- Hƣớng dẫn cho hộ sản xuất tiếp cận với các công cụ phát sinh nhƣ sản xuất theo hợp đồng, tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp sẽ giúp hộ giảm thiểu đƣợc rủi ro trong quá trình sản xuất cũng nhƣ rủi ro thị trƣờng. Bên cạnh đó, thông qua bảo hiểm nông nghiệp sẽ tạo cho hộ sản xuất thói quen tuân thủ đúng quy trình sản xuất.

- Tăng cƣờng mối quan hệ liên kết giữa các hộ sản xuất hồ tiêu. Có nhiều cách thực hiện nhƣ khuyến khích hộ tham gia vào câu lạc bộ sản xuất hồ tiêu, tổ chức tham quan để học tập kinh nghiệm từ những mô hình sản xuất giỏi. Qua đó giúp hộ tiếp thu kỹ thuật sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất.

- Xây dựng, phát triển mô hình câu lạc bộ sản xuất hồ tiêu. Tăng cƣờng vai trò và nội dung hoạt động của câu lạc bộ sản xuất. Ngoài việc sinh hoạt, chia sẻ kinh nghiệm giữa các hộ sản xuất trong câu lạc bộ, cần tăng cƣờng mối quan hệ liên kết với các câu lạc bộ sản xuất hồ tiêu ở các địa phƣơng khác.

- Thực hiện đa dang hóa sản xuất kết hợp sản xuất nông nghiệp với hoạt động phi nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi để tăng thu nhập, điều này giúp các hộ sử dụng có hiệu quả yếu tố nguồn lực và giảm đƣợc rủi ro sản xuất, và rủi ro thị trƣờng.

d. Giải pháp tổ chức sản xuất cây hồ tiêu

tác, hợp tác xã để chia sẻ kinh nghiệm, áp dụng kỹ thuật canh tác an toàn, có biện pháp phòng ngừa dịch hại phát sinh trên toàn vùng, không để dịch lây lan trên diện rộng và có tiếng nói mạnh hơn đối với nhà thu mua, chế biến, xuất khẩu; Các doanh nghiệp, trƣớc hết là các doanh nghiệp lớn phối hợp, liên minh, liên kết chặt chẽ chung quanh hiệp hội đóng vai trò chi phối thị trƣờng, thống nhất tiêu chuẩn, chất lƣợng theo hƣớng có lợi cho nông dân và danh tiếng hồ tiêu Việt Nam. Tăng cƣờng đầu tƣ, đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hồ tiêu nƣớc ta.

Đặc biệt, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam chủ trì chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên liên kết với nông dân, tổ chức nông dân xây dựng vùng nguyên liệu theo quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, để ổn định khối lƣợng hàng hóa, kiểm soát tốt chất lƣợng đầu vào.

Về nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: Nghiên cứu có hệ thống và đồng bộ các giải pháp đối với cây hồ tiêu từ chọn tạo giống, quy trình canh tác, quy trình thực hành sản xuất tốt GAP, sơ chế biến, bảo quản.

Xây dựng và thực hiện chƣơng trình giống hồ tiêu từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, xây dựng và quản lý vƣờn cây đầu dòng, vƣờn nhân giống, đẩy mạnh sản xuất đủ giống hồ tiêu tốt, năng suất cao, chất lƣợng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái để phục vụ trồng mới và tái canh.

Xây dựng và thực hiện chƣơng trình khuyến nông trên các mặt sản xuất an toàn GAP, thiết kế vƣờn, thoát thủy, phòng trừ dịch hại theo IPM, bón phân, tỉa cành tạo tán, sử dụng trụ; ƣu tiên triển khai ở vùng quy hoạch, trồng tập trung. Đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới đến nông dân những biện pháp phòng ngừa dịch hại và hạn chế đến mức thấp nhất mức độ

lây lan, gây hại. Khuyến khích trồng cây họ cúc xung quanh vƣờn, trên các lối đi để dẫn dụ côn trùng gây hại, trồng cây họ đậu nhƣ là giải pháp duy trì độ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện cơ jút (Trang 84)