Kiểm soát rủi ro trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ e banking tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh kon tum (Trang 41 - 109)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.7. Kiểm soát rủi ro trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng

hàng

Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng điện tử là khả năng xảy ra tổn thất khi thực hiện các hoạt động ngân hàng điện tử. Các rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử bao gồm các hành động vô ý hay cố ý xảy ra trong hoạt động làm ảnh hƣởng đến uy tín, thƣơng hiệu, hoạt động hàng ngày, gây thất thoát tài sản của ngân hàng và khách hàng. Việc kiểm soát đƣợc những rủi ro

này sẽ góp phần hoàn thiện hơn cho công cuộc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.

+ Kiểm soát rủi ro hoạt động: Rủi ro hoạt động phát sinh từ khả năng thất thoát tiềm tàng do sự thiếu hoàn chỉnh và độ tin cậy của hệ thống. Các ngân hàng có thể bị tấn công từ bên ngoài cũng nhƣ từ bên trong đối với hệ thống và các sản phẩm điện tử của mình. Rủi ro hoạt động cũng có thể phát sinh từ việc nhẫm lẫn của khách hàng, từ hệ thống ngân hàng đƣợc thiết kế lắp đặt không chính xác, gây ảnh hƣởng tới hoạt động của ngân hàng.

+ Kiểm soát rủi ro danh tiếng: Rủi ro danh tiếng là rủi ro phát sinh những quan điểm tiêu cực của công chúng về ngân hàng dẫn đến tình trạng thiệt hại về nguồn huy động vốn hoặc mất khách hàng. Rủi ro danh tiếng có thể phát sinh khi các khách hàng gặp phải trở ngại đối với dịch vụ mới nhƣng không đƣợc cung cấp thông tin đầy đủ về việc sử dụng và thủ tục giải quyết những khó khăn. Do đó, khi một NHTM bị khách hàng chê trách thì đây là lúc cần kiểm soát lại vấn đề về danh tiếng của ngân hàng.

+ Kiểm soát rủi ro luật pháp: Rủi ro luật pháp có thể phát sinh do quy trình thực hiện các dịch vụ ngân hàng điện tử không tuân thủ quy định của pháp luật tại một thời điểm nào đó. Ví dụ do kiểm soát giao dịch không tốt vô tình cho phép những giao dịch rửa tiền, tin tặc mạo danh nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử để lừa gạt khách hàng hay ngân hàng tự động xác lập những tính năng mới của dịch vụ ngân hàng điện tử nhƣng không ký lại hợp đồng với khách hàng. Rủi ro này có thể dẫn đến hậu quả là mất khách hàng, thất thoát tài sản của ngân hàng hoặc dịch vụ ngân hàng điện tử bị ngƣng trệ do không đƣợc cơ quan chức năng cho phép tiếp tục cung cấp.

Tóm lại, một hệ thống các dịch vụ ngân hàng điện tử đƣợc đánh giá là phát triển thì yếu tố an toàn là chỉ tiêu đƣợc xem xét hàng đầu. Do đó cần chuẩn hóa các giao dịch ngân hàng nhằm hạn chế các rủi ro. Có thể quy chuẩn

hoạt động ngân hàng theo một cách thức nào đó nhƣ dƣới dạng định sẵn hay quy định rõ về quy trình nghiệp vụ sẽ tránh đƣợc tình trạng làm việc tùy tiện trong các khâu nghiệp vụ hoặc các sai sót… qua đó hạn chế đƣợc rủi ro đối với ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ E - Banking và các cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ. Việc phát triển dịch vụ E - Banking cho mỗi ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế là tất yếu khách quan, tuy nhiên bên cạnh đó cần phải có những điều kiện nhất định vì trong quá trình phát triển hoạt động, dịch vụ E - Banking còn tồn tại khá nhiều rủi ro nhƣ an toàn bảo mật, công nghệ, vốn, vận hành, lắp đặt thiết bị... Những vấn đề lý luận cơ bản này làm tiền đề cho việc phân tích hoạt động dịch vụ E - Banking của BIDV Kon Tum, từ đó có thể đúc kết đƣợc những kinh nghiệm quý báu để có thể tự mình phát triển dịch vụ này ổn định và vững mạnh.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ E - BANKING TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM – CHI NHÁNH KON TUM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KON TUM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

- Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển (ĐT&PT) Việt Nam đƣợc thành lập theo Nghị định số 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tƣớng Chính phủ và đƣợc thành lập lại theo mô hình tổng công ty nhà nƣớc quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tƣớng Chính phủ. Qua 54 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam đã có những tên gọi: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (từ ngày 26/4/1957 đến ngày 23/6/1981), Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam (từ ngày 24/6/1981 đến ngày 13/11/1990), Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam (từ ngày 26/4/1957 đến nay). Năm 1995, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chính thức chuyển đổi sang mô hình ngân hàng thƣơng mại. Trong đó, giai đoạn 2005-2014 là giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt, đó là: Vừa phát huy những giá trị nền tảng đã có của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam, vừa hƣớng tới một mô hình ngân hàng hiện đại, hoạt động và quản trị điều hành theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, ngang tầm với các định chế tài chính – ngân hàng tiên tiến trong khu vực Châu Á. Mô hình hoạt động với hai trụ cột chính là ngân hàng và bảo hiểm, tập trung trên các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và đầu tƣ tài chính. Hiện nay, Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam có ….đơn vị thành viên là các Ngân hàng ĐT&PT tại các tỉnh, thành phố trên lãnh thổ Việt Nam và Văn phòng đại diện, Chi nhánh BIDV, Ngân hàng do BIDV góp vốn 100%

tại nƣớc ngoài.

- Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum là đơn vị thành viên của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam, đƣợc thành lập theo Quyết định số 129/NH-QĐ ngày 30/8/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam. Ra đời trong bối cảnh nƣớc ta đang chuyển mình đổi mới từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trƣờng, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tự hạch toán kinh doanh. Đƣợc thành lập với nhiệm vụ kế thừa, tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của ngành về quản lý và cấp phát vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của Nhà nƣớc, đồng thời phải xây dựng nền tảng cho hoạt động của một ngân hàng thƣơng mại, Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum đã từng bƣớc nghiên cứu, xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với định hƣớng cải cách ngành ngân hàng của Nhà nƣớc và môi trƣờng hoạt động để thực hiện kinh doanh nhƣ một ngân hàng thƣơng mại thực sự. Có thể khái quát hoạt động của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum kể từ ngày thành lập đến nay trải qua hai giai đoạn thay đổi cơ bản nhƣ sau:

+ Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1994: Hoạt động chủ yếu là quản lý và cấp phát vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, một số nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại mới bắt đầu hình thành, đó là huy động vốn bằng hình thức phát hành kỳ phiếu, cho vay vốn lƣu động đối với các đơn vị thi công xây lắp, cung ứng vật liệu xây dựng để đẩy nhanh tiến độ thi công, đƣa các công trình và dự án vào sử dụng đúng tiến độ kế hoạch.

+ Giai đoạn từ năm 1995 đến nay: Hoạt động đã chuyển đổi một cách căn bản từ chủ yếu là quản lý và cấp phát vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của Nhà nƣớc sang hoạt động kinh doanh nhƣ một ngân hàng thƣơng mại, thực hiện chức năng huy động vốn; cấp tín dụng đối với các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh, cho vay phục vụ đời sống, kinh doanh tiền tệ,

tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

Quy mô hoạt động của BIDV Kon Tum, gồm có Hội sở Chi nhánh và 4 Phòng giao dịch:

 Hội sở Chi nhánh; 01A Trần Phú, thành phố Kon Tum, Kon Tum.  PGD Lê Hồng Phong tại 153 Lê Hồng Phong, thành phố Kon Tum, Kon Tum

 PGD Phan Đình Phùng tại 835 Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, Kon Tum

 PGD Đắk Hà tại TT Đắk Hà, huyện Đắk Hà, Kon Tum

 PGD Ngọc Hồi tại 915 Hùng Vƣơng, TT Plei Kan, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum

2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – CN Kon Tum

a. Cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Kon Tum

Việc tạo lập cơ cấu trách nhiệm và quản lý ở Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – CN Kon Tum thể hiện qua mô hình tổ chức quản lý theo Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của Ngành Ngân hàng.

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BIDV - Chi nhánh Kon Tum (Nguồn phòng TC-HC) Giám đốc Phó Giám đốc TN Phó Giám đốc QLKH Phòng Quản trị tín dụng Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Phòng Quản lý rủi ro Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Giao dịch khách hàng Phòng QL & DV kho quỹ Phòng Kế toán PGD PĐP Phòng KHDN Phòng KHCN PGD N. Hồi PGD ĐắkHà PGD LHP

b. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

- Giám đốc: Là ngƣời điều hành của đơn vị, chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT về kết quả kinh doanh của CN.

- Các PGĐ: CN gồm có 2 PGĐ, hỗ trợ cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của CN.

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là đầu mối duy trì và phát triển quan hệ khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm của NH theo kế hoạch của Ban Giám đốc nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả. P.KHDN có nhiệm vụ phân tích rủi ro, thẩm định giới hạn tín dụng và cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cũng nhƣ thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao.

- Phòng khách hàng cá nhân: Là đầu mối duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng là cá nhân, đầu mối triển khai hoạt động bán lẻ và các sản phẩm phi tín dụng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm của NH theo kế hoạch của Ban Giám đốc nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả. P.KHCN có nhiệm vụ là phân tích rủi ro, thẩm định giới hạn tín dụng và cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân, trực tiếp cấp tín dụng đối với khách hàng là cá nhân theo đúng quy định hiện hành của BIDV và pháp luật, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao.

- Phòng quản trị tín dụng: Quản lý và trực tiếp thực hiện tác nghiệp liên quan đến việc mở tài khoản vay hợp đồng, cập nhật hệ thống, giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ. Lƣu trữ và quản lý hồ sơ tín dụng đầy đủ, an toàn.

+ Quản lý hồ sơ thông tin khách hàng vay của các Phòng KHCN, KHDN, các Phòng Giao dịch.

+ Quản lý hồ sơ thông tin khách hàng mở tài khoản cá nhân, doanh nghiệp.

- Phòng quản lý rủi ro: Quản lý và trực tiếp thực hiện thẩm định hồ sơ cấp tín dụng đối với khoản vay qua rủi ro. Quản lý rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng, đảm bảo các khoản cấp tín dụng tuân thủ các quy định trong quá trình tín dụng.

- Đề xuất tham mƣu Ban giám đốc với các khoản vay đang gặp khó khăn, đề xuất xử lý nợ vay, báo cáo các giao dịch nghi ngờ phát sinh…..

- Phòng hành chính nhân sự:

+ Giúp Ban giám đốc Chi nhánh tổ chức, tham mƣu và triển khai thực hiện công tác Tổ chức cán bộ và Hành chính quản trị thuộc phạm vi quản lý của CN.

+ Xây dựng kế hoạch phát triển ngắn hạn, dài hạn về cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu phát triển của CN.

+ Lập kế hoạch đào tạo, tuyển dụng cán bộ công nhân viên và quản lý, lƣu trữ hồ sơ cán bộ, công nhân viên theo chế độ quy định.

+ Quản lý con dấu theo quy định, thực hiện việc giao nhận hồ sơ, công văn đi và đến thông suốt.

+ Phục vụ công tác hậu cần và phƣơng tiện, trang thiết bị phục vụ công tác.

+ Quản lý tài sản, lƣu trữ chứng từ đƣợc giao, phụ trách xây dựng cơ bản.

+ Thực hiện các thủ tục thanh toán chi tiêu nội bộ của CN (trừ một số trƣờng hợp theo quy định).

+ Báo cáo về công tác tổ chức nhân sự, quản lý hành chính, thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao.

- Phòng kế hoạch tổng hợp:

+ Chức năng: Thực hiện các công tác về cân đối và kế hoạch vốn, kế hoạch tín dụng, dƣ nợ, lãi suất, tỷ giá. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh

cả CN (tháng, quý, năm…) báo cáo thống kê các loại (định kì, đột xuất…), tổng hợp thi đua của CN.

+ Nhiệm vụ: Xây dựng và tham mƣu cho Ban lãnh đạo về kế hoạch kinh doanh, thƣ ký, tổng hợp cho Ban Lãnh đạo, soạn thảo, thông báo kết luận các hội nghị, hội họp. Đầu mối tổng hợp các loại báo cáo, làm đầu mối công tác thi đua khen thƣởng của CN, lập kế hoạch vốn, kết hợp với phòng kế toán cân đối và dự trữ bắt buộc của CN, thực hiện mua bán ngoại tệ với BIDV, bán ngoại tệ cho các tổ chức có nhu cầu theo quy định của pháp luật.

Thông báo lãi suất huy động, lãi suất cho vay theo quyết định của Giám đốc CN và cập nhật lãi suất huy động, biểu phí trên hệ thống giao dịch CN.

Thực hiện các nhiệm vụ khác Giám đốc giao.

- Phòng tài chính kế toán: Tổ chức hạch toán, kế toán các hoạt động kinh doanh của CN, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ghi chép sổ sách, hạch toán, thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nƣớc và của nghành NH. Tham mƣu cho Ban lãnh đạo trong việc phê duyệt dự toán, quyết toán công trình XDCB và mua tài sản, công cụ lao động tại CN, thực hiện công tác kế toán tài vụ của CN và thực hiện một số nhiệm vụ khác.

- Phòng giao dịch khách hàng: Thực hiện việc mở tài khoản cá nhân, mở tài khoản gửi tiết kiệm, thu chi tiền cho khách hàng, mở thẻ ATM, đăng ký các dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng, huy động vốn, phát hành các giấy tờ có giá. Thực hiện tiếp quỹ ATM, trực tiếp thanh toán các khoản thu chi của Chi nhánh.

- Phòng quản lý dịch vụ kho quỹ: Tham mƣu giúp cho BGĐ đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng an toàn kho quỹ theo qui định của NHNN Việt Nam.

+ Quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản quý, tài sản thế chấp và các giấy tờ, chứng từ có giá. Thực hiện thu chi các loại tiền, giám định tiền thật,

tiền giả, tiền hỏng, chuyển tiền mặt và séc du lịch nộp cho BIDV.

+ Thực hiện điều chỉnh tiền mặt tiếp quỹ, đảm bảo định mức tồn quỹ VNĐ, ngoại tệ cũng nhƣ séc.

+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác mà BGĐ giao.

- Tổ tin học: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến Công nghệ của NH.

- Các phòng giao dịch: Cung cấp những thông tin từ CN đến với khách hàng thông qua PGD, thực hiện tất cả các hoạt động nhƣ nhân huy động tiền gửi, mua bán các loại ngoại tệ, đổi tiền và thực hiện các nghiệp vụ cho vay…

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum giai đoạn 2013- 2015

a. Kết quả hoạt động

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của BIDV-CN Kon Tum

ĐVT : Tỷ đồng Các chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tổng tài sản 2,450 4,165 5,290 Huy động vốn 810 1.055 1,456 Dƣ nợ 985 1.254 1,456 Doanh thu 432,5 471 562 LNTT 39 47,4 52,3

(Nguồn báo cáo thường niên của BIDV – CN Kon Tum )

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các chỉ tiêu tổng tài sản, tổng dƣ nợ vay và

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ e banking tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh kon tum (Trang 41 - 109)