2.4.1. Khám phát hiện cận thị
Quy trình khám mắt cho học sinh và phát hiện cận thị được các bác sĩ
Bộ môn Mắt Trường Đại học Y dược Thái Nguyên, Khoa Mắt Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viên Mắt tỉnh Thái Nguyên thực hiện như sau:
- Lập danh sách học sinh của các lớp trong trường và khám lần lượt theo danh
sách học sinh của từng lớp.
- Thử thị lực không kính bằng bảng thị lực Landolt: tiến hành trên toàn bộ học sinh để phát hiện số học sinh giảm thị lực. Đánh giá mức độ thị lực theo bảng
phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới.
- Khám phát hiện cận thị: tất cả những học sinh sau khi đo thị lực được xác định giảm thị lực sẽ được thử bằng kính lỗ.
+ Nếu sau khi thử kính lỗ thị lực tăng sẽ được khám đo số kính bằng
hộp kính thử (phương pháp chủ quan Dondes).
Sau đó khám xác định cận thị bằng máy đo khúc xạ tự động chưa nhỏ
thuốc liệt điều tiết cyclopentolate 1%.
Khám mắt đánh giá phần trước nhãn cầu, khám vận nhãn, khám lác và các bộ phận phụ cận nhãn cầu.
Sau đó tiến hành nhỏ thuốc liệt điều tiết cyclopentolate 1% 3 lần, mỗi
lần cách nhau 5 phút, sau khi tra lần thứ 3 khoảng 20 - 30 phút tiến hành đo
khúc xạ bằng máy đo khúc xạ tự động và xác định kết quả.
Khám độ lác sau tra thuốc liệt điều tiết cyclopentolate 1%, sau đó khám
khúc xạ bằng phương pháp soi bóng đồng tử (skiascopy).
Khám đáy mắt và xác định kiểu định thị.
+ Những học sinh sau khi thử kính lỗ nếu thị lực không tăng sẽ tiến
hành khám mắt để phát hiện các bệnh mắt khác gây giảm thị lực (không phải
tật khúc xạ).
2.4.2. Đo chỉ số vệ sinh lớp học
- Hệ số chiếu sáng: Dùng thước mét đo chiều dài, chiều rộng của lớp học và chiều dài, chiều rộng của tất cả các cửa sổ có góc “mảnh trời xanh”, sau đó
tính hệ số chiếu sáng theo công thức sau:
Diện tích cửa thực dụng
Hệ số chiếu sáng =
Diện tích nền nhà
- Cường độ chiếu sáng trong lớp học: Đo bằng máy Luxmeter của Nhật. Đo ở
6 vị trí: 1 điểm đo ở giữa phòng học, 4 điểm đo ở các bàn kê ở 4 góc lớp, 1
điểm đo ở giữa bảng. Khi đo mở hết các cửa ra vào và cửa sổ, bật hết các bóng điện trong lớp học. Đo vào các thời điểm khác nhau: đầu buổi học, giữa
buổi học và cuối buổi học.
- Kích thước bàn ghế: Đo chiều cao, chiều dài, chiều sâu của bàn và ghế bằng
thước mét có chia đến milimet. Sau đó tính hiệu số giữa bàn và ghế, so sánh
với tầm vóc của học sinh.
- Kích thước bảng và cách treo bảng: Dùng thước mét để đo chiều dài, chiều
2.4.3. Phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp học sinh và phụ huynh theo mẫu phiếu về cường độ
học tập, thời gian dành cho các hoạt động giải trí cần nhìn gần như đọc
truyện, xem ti vi, chơi điện tử.., kiến thức về cận thị học đường và cách phòng chống.
2.4.4. Quan sát
Sử dụng các thành viên của nhóm nghiên cứu và giáo viên để quan sát
tư thế ngồi học của học sinh khi đang học trong giờ học tại trường.
2.4.5. Thảo luận nhóm
Tiến hành 3 cuộc thảo luận nhóm với ban giám hiệu, cán bộ y tế trường
học, đại diện giáo viên chủ nhiệm, đại diện hội phụ huynh học sinh... tương ứng các giai đoạn nghiên cứu như sau:
- Sau khi có kết quả ban đầu về tình hình cận thị, thảo luận nhóm để tìm hiểu các yếu tố nguy cơ, những khó khăn trong công tác phòng chống cận thị
học đường.
- Trước khi tiến hành can thiệp, thảo luận nhóm để xác định vai trò của các bên liên quan, huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân và đưa ra các
giải pháp can thiệp phù hợp.
- Sau can thiệp, thảo luận nhóm để đánh giá hiệu quả can thiệp, những
vấn đề còn tồn tại và điều chỉnh kế hoạch cho các can thiệp tiếp theo.
Các cuộc thảo luận nhóm do nghiên cứu sinh trực tiếp tiến hành với sự
2.4.6. Giám sát hoạt động can thiệp
- Can thiệp lâm sàng được tiến hành và theo dõi định kỳ ba tháng một
lần, các số liệu đều được ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu phiếu in sẵn.
- Nghiên cứu can thiệp cộng đồng: tiến hành khám, can thiệp và đánh giá
kết quả 1 năm một lần, các số liệu đều được ghi đầy đủ các thông tin theo
mẫu phiếu.
Hoạt động giám sát do nghiên cứu sinh trực tiếp tiến hành, giám sát
định kỳ mỗi tháng 1 lần, giám sát thường xuyên khi nhà trường tổ chức truyền
thông, họp phụ huynh.