0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Nội dung can thiệ p

Một phần của tài liệu BÁO CÁO LUẬN VĂN MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CẬN THỊ (Trang 52 -54 )

2.3.3.1. Can thiệp 1:Can thiệp cộng đồng

* Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình phòng chống cận thị học đường tại các trường can thiệp. Hiệu trưởng nhà trường làm trưởng ban, phó ban thường

trực là cán bộ y tế học đường, các thành viên là giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách và đại diện hội phụ huynh học sinh.

* Truyền thông giáo dục về cận thị học đường và cách phòng chống

Tuyên truyền vận động lãnh đạo nhà trường và giáo viên để phối hợp

thực hiện tốt biện pháp can thiệp. Tư vấn và hướng dẫn cho nhà trường, giáo

viên, phụ huynh và học sinh phòng chống được một số yếu tố nguy cơ như:

bố trí số lượng học sinh/diện tích lớp học đúng tiêu chuẩn vệ sinh, có bàn ghế

học tập đúng quy cách, ngồi học đúng tư thế, kết hợp học tập với nghỉ ngơi

cho mắt hợp lý, chỗ học đủ ánh sáng, hạn chế hoặc không chơi điện tử. Bố trí

thời lượng học tập hợp lý, tăng thời gian hoạt động ngoại khoá.

Đối với học sinh: Tuyên truyền giáo dục về các bệnh tật thường gặp

của học sinh đặc biệt là cận thị học đường trong các buổi tập trung chào cờ,

sinh hoạt lớp. Hướng dẫn học sinh các dấu hiệu sớm của cận thị và các biện

pháp hạn chế tác hại và sự tăng nặng của bệnh.

Đối với giáo viên: cung cấp kiến thức phòng chống cận thị học đường

cho giáo viên. Lồng ghép giảng dạy cho học sinh trong các môn học và các hoạt động ngoại khoá. Hướng dẫn cho giáo viên thực hiện được cách thử thị

lực và phát hiện được những học sinh giảm thị lực.

Đối với phụ huynh học sinh: lồng ghép truyền thông trong các buổi họp

phụ huynh học sinh. Thông báo tình trạng cận thị của học sinh cho phụ huynh

chế sự tiến triển của cận thị học đường. Hướng dẫn phụ huynh cách phòng chống cận thị học đường để tạo điều kiện và thường xuyên nhắc nhở học sinh

thực hiện đúng vệ sinh học tập và các biện pháp thư giãn cho mắt.

* Sửa chữa Ergonomi (thay đổi điều kiện môi trường học tập để có sự

phù hợp giữa những đặc điểm sinh lý học sinh với các trang thiết bị và công cụ học tập như lớp học, bàn ghế, chiếu sáng, bảng viết...)

Kết hợp giữa lãnh đạo các trường và các cấp có liên quan phấn đấu

thực hiện đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh học đường đã quy định tại quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/04/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc

ban hành “Quy định về vệ sinh trường học”:

Thảo luận về cách thức sửa chữa, đưa ra tiêu chuẩn sửa chữa về bàn ghế, ánh sáng, bảng... Huy động sự đóng góp của phụ huynh tuỳ khả năng để đảm bảo vệ sinh học tập.

* Can thiệp về y tế:

Kết hợp cùng lãnh đạo các trường và các địa phương để củng cố và phát huy tác dụng của bộ phận y tế học đường và y tế địa phương để khám

phát hiện sớm cận thị học đường.

Tuỳ theo điều kiện phù hợp với từng trường và địa phương để áp dụng

những biện pháp can thiệp phù hợp để hạn chế tác hại và sự tăng nặng của

bệnh.

2.3.3.1. Can thiệp 2:Can thiệp cộng đồng kết hợp can thiệp lâm sàng

Ngoài các biện pháp can thiệp cộng đồng như nhóm can thiệp 1, ở nhóm

can thiệp 2 thực hiện các biện pháp sau:

- Đeo kính: hướng dẫn cho những học sinh bị cận thị đeo kính phù hợp và những

khoảng thời gian cần đeo hoặc cần bỏ kính ra (đeo kính khi nhìn lên bảng, khi đi đường; bỏ kính khi nhìn gần...)

- Dùng thuốc để điều trị:

+ Giảm co quắp điều tiết: tra mắt dung dịch Cyclogyl 1% hoặc

Cyclopentolate 1% ngày một lần trước khi đi ngủ.

+ Dùng thuốc ngăn ngừa sự tiến triển của cận thị: dùng 4 - 6 viên cao bilberry (chiết xuất từ cây việt quất) và vi tamin E/ngày, 15 ngày/tháng trong 2

năm.

+ Dùng thuốc cải thiện sự điều tiết: tra mắt dung dịch Correctol 2% nhỏ

mắt ngày 4 lần.

- Hướng dẫn phụ huynh và học sinh bổ sung những thức ăn giầu vitamin A

trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO LUẬN VĂN MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CẬN THỊ (Trang 52 -54 )

×