* Thực trạng cận thị học đường:
- Tỷ lệ cận thị theo trường, theo khối lớp (lớp 6,7,8,9), theo giới tính.
- Tỷ lệ học sinh có thị lực giảm ở các mức độ: giảm, giảm nhiều hoặc mù. - Tỷ lệ học sinh cận thị mức độ nhẹ, vừa và nặng.
- Tỷ lệ học sinh cận 1 mắt, cận 2 mắt.
- Tỷ lệ học sinh cận thị đã đeo kính từ trước và cận thị mới phát hiện khi
khám.
* Yếu tố nguy cơ với cận thị học đường:
- Điều kiện vệ sinh lớp học: hệ số chiếu sáng, cường độ chiếu sáng, kích thước bảng, kích thước và hiệu số bàn ghế.
- Mối liên quan giữa cường độ chiếu sáng với cận thị học đường.
- Mối liên quan giữa kích thước bàn ghế với cận thị học đường.
- Mối liên quan giữa tư thế ngồi học với cận thị học đường.
- Mối liên quan giữa góc học tập tại nhà với cận thị học đường.
- Mối liên quan giữa cường độ học tập trên lớp và tại nhà với cận thị học đường.
- Mối liên quan giữa thời gian dành cho các hoạt động giải trí cần nhìn gần
với cận thị học đường.
- Mối liên quan giữa kiến thức của học sinh và phụ huynh với cận thị học đường.
- Mối liên quan giữa tiến sử gia đình với cận thị học đường
- Mối liên quan giữa hoạt động y tế học đường với cận thị học đường
* Hiệu quả can thiệp:
- Số buổi truyền thông và số lượt học sinh, phụ huynh được truyền thông.
- Số lớp học được cải tạo, sửa chữa Ecgônômi.
- Số học sinh đeo kính và dùng thuốc ngăn ngừa tiến triển cận thị.
- Tỷ lệ cận thị trước và sau can thiệp ở các nhóm can thiệp 1, can thiệp 2 và
nhóm đối chứng.
- Tỷ lệ mới mắc cận thị học đường ở các nhóm can thiệp 1, can thiệp 2 và
nhóm đối chứng.
- Mức độ cận thị và sự tiến triển của cận thị giữa các nhóm can thiệp 1, can
thiệp 2 và nhóm đối chứng: giảm độ kính, độ kính không tăng, độ kính tăng.
- Chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp của các biện pháp can thiệp, so sánh
giữa trường can thiệp và không can thiệp.