Dự báo môi trƣờng ngành

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đăklăk (Trang 90)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Dự báo môi trƣờng ngành

Môi trƣờng kinh doanh phục hồi bền vững

Trong năm 2015, trƣớc sự phục hồi chậm của kinh tế thế giới, giá dầu thế giới liên tục sụt giảm mạnh, một số quốc gia đ phá giá mạnh đồng tiền, đặc biệt là các nƣớc có mối quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ lớn với Việt Nam nhƣ Trung Quốc… đ gây áp lực đến nền kinh tế trong nƣớc.

Tuy nhiên, dƣới sự điều hành sát sao của Chính phủ cùng với những nỗ lực tích cực của các bộ, ban, ngành và toàn dân, kinh tế trong nƣớc đ đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực, tốc độ tăng trƣởng kinh tế ƣớc đạt 6,68%, vƣợt mục tiêu 6,2% Quốc hội đề ra; lạm phát kiểm soát tốt ở mức thấp nhất trong vòng 15 năm qua.

Đối với ngành Ngân hàng, thanh khoản VND của hệ thống dồi dào, tỷ lệ nợ xấu/dƣ nợ tín dụng giảm rõ rệt về mức dƣới 3%; mức độ rủi ro của các nhóm khách hàng tiếp tục xu hƣớng giảm, cầu của nền kinh tế và điều kiện kinh doanh tài chính của khách hàng đƣợc cải thiện tích cực, nhu cầu đối với sản phẩm dịch vụ của ngân hàng gia tăng, đặc biệt là nhu cầu về tín dụng và huy động vốn của hệ thống ngân hàng tiếp tục tăng trƣởng. Đây là nền tảng cơ sở để các TCTD lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh của ngành Ngân hàng năm 2016.

Hoạt động tái cấu trúc hệ thống thông qua công cụ M&A (Mergers & Acquisitions) tiếp tục diễn ra sôi động.

Giai đoạn 2011-2015 là giai đoạn thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD Việt Nam, xu hƣớng sáp nhập, hợp nhất giữa các ngân hàng sẽ trở nên phổ biến hơn so với việc thành lập mới các ngân hàng. Do đó, khả năng thị trƣờng xuất hiện thêm các đối thủ cạnh tranh mới là không cao.

Trong giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đặt ra mục tiêu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng: Thực hiện bƣớc chuyển biến mạnh mẽ trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, năng lực và hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát, đổi mới công tác điều hòa lƣu thông tiền mặt. Bên cạnh đó, các TCTD tiếp tục đổi mới quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế, tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động và quy mô về vốn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm dịch vụ và năng lực cạnh tranh và cấu trúc hệ thống các TCTD.

Tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk, theo báo cáo của NHNN Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk, năm 2015 trên địa bàn tỉnh chỉ tăng 01 chi nhánh ngân hàng, số lƣợng phòng giao dịch của các ngân hàng cũng giảm so với trƣớc, giảm 5 phòng giao dịch so với năm 2014. Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các Ngân hàng thƣơng mại hiện hữu trên địa bàn sẽ ngày càng gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh về sản phẩm – dịch vụ, về giá phí và về chất lƣợng phục vụ khách hàng.

Xu hƣớng không dùng tiền mặt phát triển

Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt mà đƣợc tiến hành bằng cách chuyển tiền từ tài khoản của ngƣời nhận hoặc thông qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Tại Việt nam, NHĐT xuất hiện từ 2004 với 3 ngân hàng thƣơng mại cung cấp đến năm 2014 thì 100% ngân hàng đều cung cấp dịch vụ này cho

khách hàng. Các dịch vụ, phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt đ đƣợc phát triển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin nhƣ Mobile Banking, ví điện tử… đang dần trở thành xu hƣớng ở các thành phố lớn tại Việt Nam.

Ngƣời thanh toán không dùng tiền mặt sẽ chủ yếu lựa chọn thanh toán qua thẻ ATM hoặc các loại thẻ tín dụng quốc tế nhƣ Master Card, Visa…

Tuy nhiên, dịch vụ thẻ ngân hàng mới gia tăng về số lƣợng chứ chƣa có sự chuyển biến thực sự về chất lƣợng. Giao dịch không dùng tiền chỉ ở mức 3% cho thấy thói quen không dùng tiền của ngƣời dân và sự hạn chế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang là những rào cản lớn nhất.

Mobile banking trở thành dịch vụ không thể thiếu đối với khách

hàng

Theo NHNN, thanh toán qua điện thoại di động đang trở thành xu hƣớng trên thế giới, qua đó tạo điều kiện cho các ngân hàng thƣơng mại phát triển các sản phẩm thanh toán dựa trên nền điện thoại di động đem lại tiện ích và thuận lợi cho khách hàng, đặc biệt là đối với những nơi mà ngƣời dân ít có điều kiện tiếp xúc với ngân hàng cũng nhƣ đối với giới trẻ thích trải nghiệm công nghệ. Điều này do tính phổ cập của loại dịch vụ này; tính di động và khả năng kết nối ở mọi lúc mọi nơi; khả năng kết nối dễ dàng và dễ kiểm chứng với các hệ thống ngân hàng với các hệ thống thanh toán khác. Ngoài ra, giải pháp thanh toán qua di động có tính khả thi cao do chi phí cho việc triển khai thấp và tính bảo mật cao khi ứng dụng nhiều công nghệ mới nhƣ USSD, DSTK.

Hiện nay, trên thị trƣờng Việt Nam với dân số 92 triệu ngƣời có đến 55% ngƣời sử dụng smartphone và truy cập mạng bình quân 2 giờ mỗi ngày. Mua sắm trực tuyến chiếm tỉ lệ 58%. Tốc độ tăng trƣởng mạnh mẽ của thị trƣờng thẻ ngân hàng cũng cho thấy xu hƣớng tiêu dùng không bằng tiền mặt, góp

phần phát triển các dịch vụ thanh toán trên di động. Đến nay, có khoảng 45 ngân hàng cung cấp dịch vụ SMS banking, Internet Banking và 25 ngân hàng ứng dụng Mobile Banking.

Một yếu tố đang tác động mạnh mẽ lên sự sống còn của ngân hàng thƣơng mại là quyền lực của ngƣời tiêu dùng. Bởi trƣớc đây, khách hàng phải tìm kiếm, dựa vào các dịch vụ của ngân hàng thì nay bản thân mỗi ngân hàng phải tự gia tăng chất lƣợng dịch vụ, áp dụng nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ mới để thu hút khách hàng. Và trong xu hƣớng bùng nổ ứng dụng công nghệ trên nền tảng di động hiện nay, khách hàng đến với ngân hàng không chỉ cần đáp ứng nhu cầu về sản phẩm mà còn kỳ vọng nhiều hơn vào sự trải nghiệm. Do đó, mỗi ngân hàng không chỉ tạo ra một sản phẩm chất lƣợng tốt mà cần thỏa mãn cả nhu cầu phi tài chính của khách hàng: sự mới mẻ, trải nghiệm và khác biệt.

ự báo nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng 3.1.2.

điện tử trong giai đoạn 2016 - 2020

Thông thƣờng, khi kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng các sản phẩm NHĐT sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, trình độ dân trí đƣợc nâng cao, thái độ đối với sản phẩm NHĐT sẽ cởi mở hơn, dễ chấp nhận hơn. Do vậy, nhu cầu sử dụng dịch vụ trong giai đoạn 2016-2020 sẽ tăng hơn so với trƣớc đây:

- Đối với khách hàng cá nhân, khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhƣ chuyển tiền, thanh toán hóa đơn thì họ có xu hƣớng chọn Dịch vụ Ngân hàng điện tử so với các dịch vụ truyền thống của ngân hàng.

- Các sản phẩm dịch vụ của hệ thống ngân hàng Việt Nam gần nhƣ không có sự khác biệt đáng kể, do đó, một khách hàng dễ dàng chuyển từ sử dụng sản phẩm của ngân hàng này sang ngân hàng khác. Với đặc điểm này, khách hàng đòi hỏi các ngân hàng phải có chính sách thu hút khách hàng vƣợt

trội và mang lại nhiều giá trị (về phí, về tiện ích sản phẩm hay về thái độ quan tâm đến khách hàng) cho khách hàng để có thể giữ chân các khách hàng.

ự báo môi trƣờng marketing 3.1.3.

a. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk

Trong những năm gần đây, đời sống nhân dân hiện nay trên địa bàn tỉnh mặc dù đ đƣợc cải thiện rất nhiều, nhƣng mức thu nhập, tích lũy còn thấp. Hơn nữa tâm lý của khách hàng chƣa quen với việc sử dụng các dịch vụ hiện đại. Tuy nhiên, dân số tỉnh Đắk Lắk hiện khoảng 1,834 triệu ngƣời, mật độ dân số 135 ngƣời/km². Thực tế cho thấy Đắk Lắk có thế mạnh về phát triển ngành nghề cần nhiều lao động nhƣ: nông sản; lâm sản; khoáng sản. Đây là những ngành hàng chủ lực của tỉnh Đắk Lắk hàng năm mang về cho tỉnh hàng trăm triệu USD. Do đó đây thực sự là một thị trƣờng tiềm năng để phát triển các NHĐT.

Các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng có bƣớc phát triển tốt, số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới ngày càng tăng. Không gian đô thị trên địa bàn tỉnh tiếp tục đƣợc mở rộng, hạ tầng đô thị đƣợc đầu tƣ xây dựng, nâng cấp. Một số cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệpcác cơ sở dịch vụ, thƣơng mại đƣợc xây dựng, phát triển, đ góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ đó tạo điều kiện phát triển dịch vụ NHĐT. Dƣới đây là một số định hƣớng phát triển cụ thể của tỉnh trong thời gian tới:

Định hƣớng đến năm 2020, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột xây dựng xong nhà ga thứ 2 nhóm B, phục vụ 800.000 hành khách/năm và 3.000 tấn hàng hóa/năm. Tuyến đƣờng sắt Tuy Hòa – Buôn Ma Thuột dài 160km, sau khi hoàn thành sẽ phục vụ cho việc lƣu thông vận tải hàng hóa và hành khách không chỉ cho riêng tỉnh Đắk Lắk mà còn cho các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, liên kết Tây Nguyên với các cảng biển Duyên Hải miền Trung; đề

xuất xây dựng tuyến đƣờng sắt Vũng Rô - Đắk Lắk - Đăk Nông - cảng Thị Vải, phục vụ tốt nhu cầu khai thác bô xít ở Đăk Nông và vận tải hàng hóa tới các tỉnh trong vùng Tây Nguyên.

Hình thành và phát huy hiệu quả khu công nghiệp tập trung Hòa Phú, cụm công nghiệp Ea Đar – Ea Kar, Buôn Hồ - Krông Buk, Buôn Ma Thuột; đồng thời quy hoạch các cụm công nghiệp Ea H’leo, Krông Bông và các huyện còn lại, mỗi cụm, điểm công nghiệp có quy mô khoảng 30 - 50 ha.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thƣơng mại nhằm mở rộng thị trƣờng ngoài nƣớc phục vụ xuất khẩu, không ngừng nâng cao kim ngạch xuất, nhập khẩu. Phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 800 triệu - 1.000 triệu USD vào năm 2020.

Về các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế: Phấn đấu tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP giai đoạn 2016-2020 (giá so sánh 2010) tăng trƣởng bình quân hằng năm từ 8,5-9%. Trong đó nông, lâm, thủy sản tăng 4,5-5%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,5-11%; dịch vụ tăng 11-11,5%. Bên cạnh các chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế, UBND tỉnh còn đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, kinh tế Đắk Lắk đi theo hƣớng xanh, bền vững, khai thác các lợi thế phát triển theo chiều sâu, liên kết mở, hội nhập khu vực và quốc tế, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị Trung tâm vùng Tây Nguyên với hạ tầng đồng bộ, đảm nhiệm chức năng đầu mối về thƣơng mại, giao thông vận tải, giáo dục - đào tạo, y tế văn hóa, chuyển giao khoa học công nghệ của Vùng.

Nhƣ vậy, trong thời gian tới tỉnh Đắk Lắk sẽ có những đầu tƣ đáng kể về phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và các khu công nghiệp. Điều này tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, giúp VCB Đắk Lắk xác định đƣợc các khu vực cũng nhƣ các lĩnh vực chi nhánh cần quan tâm phát triển.

b. Môi trường vĩ mô

Môi trường pháp lý: Trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, Việt Nam đƣợc đánh giá là ổn định chính trị, nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển tốt, đây là một lợi thế cho các ngành nghề nói chung của Việt Nam và ngành tài chính ngân hàng nói riêng. Hệ thống hành lang pháp luật của Việt Nam đang ngày một cải thiện chặt chẽ hơn. Nhiều bộ luật đƣợc bổ sung, sửa đổi theo hƣớng tích cực, môi trƣờng pháp lý đƣợc cải thiện đáp ứng nhu cầu hội nhập cũng nhƣ phù hợp với các cam kết với các tổ chức quốc tế.

Môi trường dân số: Dân số tỉnh Đắk Lắk khoảng 1,834 triệu ngƣời. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 426.000 ngƣời chiếm khoảng 23% dân số, tron khi dân số sống tại nông thôn đạt 1,345 triệu ngƣời chiếm 77% tổng dân số. Dân số nam đạt 894.200 ngƣời, trong khi đó nữ đạt 877.600 ngƣời. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phƣơng tăng 1.29%. Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua nhƣ Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Tỷ lệ trong độ tuổi lao động chiếm trên 55%, mật độ dân số 135 ngƣời/km². Với dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 55% rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề cần nhiều lao động phổ thông. Thực tế cho thấy Đắk Lắk có thế mạnh về phát triển ngành nghề cần nhiều lao động nhƣ: nông sản; lâm sản; khoáng sản. Đây là những ngành hàng chủ lực của tỉnh Đắk Lắk hàng năm mang về cho tỉnh hàng trăm triệu USD. Do đó đây thực sự là một thị trƣờng tiềm năng để phát triển các dịch vụ Ngân hàng.

Môi trường văn hoá, xã hội: văn hóa Đắk Lắk chịu ảnh hƣởng của sự giao thoa từ nhiều nền văn hóa khác nhau, điều này có ít nhiều ảnh hƣởng đến sự phát triển về dịch vụ Ngân hàng, nhất là những dịch vụ mới. Tuy nhiên,

nhìn một cách tổng quan thì văn hóa Đắk Lắk không nằm ngoài định hƣớng chung của văn hóa Việt Nam.

Môi trường kinh tế: Các thành phần kinh tế có bƣớc phát triển tốt, số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới ngày càng tăng. Không gian đô thị trên địa bàn tỉnh tiếp tục đƣợc mở rộng, hạ tầng đô thị đƣợc đầu tƣ xây dựng, nâng cấp. Một số cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, các cơ sở dịch vụ, thƣơng mại đƣợc xây dựng, khôi phục, phát triển, đ góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Môi trường tự nhiên và công nghệ: Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba. Kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nƣớc, với diện tích 182.343ha và sản lƣợng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lƣợng cả nƣớc. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, nhƣ cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài... Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra nhanh chóng đ làm cho chu kỳ sống của của công nghệ ngày càng bị rút ngắn, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ nếu không muốn tụt hậu. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta đ tạo những điều kiện rất thuận lợi để VCB có thể tiếp cận đƣợc dễ dàng với công nghệ mới hiện đại của thế giới để nâng cao vị thế của mình trên thị trƣờng.

c. Môi trường vi mô

Đối thủ cạnh tranh: Những năm gần đây, tỉnh Đắk Lắk đ chứng kiến sự phát triển ồ ạt của mạng lƣới dịch vụ tài chính ngân hàng, hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có đến 42 tổ chức tín dụng, trong đó có 31 ngân hàng và 11 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Việc các ngân hàng, các TCTD liên tục mở chi

nhánh tại Đắk Lắk đ đem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn cũng nhƣ đƣợc hƣởng các dịch vụ tài chính tiện ích, hiện đại hơn. Đồng thời, việc này cũng khiến cho thị trƣờng bị chia nhỏ và kết quả là tình hình cạnh tranh trên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đăklăk (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)