7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU
LỊCH TỈNH KON TUM THỜI GIAN QUA
Trong các năm 2011 – 2016, lực lượng LĐ trong ngành Du lịch tỉnh Kon Tum không ngừng tăng lên, số liệu được phản ảnh tại Bảng 2.7
Bảng 2.7. Quy mô lao động ngành Du lịch tỉnh Kon Tum qua các năm 2011 - 2016 Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số 3.891 4.071 4.221 4.356 4.596 4.845 LĐ trực tiếp 1.297 1.357 1.407 1.452 1.532 1.615 LĐ gián tiếp 2.594 2.714 2.814 2.904 3.064 3.230
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2016 nhân lực làm việc trong ngành Du lịch của tỉnh Kon Tum là 4.845 người, tăng 24,5% so với năm 2011; số LĐ trực tiếp ngành du lịch 1.615 người và lao động gián tiếp 3.230 người, tăng 249 người so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn nhân lực trực tiếp giai đoạn 2011 – 2016 đạt 4,48%/năm.
Tại Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007 – 2015, định hướng đến 2020 xác định, giai đoạn 2010-2015 tốc độ tăng trưởng
nhân lực du lịch bình quân đạt 19,4%, nếu so với số thực hiện được giai đoạn 2010 – 2015 là 4,75% và số thực hiện được giai đoạn 2011 – 2016 là 4,48%/năm ta sẽ thấy kết quả đạt được không như kỳ vọng. Việc phát triển NNL du lịch tỉnh Kon Tum không đạt mục tiêu đề ra phần nào phản ánh tình hình phát triển du lịch tỉnh Kon Tum thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Xét về tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến tỉnh Kon Tum qua các năm 2011 – 2016, ta thấy: Số lượng khách du lịch quốc tế cũng như khách du lịch nội địa đến tỉnh Kon Kum ngày càng tăng, điều này phản ảnh tại Hình 2.1.
0 100.000 200.000 300.000 400.000 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Năm Tổng lượt khách Khách quốc tế Khách nội địa
Hình 2.2. Tăng trưởng khách du lịch đến Kon Tum qua các năm 2011 – 2016
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum)
Qua Hình 2.2, ta thấy số LK du lịch đến Kon Tum tăng bình quân 12,94%/năm, trong đó LK du lịch quốc tế tăng 15,19%, LK du lịch nội địa tăng 11,87%; số ngày khách lưu trú tăng 14,08%/năm và tổng thu nhập xã hội chuyên ngành du lịch tăng bình quân 21,05%/năm (từ 288,557 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 731,231 tỷ đồng năm 2016)...., điều này thể hiện tại Bảng 2.8
50
Bảng 2.8. Tình hình phát triển c a ngành u lịch tỉnh Kon Tum qua các năm 2011 -2016
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Tốc độ tăng trưởng (%/năm) So với Quy hoạch 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1. Tổng LK LK 167.801 176.902 193,540 208.887 238.154 304.650 12,94 Không đạt - Khách quốc tế LK 53.696 60.147 66.403 72.029 78.911 106.950 15,19 Không đạt - Khách nội địa LK 114.105 116.755 127.137 136.858 159.243 197.700 11,87 Không đạt 2. Số ngày lưu trú
bình quân Ngày 1,55 1,57 1,58 1,6 1,57 1,63 1,03
Không đạt - Khách quốc tế Ngày 1,57 1,57 1,59 1,61 1,59 1,65 1,01 Không đạt - Khách nội địa Ngày 1,55 1,57 1,58 1,59 1,55 1,62 0,91 Không đạt 3 .Tổng số ngày
khách lưu trú Ngày 260.894 277.274 306.177 333.830 372.866 495.750 14,08
Không đạt - Khách Quốc tế Ngày 84.406 94.273 105.300 116.207 125.115 176.340 16,47 Không đạt - Khách nội địa Ngày 176.488 183.001 200.877 217.623 247.606 319.410 12,.91 Không đạt 4. Chi tiêu bình quân của du khách 1000đ/ ngày 315 339 342 346 350 370 3,31 Đạt 5. Tổng thu nhập xã hội từ du lịch Tỷ đồng 288.557 398.979 442.296 487.316 546.83 731.231 21,05 Không đạt
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu hầu hết không đạt được mục tiêu đề ra tại Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007 – 2015, định hướng đến 2020.
Xét về tốc độ tăng trưởng của hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống, lữ hành trên địa bàn tỉnh Kon Tum, ta thấy, trong các năm 2011 – 2016 số lượng cơ sở lưu trú và lữ hành tăng mạnh, được thể hiện qua Bảng 2.9
Bảng 2.9. Tình hình cơ sở lưu trú du lịch và cơ sở kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Kon Tum qua các năm 2011 - 2016
TT Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2011 2012 2013 2014 2015 2016
1 Tổng số cơ sở lưu trú Cơ sở 51 63 78 92 113 129 2 Tổng số phòng Phòng 967 1.102 1.330 1.397 1.675 1.957 3 Công suất sử dụng phòng % 69,5 69,9 69,9 66,4 64,8 71,5 4 Tổng số cơ sở lữ hành Cơ sở 3 5 6 7 8 9
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum)
Thông qua Bảng 2.9 ta thấy, năm 2011 toàn tỉnh có 51 cơ sở lưu trú với 967 phòng thì đến năm 2016 có 129 cơ sở lưu trú với trên 1.957 phòng (trong đó có 1 khách sạn được xếp hạng tiêu chuẩn 4 sao, 1 khách sạn đạt hạng tiêu chuẩn 3 sao, 5 khách sạn xếp hạng 2 sao, 48 khách sạn được xếp hạng 1 sao và 74 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch). Công suất phòng bình quân cũng có xu hướng tăng, 71,5% năm 2016 so với 69,5% năm 2011.
Năm 2011 toàn tỉnh chỉ có 03 doanh nghiệp kinh doanh hoạt động lữ hành, đến năm 2016 đã có 09 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 4 đơn vị đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế. Tuy nhiên, lĩnh vực dịch vụ lữ hành chỉ mới bước đầu phát triển nên số lượng các công ty lữ hành du lịch quá ít so với tiềm năng của du lịch tỉnh, do vậy phần lớn lượng khách du lịch đến Kon
Tum đều phụ thuộc vào các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bên ngoài tỉnh. Như vậy, so với số liệu dự kiến tại Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007 – 2015, định hướng đến 2020, ta thấy số lượng phòng khách sạn hiện có đã đạt gần ngưỡng dự kiến cho năm 2020, công suất sử dụng phòng bình quân năm 2016 cũng đã vượt chỉ tiêu đề ra cho năm 2020 (năm 2020, mục tiêu đề ra đối với công suất sử dụng phòng là 65%). Sự phát triển của các cơ sở lưu trú và lữ hành trên địa bàn tỉnh đã tạo được việc làm cho 1.615 LĐ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên, theo dự báo của ngành du lịch tỉnh Kon Tum tại Đề án phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, đến năm 2020, tổng lượng khách du lịch đạt 727.000 lượt, trong đó: khách quốc tế 322.000 lượt; khách nội địa 405.000 lượt, số ngày lưu trú bình quân đối với khách quốc tế là 2,3 ngày, khách nội địa là 2,1 ngày; Để đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch, nhu cầu LĐ đến năm 2020 là 2.860 người, tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2016 - 2020 là 15,4% (tương đương tăng 312 người/năm) [33]. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 2011-2016 bình quân mỗi năm số LĐ ngành du lịch chỉ tăng được 94 người. Vì vậy, phát triển NNL đủ về lượng và đảm bảo về chất nhằm xây dựng du lịch Kon Tum trở thành điểm đến an toàn – thân thiện – chất lượng đang trở thành vấn đề bức thiết mà ngành Du lịch Kon Tum cần giải quyết.
2.2.1. Thực trạn ơ ấu NNLDL tỉnh Kon Tum
a. Cơ cấu theo địa giới
NNLDL tỉnh Kon Tum phân bố không đồng đều giữa các địa phương, chủ yếu tập trung ở các nơi có nhiều tài nguyên du lịch đã được khai thác như thành phố Kon Tum, huyện Ngọc Hồi và huyện Kon Plong, xem Hình 2.3
Khác 1% KonPlong 6% Đăk Glei 3% Ngọc Hồi 12% Đăk Tô 1% Đăk Hà 2% Thành phố Kon Tum 75%
Hình 2.3. Cơ cấu lao động du lịch theo địa giới
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum)
Theo thống kê của Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Kon Tum, năm 2016 toàn ngành có 1.615 LĐ trực tiếp, trong đó thành phố Kon Tum thu hút khoảng 1.211 LĐ (chiếm 75%), huyện Ngọc Hồi thu hút 194 LĐ (chiếm 12%); các huyện còn lại số LĐ du lịch không nhiều, chiếm từ 1% đến 6% tổng số LĐ trực tiếp của ngành Du lịch tỉnh Kon Tum. Việc phân bố LĐ như trên cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch của các vùng kinh tế trong điểm của tỉnh (thành phố Kon Tum và huyện Ngọc Hồi).
Tuy nhiên, số lượng NNLDL tập trung phần lớn tại địa phương trên dễ gây ra hiện tượng thừa, thiếu cục bộ nhân lực giữa các các địa phương, đây đang là khó khăn lớn trong phân bố NNLDL của tỉnh, nhất là các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch và đang được đầu tư mạnh như huyện Kon Plông, huyện Đăk Tô.
b. Cơ cấu theo lĩnh vực hoạt động
Theo thống kê của Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Kon Tum, nhân lực ngành Du lịch tỉnh Kon Tum chủ yếu làm việc tại khu vực kinh doanh (lưu trú và ăn uống, lữ hành) chiếm 96,1% (trong đó lĩnh vực lưu trú và ăn uống 86%;
lĩnh vực lữ hành và vận chuyển chiếm khoảng 10%) còn lại là các lĩnh vực khác chiếm khoảng 3,9%, xem Hình 2.4.
Quản lý nhà nước về du lịch 1% Sự nghiệp ngành Du lịch 3% Kinh doanh dịch vụ du lịch 96% Lữ hành và vận chuyển d u lịch 10 % Dịch vụ khác 4 % Khách sạn, nhà hàng 8 6 %
Hình 2.4. Cơ cấu lao động theo lĩnh vực hoạt động
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
- NNL làm việc ở khu vực QLNN và sự nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp, khoảng 3,9%, gồm một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý du lịch tại Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch; công chức phụ trách quản lý du lịch tại các phòng Văn hóa, Thông tin các huyện, thành phố; viên chức tại Ban quản lý khu di tích, Bảo tàng… Đây là con số quá khiêm tốn, theo kinh nghiệm của các nước có ngành Du lịch phát triển thì tỷ lệ phù hợp phải vào khoảng 5% tổng số nhân lực cả Ngành. Trong số nhân lực làm việc ở khu vực này, có 1,05% là nhân lực QLNN, so với khối lượng các công việc quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh thì lực lượng LĐ còn quá ít để đảm đương trách nhiệm quản lý ngành dẫn đến công tác điều hành, giám sát của Ngành chưa hiệu quả.
- NNL tại các cơ sở lữ hành: Trên địa bàn tỉnh hiện có 09 cơ sở kinh doanh lữ hành với 153 LĐ, trong đó tỷ trọng hướng dẫn viên khoảng 50%, bộ phận marketing chiếm khoảng 20%, bộ phận quản lý chiếm 15% và còn lại là các bộ phận khác. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù hoạt động của lưc hành, phần lớn các cơ sở kinh doanh lữ hành hoạt động theo thời vụ và thường hợp
đồng LĐ theo các tour và theo từng thời điểm nên tính ổn định không cao. Một số đơn vị kinh doanh lữ hành hợp đồng với các hướng dẫn viên du lịch ở các địa phương khác nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ, vì các đối tượng này chưa am hiểu hết các phong tục, tập quán cũng như di tích lễ hội của địa phương.
- NNL tại các cơ sở lưu trú: Qua khảo sát 55 cơ sở lưu trú du lịch là các khách sạn được xếp hạng từ 1 sao trở lên cho thấy, trong số nhân lực trực tiếp, tỷ trọng LĐ phục vụ buồng phòng chiếm tỷ lệ cao nhất với 36,6%, LĐ tại bộ phận lễ tân chiếm 17,4%, LĐ quản lý chiếm tỷ trọng 15,6%, tiếp đến là LĐ phục vụ trong nhà hàng – bar, chiếm 9,1%, LĐ chế biến món ăn chiếm tỷ lệ thấp nhất 6%, còn lại là LĐ khác (nhân viên bảo vệ, nhân viên kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng trong khách sạn, chăm sóc cây cảnh,…). Tuy nhiên, tỷ lệ này còn phụ thuộc vào các loại hình khách sạn. Đối với khách sạn nhỏ và nhà nghỉ hầu hết do các chủ cơ sở tự quản lý, hầu hết các khách sạn nhỏ có cơ cấu tổ chức đơn giản, gồm 1 giám đốc, 2 lễ tân, 2 phục vụ phòng; đa số nhà nghỉ chủ cơ sở kiêm luôn lễ tân hoặc lễ tân kiêm luôn phục vụ phòng.
b. Cơ cấu theo giới tính và độ tuổi
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kon Tum, cơ cấu về giới tính và độ tuổi của LĐ ngành Du lịch được thể hiện tại Bảng 2.10.
Về cơ cấu LĐ du lịch phân theo giới tính, là một ngành đặc thù, sản phẩm chủ yếu là dịch vụ, trong đó nhiều nghề đòi hỏi sự khéo léo và vẻ đẹp của con người, đặc biệt là phụ nữ. Theo số liệu thống kê năm 2016, tỷ trọng LĐ nữ cao hơn so với nam (nữ chiếm 59,2% trong khi nam chỉ chiếm 40,8%). Tuy nhiên, trong từng loại hình tổ chức có chút khác biệt, đối với lĩnh vực QLNN và đơn vị sự nghiệp công tỷ lệ nam có hơn LĐ nữ. Ngược lại, trong khối doanh nghiệp thì LĐ nữ lại chiếm tỷ trọng cao hơn, hoạt động chủ yếu trong bộ phận buồng phòng, lễ tân và bộ phận quản lý kinh doanh.
Bảng 2.10. Cơ cấu lao động du lịch tỉnh Kon Tum phân theo theo độ tuổi và giới tính năm 2016
TT Chỉ tiêu
Chia theo loại hình tổ chức
Tổng cộng Cơ qu n
quản lý NN
Đơn vị sự
nghiệp công Doanh nghiệp Số lƣợng (n ƣ i) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (n ƣ i) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (n ƣ i) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (n ƣ i) Tỷ trọng (%) 1 Tổng số 17 100 46 100 1.552 100 1.615 100
2 Phân theo độ tuổi
2.1 Dưới 30 tuổi 6 35,29 14 30,43 471 30,35 491 30,40 2.2 Từ 30-50 tuổi 7 41,18 25 54,35 536 34,54 568 35,17 2.3 Từ 51-55 (nữ) 0.00 2 4,35 279 18,98 281 17,40 2.4 Từ 51-60(nam) 4 23,53 5 10,87 187 12,05 196 12,14 2.5 Trên 55 (nữ) Trên 60 (nam) 79 5,09 79 4,89
3 Phân theo giới tính
3.1 Nam 9 52,94 25 54,35 624 40,27 659 40,80 3.2 Nữ 8 47,06 21 45,65 926 59,73 956 59,20
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum)
Theo Bảng 2.10 cho thấy, lực lượng LĐ trong ngành tương đối trẻ, số LĐ dưới 50 tuổi chiếm 65,57%. Đối với LĐ trẻ, họ có lợi thế về kiến thức chuyên môn, trình độ học vấn, ngoại ngữ, khả năng tiếp thu kiến thức. Như vậy, có thể nói rằng với cơ cấu LĐ theo độ tuổi như trên là phù hợp, đáp ứng được yêu cầu và đặc điểm kinh doanh của ngành du lịch, góp phần thành công vào quá trình thực hiện trẻ hóa, năng động hóa ngành du lịch.
2.2.2. Thực trạn trìn độ chuyên môn, nghiệp vụ của NNLDL tỉnh Kon Tum
So với những năm trước đây, NNL hoạt động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Kon Tum có sự chuyển biến rõ rệt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường.
Qua thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kon Tum, năm 2016 tổng số nhân lực trực tiếp trong ngành du lịch là 1.615 người, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ NNLDL của tỉnh Kon Tum được đào tạo theo nhiều chuyên ngành khác nhau, nhiều cấp bậc khác nhau, cụ thể qua Bảng 2.9
Bảng 2.11. Thực trạng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ lao động ngành Du lịch tỉnh Kon Tum năm 2016
TT Trình độ đào tạo Cơ quan QLNN Đơn vị sự nghiệp công Doanh nghiệp Tổng cộng Số lượng (Người) Tỷ lệ Số lượng (Người) Tỷ lệ Số lượng (Người) Tỷ lệ Số lượng (Người) Tỷ lệ Tổng số LĐ 17 100 46 100 1.552 100 1.615 100 1 Trên đại học 1 5,88 2 4,35 8 0,52 11 0,68 2 Đại học, CĐ 13 76,40 35 76,09 251 16,17 299 18,51 3 Trung cấp 3 17,65 4 8,70 191 12,31 198 12,26 4 Sơ cấp 5 10,87 170 10,95 175 10,84 5 Dưới sơ cấp 932 60,05 932 57,71
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Theo Bảng 2.11 cho thấy, số LĐ có trình độ trên đại học là 11 người (chiếm tỷ lệ 0,68%), số có trình độ đại học, cao đẳng là 299 người (chiếm tỷ lệ 18,51%), số có trình độ trung cấp là 198 người (chiếm 12,26%) và số có
trình độ sơ cấp, dưới sơ cấp là 1.107 người (chiếm 68,54%). Trong tổng số LĐ đã qua đào tạo thì số LĐ được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch không nhiều, chỉ 441 người (chiếm 64.6%), còn lại được đào tạo từ các ngành khác như ngoại ngữ, kinh tế, khoa học xã hội và tự nhiên.
- Đối với khối cơ quan QLNN, đội ngũ LĐ có trình độ trên đại học