Thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh kon tum (Trang 80 - 81)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.3.1. Thành công và hạn chế

a. Thành công

- Cơ cấu NNLDL của tỉnh Kon Tum cơ bản đảm bảo các vị trí việc làm, NNLDL qua đào tạo được bố trí tại các cơ sở lưu trú, lữ hành ngày càng tăng; tỷ lệ LĐ nam, nữ tại các đơn vị QLNN và doanh nghiệp kinh doanh du lịch cơ bản phù hợp; tỷ lệ LĐ trong ngành tương đối trẻ và chiếm tỷ lệ cao.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ NNLDL của tỉnh Kon Tum có sự phát triển, số LĐ qua đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học ngày càng tăng, số LĐ biết ngoại ngữ, tin học đã có những cải thiện hơn so với trước, cơ bản đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, phục vụ hoạt động du lịch tại địa phương.

- Nhận thức của bộ phận quản lý và đội ngũ LĐ ngày càng được nâng cao; một số có nhìn đúng đắn về nghề nghiệp từ đó hình thành thái độ làm việc tích cực nhằm nâng cao chất lượng công việc.

- Điều kiện làm việc của LĐ được cải thiện cải thiện và cơ bản đáp ứng yêu cầu của NLĐ, môi trường làm việc trong các cơ quan QLNN cũng như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đảm bảo an toàn. NLĐ được trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để phục vụ công việc. Sự nỗ lực, phấn đấu trong công việc được ghi nhận đã kích thích tinh thần và thái độ hăng say làm việc của NLĐ.

b. Hạn chế

- Số lượng NNL còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu; cơ cấu NNLDL tỉnh Kon Tum vẫn còn bất cập, dễ gây ra hiện tượng thừa, thiếu cục bộ nhân lực giữa các các địa phương; NNL làm việc ở khu vực QLNN và sự nghiệp chiếm tỷ

trọng thấp, đa số công chức kiêm nhiệm lĩnh vực du lịch của phòng Văn hóa, Thông tin các huyện, thành phố chưa được đào tạo chuyên ngành du lịch nên ảnh hướng đến công tác quản lý ngành.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ NNLDL tuy được nâng lên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành du lịch trong giai đoạn hội nhập; số LĐ chưa qua đào tạo chiếm 57,71% trên tổng số LĐ của ngành; số LĐ đào tạo không đúng chuyên ngành du lịch chiếm 61,7%; LĐ biết ngoại ngữ và tin học để áp dụng trong công việc không nhiều.

- Kỹ năng nghề nghiệp của một bộ phận LĐ còn hạn chế, số lượng LĐ không đáp ứng được kỳ vọng công việc chiếm số lượng lớn; đội ngũ nhân viên nghiệp vụ du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp, kỹ năng nghề chưa thuần thục, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm tại các bộ phận nghiệp vụ và kỹ năng quản trị khách sạn nhỏ. Kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng xử lý tình huống của không ít LĐ trong lĩnh vực du lịch còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ.

- Nhận thức của một số LĐ hoạt động trong lĩnh vực du lịch chưa cao, chưa xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh để từ đó xác định mục tiêu hoạt động đúng định hướng.

- Điều kiện làm ở một số bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu, trang thiết bị và phương tiện làm việc của một số nơi còn lạc hậu, gây khó khăn cho NLĐ; công tác thi đua, khen thưởng ở một số nơi còn hình thức, chưa thật sự khách quan, gây ức chế cho NLĐ và mất đoàn kết.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh kon tum (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)