Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh kon tum (Trang 81)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.3.2.Nguyên nhân của những hạn chế

- Công tác dự báo, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch chưa tốt, thiếu đồng bộ với phát triển hạ tầng du lịch của địa phương. NNLDL đã có những bước phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành Du lịch tỉnh

- Lực lượng LĐ ngành Du lịch của tỉnh có trình độ văn hoá và chuyên môn không đồng đều, hạn chế về nhiều mặt, nhất là về ngoại ngữ và chuyên môn kỹ thuật cao, tỷ lệ LĐ sử dụng thành thạo ngoại ngữ còn thấp.

- Chất lượng của NNLDL chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: người LĐ chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc mà mình đảm nhận. Thiếu các kỹ năng phụ liên quan đến công tác phục vụ khách du lịch như kiến thức về tâm lí của du khách, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, khả năng xử lí tình huống.

- Công tác tuyển dụng, sắp xếp, bổ nhiệm chưa dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng; tình trạng tuyển dụng còn lệ thuộc vào các mối quan hệ, quen biết còn phổ biến.

- Nội dung đào tạo của một số cơ sở đào tạo chủ yếu là các kiến thức chung theo các chương trình, chưa bám sát yêu cầu thực tiễn và đặc thù của địa phương nên đội ngũ cán bộ, công chức và LĐ sau khi đào tạo không áp dụng được thực tế công việc.

- Lãnh đạo quản lý một số đơn vị chưa quam tâm đúng mức đến công tác thi đua, khen thưởng, không tạo được động lực trong thi đua, khen thưởng.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NH N LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH KON TUM

3 1 CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3 1 1 Qu n đ ểm và mục tiêu phát triển du lịch Kon Tum

a. Quan điểm

- Phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị cần sự vào cuộc từ cấp ủy, chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở.

- Phát triển du lịch phải bám sát tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum tại Chương trình số 35-CTr/TU ngày 18 tháng 5 năm 2017 về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao tỷ trọng đóng góp của ngành Du lịch trong nền kinh tế của tỉnh; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm và giảm nghèo bền vững.

- Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu; chú trọng đến các loại hình du lịch có tiềm năng và lợi thế; hướng tới mục tiêu kinh tế, song vẫn đảm bảo các mục tiêu về xã hội, quốc phòng, an ninh, văn hóa và sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

b. Mục tiêu tổng quát

- Đến năm 2020, tạo hình ảnh điểm đến, thương hiệu du lịch mang đặc trưng riêng của Kon Tum. Giữ gìn và khai thác tốt tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn; xây dựng sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch đa dạng, có chất lượng đáp ứng nhu cầu du khách trong nước và quốc tế.

nhiên, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng.

- Xây dựng lực lượng LĐ ngành Du lịch đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; có cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nhanh, bền vững, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần đưa du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những tỉnh có ngành du lịch phát triển.

c. Mục tiêu cụ thể - Đến năm 2020:

+ Tổng lượng khách du lịch đến tỉnh đạt 727.000 lượt (trong đó: khách quốc tế 322.000 lượt; khách nội địa 405.000 lượt), tăng gấp 1,3 lần so với năm 2016; tổng số ngày khách lưu trú đạt 1.591.100 ngày (trong đó: khách quốc tế 740.600 ngày; khách nội địa 850.500 ngày), tăng 3,2 lần so với năm 2016.

+ Tổng doanh thu đạt 1.193,325 tỷ đồng, tăng 3,4 lần so với năm 2016. + Tổng số LĐ được tạo việc làm của ngành Du lịch là 8.580, trong đó LĐ trực tiếp 2.860 người và LĐ gián tiếp 5.720 người.

-Đến năm 2030:

+ Tổng lượng khách du lịch đến tỉnh đạt 1.300.000 lượt (trong đó: khách quốc tế 400.000 lượt; khách nội địa 900.000 lượt); tổng số ngày khách lưu trú đạt 2.300.000 ngày (trong đó: khách quốc tế 1.100.000 ngày; khách nội địa 1.200.000 ngày).

+ Tổng doanh thu đạt 2.952 tỷ đồng, tăng 2,47 lần so với năm 2020. + Tổng số LĐ được tạo việc làm của ngành Du lịch là 23.040, trong đó LĐ trực tiếp 7.680 người và LĐ gián tiếp 15.360 người.

Bảng 3.1. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 Dự kiến KH năm 2020 Dự kiến KH năm 2030 Tốc độ tăng trưởng BQ hàng năm (%) Dự kiến 2017- 2020 Dự kiến 2020- 2030 1 Tổng LK LK 304.650 727.000 1.300.000 24,3 6,0 1.1 Khách quốc tế LK 106.950 322.000 400.000 31,7 2,2 1.2 Khách nội địa LK 197.700 405.000 900.000 19,6 8,3 2 Tổng số ngày khách lưu trú Ngày 495.750 1.591.100 2.300.000 33,8 3,8 2.1 Khách Quốc tế Ngày 176.340 740.600 1.100.000 43,2 4,0 2.2 Khách nội địa Ngày 319.410 850.500 1.200.000 27,7 3,5

3 Tổng doanh thu Tỷ

đồng 347,025 1.193,325 2.952,000 36,2 9,5 4 Tổng số phòng Phòng 2.115 3.625 4.800 14,4 2,8 5 Tổng số LĐ Người 4.845 8.580 23.040 15,4 10,4 5.1 LĐ trực tiếp Người 1.615 2.860 7.680 15,4 10,4 5.2 LĐ gián tiếp Người 3.230 5.720 15.360 15,4 10,4

*Đề án phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020 ** Quy hoạch phát triển du lịch Vùng Tây Nguyên đến năm 2015, tầm nhìn đến 2030

3 1 2 P ƣơn ƣ ng phát triển nguồn nhân lực

a. Định hướng phát triển nguồn nhân lực

Trong thời đại hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày một sâu và toàn diện, đặc biệt là cuối năm 2015 với sự ra đời của Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột kinh tế, an ninh và văn hóa - xã hội, ngành Du lịch Việt Nam vừa có cơ hội, vừa gặp thách thức trong quá trình phát triển với cơ chế hợp tác gắn liền với cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, vốn nhân lực có tri thức cao, tay nghề giỏi và lương tâm nghề nghiệp tốt, tức là đủ năng lực thực hiện, đã trở thành nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của ngành Du lịch. Muốn vậy, phải chú trọng phát triển NNLDL hơn nữa và bản thân NNLDL cũng phải tự đổi mới, theo 4 quan điểm chính sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một là, phát triển NNLDL phải xuất phát từ công cuộc đổi mới, phát huy thành tựu của đổi mới gắn với Chiến lược phát triển Du lịch và Quy hoạch phát triển nhân lực du lịch của cả nước và từng địa phương trong khu vực Tây Nguyên, phục vụ đắc lực cho việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội các năm 2011-2020 của mỗi địa phương và khu vực Tây Nguyên; ưu tiên đặc biệt nhằm tạo sự phát triển vượt bậc của nhân lực du lịch, để phát huy vai trò là yếu tố quyết định sự phát triển du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập quốc tế vững chắc, có hiệu quả và gắn kết với thị trường LĐ du lịch khu vực và thế giới.

- Hai là, trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá, phát triển NNLDL phải đáp ứng yêu cầu quốc tế nói chung, Việt Nam và khu vực Tây Nguyên nói riêng, từng bước đạt những tiêu chuẩn chung và được thừa nhận, tạo tiền đề cho tự do di chuyển LĐ quốc tế. Vì vậy, hình thành đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng; đảm bảo về chất lượng đa tầng, đa cấp, có năng lực nhanh chóng thích ứng với nhu cầu phát triển du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tình hình thế giới; có cơ cấu ngành nghề, vùng, miền, dân tộc hợp

lý, cân đối, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế, xã hội và đặc điểm vùng, miền.

- Ba là, thực hiện công bằng xã hội trong phát triển NNL; kết hợp hài hòa giữa đảm bảo phúc lợi xã hội với sử dụng tính tích cực của cơ chế thị trường và hiệu quả kinh tế - xã hội, đảm bảo bình đẳng về cơ hội phát triển nhân lực du lịch cho tất cả các dân tộc và nhóm xã hội. Coi trọng đào tạo nghề; quan tâm hơn đến truyền nghề, đào tạo tại chỗ; ưu tiên phát triển nhân lực bậc cao và nhân lực du lịch ở các vùng chưa phát triển, vùng dân tộc thiểu số.

- Bốn là, phát triển NNLDL là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó Nhà nước là nòng cốt. Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô, định hướng, thực hiện các chương trình giáo dục hướng nghiệp và giáo dục toàn dân về du lịch, hỗ trợ bồi dưỡng phát triển nhân tài và thực hiện công bằng xã hội trong phát triển nhân lực. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Chính quyền các địa phương có trách nhiệm quản lý và tạo điều kiện cho đào tạo và sử dụng hiệu quả nhân lực du lịch; cơ sở đào tạo du lịch phải có trách nhiệm cung cấp nhân lực đạt yêu cầu thị trường và doanh nghiệp du lịch phải sử dụng hợp lý và hiệu quả LĐ du lịch, khuyến khích và chủ động tích cực tham gia vào quá trình phát triển NNL du lịch tại doanh nghiệp và mạng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch. Thúc đẩy xã hội hoá giáo dục-đào tạo và thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhu cầu thị trường, nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của người học, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người, nhất là những người làm du lịch và có nhu cầu làm du lịch.

Đảm bảo cơ bản giải quyết đủ về số lượng, đảm bảo được chất lượng và hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành nghề và vùng miền để đáp ứng nhu cầu nhân lực du lịch của địa phương và khu vực Tây Nguyên; khẳng định nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững ngành Du lịch, góp phần đưa tỉnh Kon Tum trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu trong khu

vực Tây Nguyên và khu vực tam giác phát triển chung 03 nước Việt Nam – Lào – Campuchia.

b. Dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch

Với hiện trạng nhân lực ngành du lịch tỉnh Kon Tum và chủ trương phát triển du lịch Kon Tum trong thời gian tới, nhu cầu nhân lực ngành Du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cần phải phát triển toàn diện về quy mô, cơ cấu theo yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển du lịch và xu thế phát triển khoa học – công nghệ khi nước ta hội nhập quốc tế sâu và toàn diện trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức. Theo Đề án phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020 số LĐ trực tiếp trong ngành Du lịch dự kiến là 2.860 người, đến năm 2030 số lượng lao động trực tiếp dự kiến đạt 7.680 người.

Trên cơ sở ước tính số lượng NNL tăng thêm như trên, ta có dự báo cơ cấu cơ cấu NNL như sau:

- Về chất lượng nhân lực phải đảm bảo 3 yêu cầu sau: (1) Được trang bị đúng và đủ kiến thức, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp; (2) Tinh thần thái độ phục vụ chu đáo, tận tụy; (3) Có năng lực ngoại ngữ, tin học đảm bảo yêu cầu của từng nghiệp vụ. Vì vậy, cơ cấu nhân lực theo trình độ của ngành Du lịch đến năm 2020 được dự báo theo Bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2. Nhu cầu nhân lực ngành Du lịch đến năm 2020

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2020

Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Tổng số lao động du lịch 1.615 100 2.860 100 Trình độ trên đại học 11 0,68 20 0,70 Trình độ đại học, cao đẳng 299 18,51 429 15 Trình độ trung cấp 198 12,26 409 14,3 Trình độ sơ cấp 175 10,84 572 20 Dưới sơ cấp 932 57,71 1.430 50

- Về cơ cấu nhân lực theo ngành nghề: Theo kết quả nghiên cứu tại Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 thì cơ cấu nhân lực hoạt động kinh doanh trong ngành Du lịch hợp lý cần đạt 93%; cơ cấu nhân lực trực tiếp trong các nghề khách sạn, nhà hàng chiếm 47,7%; lữ hành, vận chuyển khách chiếm 12,7%; và dịch vụ giải trí, dịch vụ khác chiếm 39,6%.

Hiện nay, nhân lực hoạt động kinh doanh chủ yếu tập trung ở nghề khách sạn, nhà hàng (76,6%); 9,9% làm việc trong lĩnh vực lữ hành, vận chuyển; số còn lại làm việc tại các khu vực dịch vụ khác. Tuy nhiên, theo yêu cầu phát triển Du lịch tại địa phương, cơ cấu ngành nghề sẽ thay đổi và xuất hiện những nghề mới như quản trị và phục vụ giải trí, hội nghị, sự kiện, nghề tiếp thị, quảng bá, xúc tiến du lịch; quản lý khu DTLT Ngục Kon Tum, Khu du lịch sinh thái Măng Đen… Căn cứ vào cơ cấu ngành nghề và yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh Kon Tum đến năm 2020, dự kiến nhu cầu lao động trực tiếp trong ngành du lịch tỉnh Kon Tum như ở Bảng 3.4.

Bảng 3.3. Nhu cầu nhân lực ngành Du lịch đến năm 2020 theo ngành nghề

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2020

Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %

Tổng số LĐ nghiệp vụ 1.552 100 2.664 100

Khách sạn, nhà hàng 1.189 76,6 1.271 47,7

Lữ hành và vận chuyển du lịch 154 9,9 338 12,7

Dịch vụ khác 209 13,5 1.055 39,6

(Nguồn: Dự báo của tác giả)

3.1.3. Một số yêu cầu xây dựng các giải pháp

- Các giải pháp cần được xây dựng đồng bộ, có sự phối hợp giữa cơ quan QLNN về du lịch và doanh nghiệp hoạt động liên quan đến du lịch.

cao hiệu quản hoạt động của tổ chức.

- Phải đảm bảo cơ cấu hợp lý, phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương và tổ chức.

- Phải tạo động lực làm việc cho NLĐ.

- Đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của tổ chức và lợi ích cá nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH KON TUM

3.2.1. Hoàn thiện ơ ấu nguồn nhân lực

Qua phân tích thực trạng cơ cấu NNLDL tỉnh Kon Tum như đã đề cập tại Chương 2 cho thấy vẫn còn những hạn chế như: Số lượng và cơ cấu LĐ hoạt động trong lĩnh vực du lịch chưa hợp lý so với yêu cầu hiện tại và yêu cầu phát triển của ngành Du lịch trong thời gian tới; nhân lực khối QLNN và sự nghiệp du lịch chiếm tỷ trọng thấp, số chưa qua đào tạo chuyên ngành du lịch vẫn còn nhiều nên ảnh hướng đến công tác quản lý ngành.

Để khắc phục những hạn chế về cơ cấu NNL du lịch tỉnh Kon Tum như đã đề cập ở trên. Việc xây dựng kế hoạch phát triển lực lượng LĐ du lịch địa phươngcần dựa vào chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch vùng/tỉnh, dựa trên các số liệu thống kê hàng năm về cơ cấu nhân lực khối quản lý nhà nước và sự nghiệp du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch, về lượng khách du lịch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh kon tum (Trang 81)