Hoàn thiện các quy trình, thủ tục trong hoạt động TDBL

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động kinh doanh tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 91 - 93)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Hoàn thiện các quy trình, thủ tục trong hoạt động TDBL

- Đồng bộ hóa, chuẩn hóa quy trình xử lý, thực hiện và quản lý hồ sơ tín dụng bán lẻ theo hướng đơn giản hóa quy định sản phẩm, cải tiến mẫu biểu, hợp đồng cho vay ngắn gọn,... từ đó rút ngắn thời gian xử lý cho vay đối với từng nhóm khách hàng (có TSĐB, không có TSĐB, cầm cố GTCG...).

- Chi nhánh BIDV Bắc ĐăkLăk cần cải tiến thủ tục cho vay theo hướng: Cụ thể, đơn giản, phù hợp cho từng sản phẩm, không áp dụng chung quy trình cho nhiều sản phẩm khác nhau, dẫn đến nhiều khâu không cần thiết như xác định hạn mức riêng cho từng loại vay tiêu dùng, kiểm tra sử dụng vốn vay đối với khách hàng cho vay cầm cố giấy tờ có giá, lập phương án/dự án đối với vay tiêu dùng…

Chuẩn hoá hệ thống mẫu biểu, áp dụng thống nhất một loại mẫu biểu trong toàn hệ thống, bỏ bớt các chữ ký không cần thiết trên mẫu biểu.

Quy trình cấp tín dụng của Chi nhánh hiện nay qua rất nhiều khâu nên quy định rõ trách nhiệm và chuẩn hóa thời gian cho từng khâu, đảm bảo xử lý khoản vay nhanh chóng, một trong những yêu cầu cạnh tranh hàng đầu trong tín dụng bán lẻ.

Thực hiện phân cấp uỷ quyền đối với một số sản phẩm sản phẩm tín dụng tiêu dùng đơn giản (thấu chi, cầm cố giấy tờ có giá, phát hành thẻ tín dụng hạn mức thấp…), theo giá trị khoản vay và yêu cầu quả lý rủi ro nhằm đẩy nhanh thời gian xét duyệt khoản vay.

- Cần hoàn thiện Quy định mức cho vay không có tài sản đảm bảo, hoặc tỷ lệ tài sản đảm bảo bắt buộc của từng đối tượng khách hàng hoặc nhận những tài sản mà về mặt pháp lý chưa hoàn chỉnh, theo hướng khách hàng được đánh giá khả năng tài chính càng cao thì mức cho vay không có tài đảm bảo càng cao hoặc tỷ lệ tài sản đảm bảo tối thiểu càng thấp, mức cụ thể tuỳ thuộc mức độ chấp nhận rủi ro của từng ngân hàng. Với chiến lược mở rộng thị phần của Chi nhánh cần thiết xem xét hạ thấp tỷ lệ tài sản đảm bảo cho một số đối tượng khách hàng mục tiêu tiếp thị từ ngân hàng khác và khách hàng cần mở rộng quan hệ tín dụng.

- Nghiên cứu, bổ sung, chỉnh sửa quy định sản phẩm theo hướng: ban hành các qui định chuẩn đối với các sản phẩm tiêu dùng; các loại hình cấp tín dụng đặc thù phục vụ mục đích kinh doanh, đầu tư… thì chuyển thành Hướng dẫn các nội dung cần lưu ý trong cho vay để chi nhánh triển khai thực hiện.

- Nghiên cứu, tăng cường cơ chế kiểm soát nội bộ giữa cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ nghiệp vụ khác tại Chi nhánh nhằm quản lý rủi ro (đặc biệt giảm thiểu tối đa phát sinh rủi ro đạo đức), nâng cao chất lượng, an toàn hoạt động.

3.2.5. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ

Tăng cường năng lực quản trị điều hành, bám sát chỉ đạo, định hướng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Củng cố mô hình tổ chức để công tác bán hàng được chuyên nghiệp, phát huy tối đa vai trò của bộ phận quản lý rủi ro trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng bán lẻ.

Quan tâm thường xuyên đến công tác đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động, kiểm tra, giám sát để ngăn chặn kịp thời các sai sót.

Chi nhánh cần tuân thủ chặt chẽ quy định phân loại nợ và tăng cường xử lý các khoản nợ quá hạn

Nhằm đánh giá, phản ánh đúng tính chất tình hình khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời thì Chi nhánh phải tuân thủ chính xác những quy định trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất và khả năng thu hồi của khoản vay, có nguy cơ gây ra rủi ro tiềm ẩn cho Ngân hàng.

Thành lập các tổ công tác xử lý nợ quá hạn, cảnh báo nợ có khả năng chuyển nợ quá hạn, nợ xấu để có các biện pháp trong công tác quản lý nợ hợp lý hơn trong thời gian tới. Trên cơ sở đó các cán bộ quản lý phải lập kế hoạch lộ trình xử lý nợ hàng tháng, quý, năm….

Cần chủ động trong việc xử lý nợ quá hạn, tránh tình trạng để khoản nợ quá hạn rồi mới tiến hành xử lý. Cần phải thông báo sớm cho khách hàng đối với các khoản nợ chưa đến hạn. Đối với những trường hợp nợ mới phát sinh, cần tìm hiểu nguyên nhân, nếu do khó khăn tạm thời thì cân nhắc xem xét các biện pháp giãn nợ nhằm hỗ trợ cho khách hàng trong giai đoạn khó khăn. Đối với các khoản nợ đã quá hạn phải theo dõi chặt chẽ nguồn thu của khách hàng đồng thời kiên quyết trong việc xử lý nợ để có thể thu hồi các khoản nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động kinh doanh tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)