Đặc điểm của các doanh nghiệp ngành xây dựng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 41)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp ngành xây dựng

 Nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vi mô

Đặc tính nổi bật của ngành xây dựng là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của ngành sẽ tăng cao nhu cầu xây dựng được mở rộng. Ngược lại, tình hình kinh doanh của ngành sẽ bị sụt giảm do khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng bị trì trệ do người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầ tư vào các công trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện… Điều này làm doanh số, lợi nhuận của ngành xây dựng sụt giảm nhanh chóng.

 Tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản

Một đặc tính khác của ngành xây dựng là có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản. Bởi lẽ thị trường bất động sản phản ánh nhu cầu của ngành Xây dựng, các sản phẩm của ngành xây dựng sẽ là sản phẩm, hàng hóa của ngành bất động sản. Do đó khi thị trường bất động sản đóng băng thì ngành xây dựng gặp khó khăn và ngược lại.

 Năng lực máy móc thiết bị quyết định lợi thế cạnh tranh

Đứng trên giác độ của người sử dụng khi có nhu cầu xây dựng một công trình thì đa số họ quan tâm nhiều đến chất lượng công trình, bởi lẽ chất lượng công trình quyết định đến mức độ an toàn của người sử dụng. Còn đứng trên giác độ của chủ đầu tư, khi tham gia gói thầu từ các doanh nghiệp xây dựng thì bên cạnh chất lượng, người ta quan tâm nhiều đến giá cả. Đối với các công trình có khối lượng thi công lớn, một sự biến đổi nhỏ về giá cả có thể làm cho chi phí của công trình thay đổi đáng kể. Để giải quyết bài toán nâng cao chất

lượng công trình, hạ giá thành sản phẩm thì công nghệ là yếu tố đáng vai trò then chốt để tạo nên thế mạnh kinh tế của công ty. Thiết bị thi công có vai trò rất lớn trong việc thi công các công trình xây dựng. Thiết bị thi công không chỉ có ảnh hưởng đến giá thành xây dựng mà còn ảnh hưởng đến năng lực và uy tín của nhà thầu trong mắt các nhà đầu tư, đối tác. Đầu tư vào công nghệ, thiết bị thi công sẽ giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, từ đó hạ giá bán và tăng tính cạnh tranh về giá.

 Vật liệu xây dựng có giá biến động lớn

Nguyên vật liệu trong ngành xây dựng thường có biến động giá cả khá lớn, do một số vật liệu đặc thù như sắt, thép, xi măng … còn chịu tác động từ giá cả của thị trường thế giới. Đối với các công trình có khối lượng thi công lớn chỉ cần một sự biến đổi nhỏ về giá cả có thể làm cho chi phí của công trình tăng lên đáng kể. Do đó, các doanh nghiệp ngành xây dựng cần phải có sự chuẩn bị chu đáo trong quá trình soạn thảo hồ sơ dự thầu để hạn chế đến mức tối thiểu các thiệt hại không đáng có do chênh lệch giá của vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)