6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.2. Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và hiệu quả kinh doanh
doanh của các doanh nghiệp nhóm ngành xây dựng
a. Quy mô doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp được đại diện bởi quy mô doanh thu.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của quy mô doanh thu đến hiệu quả kinh doanh
Doanh thu Số doanh nghiệp Tỷ lệ ROAbq
<500 tỷ 15 46,88% 4,686%
Từ 500 đến 1500 tỷ 14 43,75% 5,998%
>1500 tỷ 3 9,38% 9,777%
Nhận xét
Dựa vào bảng mô tả dữ liệu, ta thấy quy mô doanh nghiệp tăng dần kéo theo sự gia tăng của tỷ suất sinh lợi tài sản bình quân, đối với các doanh nghiệp có doanh thu thuần dưới 500 tỷ đồng có tỷ suất sinh lợi của tài sản bình quân là 4,686%, tiếp theo những doanh nghiệp có doanh thu từ 500 tỷ đến 1500 tỷ có ROA bình quân là 5,998% và cao nhất là các doanh nghiệp có doanh thu trên 1500 tỷ đồng, 9,777%.
Qua những phân tích trên, có thể đưa ra mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và quy mô doanh nghiệp là quan hệ tỷ lệ thuận.
b.Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp được đo lường bởi tốc độ tăng trưởng của doanh thu.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng đến hiệu quả kinh doanh
Tốc độ tăng trưởng DTT Số doanh nghiệp Tỷ lệ ROA bq
<10% 20 62,50% 5,20%
Từ 10 - 30% 9 28,13% 5,69%
>30% 3 9,38% 9,45%
Nguồn: BCTC các doanh nghiệp và tính toán của tác giả
Nhận xét
Qua bảng 3.3, có thể nhận thấy rằng theo chiều tăng của tốc độ tăng trưởng doanh thu, ROA bình quân cũng tăng dần. Nhóm doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu trên 30% (chiếm tỷ lệ 9,38%) có tỷ suất sinh lợi từ tài sản bình quân cao nhất là 9,45%. Nhóm doanh thu có tốc độ tăng trưởng tài sản dưới 10% (chiếm tỷ lệ 62,50%) ROA bình quân thấp nhất là 5,20%. Nhóm doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân từ 10 đến 30% (chiếm tỷ lệ 28,13%) có ROA bình quân là 5,66%.
Qua đây, có thể nói rằng tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ thuận.
c.Đầu tư tài sản cố định
Đầu tư tài sản cố định được đo lường bởi tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản của doanh nghiệp
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của đầu tư tài sản cố định đến hiệu quả kinh doanh
Tỷ trọng TSCĐ Số doanh nghiệp Tỷ lệ ROA bq
<20% 18 56,25% 5,68%
Từ 20% đến 40% 8 25,00% 6,62%
>40% 6 18,75% 4,73%
Nguồn: BCTC các doanh nghiệp và tính toán của tác giả
Nhận xét
Bảng 3.4 trình bày ảnh hưởng tác động của mức đầu tư tài sản cố định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm doanh nghiệp có ROA bình quân cao nhất 6,62% có tỷ trọng tài sản cố định vào khoảng từ 20% đến 40%. Nhóm doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định trên 40% chiếm tỷ lệ 18,75% và có ROA bình quân là 4,73%.
Tuy nhiên, qua đây vẫn chưa thấy được mối quan hệ giữa đầu tư tài sản cố định với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mối quan hệ này cần được nghiên cứu kỹ hơn thông qua việc phân tích dữ liệu.
d.Cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn được đặc trưng bởi tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn
Bảng 3.5. Ảnh hưởng tỷ lệ nợ đến hiệu quả kinh doanh
Tỷ lệ nợ Số doanh nghiệp Tỷ lệ ROAbq
<40% 3 9,38% 12,72%
Từ 40-60% 12 37,50% 6,63%
>60% 17 53,13% 3,87%
Nhận xét
Qua bảng số liệu tính toán được ta có thể nhận thấy phần lớn các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ nợ rất cao (hơn 50% số doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên 60%). Bên cạnh đó, theo chiều tăng dần của tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi của tài sản bình quân cũng giảm dần từ 12,72% đối với những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ dưới 40% xuống còn 6,63% và đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ từ 40 đến 60% và thấp nhất là các doanh nghiệp có tỷ lệ trên 60% có ROA bình quân là 3,87%.
Nói cách khác, cơ cấu vốn (tỷ lệ nợ) có quan hệ tỷ lệ nghịch với hiệu quả kinh doanh.
e. Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp được đặc trưng bởi độ lệch chuẩn của doanh thu thuần.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của rủi ro kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh
Độ lệch chuẩn DTT Số doanh nghiệp Tỷ lệ ROA bq
< 60 tỷ 7 21,88% 6,23%
Từ 60 đến 120 tỷ 8 25,00% 5,20%
>120 tỷ 17 53,13% 6,21%
Nguồn: BCTC các doanh nghiệp và tính toán của tác giả
Nhận xét
Qua bảng 3.6 có thể nhận thấy rằng, các doanh nghiệp có độ lệch chuẩn của doanh thu thuần dưới 60 tỷ có tỷ suất sinh lợi từ tài sản bình quân cao nhất là 6,23%. Các doanh nghiệp có độ lệch chuẩn của doanh thu thuần từ 60 tỷ đến 120 tỷ có tỷ suất sinh lời từ tài sản bình quân thấp nhất là 5,20%, cuối cùng chiếm tỷ lệ cao nhất (với 53,13% số doanh nghiệp) là các doanh nghiệp có độ lệch chuẩn trên 120 tỷ đồng với tỷ suất sinh lời từ tài sản bình quân là 6,21%.
Tuy nhiên, qua phân tích thống kê, vẫn chưa tìm ra mối tương quan giữa rủi ro kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mối quan hệ này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trong phân tích hồi quy.
f. Thời gian hoạt động
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp được tính từ lúc doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh cho đến năm nghiên cứu
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thời gian hoạt động đến hiệu quả kinh doanh
Tuổi DN Số doanh nghiệp Tỷ lệ ROA bq
<7 năm 13 40,63% 5,17%
Từ 7-10 năm 13 40,63% 6,01%
>10 năm 6 18,75% 6,37%
Nguồn: BCTC các doanh nghiệp và tính toán của tác giả
Nhận xét
Qua số liệu tính toán nhận thấy rằng, các doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 10 năm chiếm tỷ lệ 18,75% có tỷ suất sinh lợi từ tài sản bình quân cao nhất là 6,37%. Ngược lại, các doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 7 năm có tỷ suất sinh lợi từ tài sản bình quân thấp nhất là 5,17%. Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động trung bình từ 7 đến 10 năm có tỷ suất sinh lợi từ tài sản bình quân là 6,01%.
Qua bảng trên, có thể nhận xét rằng thời gian hoạt động của doanh nghiệp có tương quan thuận với hiệu quả kinh doanh.