6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.2.1. Giả thuyết về mối tương quan giữa hiệu quả kinh doanh và các nhân
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đề tài lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh như sau:
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu
a. Nhân tố quy mô doanh nghiệp
Hầu hết các nghiên cứu của của Onaolapo và Kajola (2010), Margaritis và Psillaki (2007); Abbasali Pouraghajan và Esfandiar Malekian (2012); Maja Pervan và Josipa Višić (2012); Gleason, Mathur và Mathur, (2000) đều nhận thấy quy mô có tác động tích cực và đáng kể đến hiệu quả của doanh nghiệp. Ngược lại, nhiều nhà nghiên cứu khác như Durand và Coeuderoy (2001) và Tzelepis và Skuras, (2004), Zeitun và Tian (2007) lại nhận thấy không có ảnh hưởng đáng kể giữa quy mô với hiệu quả của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp lớn sẽ dễ dàng tận dụng được lợi thế về quy mô, gia tăng hiệu quả hoạt động nhờ tiết kiệm chi phí cố định trên mỗi đơn vị sản phẩm, dễ dàng áp dụng khoa học công nghệ mới vào quá trình kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Quy mô DN Tốc độ tăng trưởng Đầu tư TSCĐ Cơ cấu vốn Rủi ro kinh doanh
Thời gian hoạt động
Hiệu quả kinh doanh
Đề tài sử dụng logarit doanh thu/logarit tổng tài sản/logarit VCSH để xác định nhân tố quy mô doanh nghiệp nhằm đảm bảo phân phối chuẩn. Tác giả đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh và quy mô doanh nghiệp như sau:
Giả thuyết 1: hiệu quả hoạt động kinh doanh tỷ lệ thuận với quy mô doanh nghiệp
b. Nhân tố tốc độ tăng trưởng
Tác giả sử dụng tốc độ tăng trưởng doanh thu/ tốc độ tăng trưởng tài sản để đo lường tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Nghiên cứu thực nghiệm của Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola (2010) cho thấy tốc độ tăng trưởng có quan hệ tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nghĩa là tốc độ tăng trưởng càng tăng thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao.
Giả thuyết 2: hiệu quả hoạt động kinh doanh tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng
c. Nhân tố đầu tư tài sản cố định
Trên thực tế các doanh nghiệp đầu tư tài sản cố định lớn thường có nhiều điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tài sản cố định là các tài sản có giá trị lớn, nếu việc đầu tư tài chính cố định không đi kèm với việc hoạt động có hiệu quả, tận dụng tốt lợi ích có thể gây ra lãng phí vốn và gia tăng rủi ro đối với doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nghiên cứu của Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011), Zeitun và Tian (2007); Onaolapo và Kajola (2010); Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012) thì tỷ trọng tài sản cố định có tác động tiêu cực nghĩa là doanh nghiệp càng đầu tư nhiều vào tài sản cố định thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng giảm.
Giả thuyết 3: hiệu quả hoạt động kinh doanh tỷ lệ nghịch với đầu tư tài sản cố định.
d. Nhân tố cơ cấu vốn
Tác giả sử dụng tỷ lệ nợ để đại diện cho nhân tố cơ cấu vốn. Các nghiên cứu của Weixu (2005), Zeitun và Tian (2007), Dimitris và Maria Psillaki (2007), Onalapo và Kajola (2010), Khalaf Taani (2013) cho rằng hiệu quả kinh doanh chịu tác động rất lớn bởi biến tỷ lệ nợ. Tuy nhiên các nghiên cứu này cũng chỉ ra những kết luận khác nhau về hướng tác động của tỷ lệ nợ lên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Các lý thuyết về cấu trúc vốn cho rằng khi doanh nghiệp bắt đầu vay nợ, doanh nghiệp sẽ có lợi ích về tấm chắn thuế, điều này khiến cho chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) giảm khi nợ tăng. Tuy nhiên khi tỷ lệ nợ quá cao, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản, từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Giả thuyết 4: hiệu quả hoạt động kinh doanh tỷ lệ nghịch/thuận cơ cấu vốn.
e. Nhân tố rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp được đo lường qua độ lệch chuẩn của doanh thu.
Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Zeitun và Tian (2007) cho thấy khi khi rủi ro gia tăng thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và làm cho hiệu quả kinh doanh giảm sút.
Tuy nhiên, theo các lý thuyết đánh đổi giữa rủi ro và lợi tức, rủi ro càng lớn càng mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp có thể đạt được mức hiệu quả cao hơn.
Giả thuyết 5: hiệu quả hoạt động kinh doanh tỷ lệ nghịch/thuận với rủi ro kinh doanh.
f. Nhân tố thời gian hoạt động
Thời gian hoạt động của công ty được tính thời gian công ty bắt đầu hoạt động đến khi thực hiện nghiên cứu.
Thông thường các doanh nghiệp hoạt động lâu năm sẽ có nhiều kinh nghiệm cũng như uy tín và năng lực cạnh tranh hơn so với các công ty vừa gia nhập. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này sẽ dễ dàng tìm được nguồn nguyên vật liệu, nguồn vốn có chi phí thấp hơn các doanh nghiệp khác. Lợi thế về kinh nghiệm và khả năng quản lý tạo điều kiện rất lớn cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.
Theo kết quả nghiên cứu của Onaolapo và Kajola (2010) đưa ra kết luận thời gian hoạt động của doanh nghiệp có tác động thuận chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Giả thuyết 6: hiệu quả hoạt động kinh doanh tỷ lệ thuận với thời gian hoạt động.
Tóm lại, dưới đây là bảng tổng hợp các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
Bảng 2.7. Tổng hợp giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD
Biến Nghiên cứu cơ sở Giả thuyết
Quy mô doanh nghiệp
Onaolapo và Kajola (2010),
Gleason, Mathur và Mathur, (2000) Zeitun và Tian (2007)
+
Tốc độ tăng trưởng Onaolapo và Kajola (2010), Zeitun
và Tian (2007) +
Đầu tư TSCĐ
Onaolapo và Kajola (2010), Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011), Zeitun và
Tian(2007)
-
Cơ cấu vốn
Onaolapo và Kajola (2010), Khalaf Taani (2013), Zeitun và Tian (2007), Weixu (2005)
+/-
Rủi ro kinh doanh Zeitun và Tian (2007) +/-
Thời gian hoạt động Onaolapo và Kajola(2010) + 2.2.2. Đo lường các biến
Biến phụ thuộc
Những cách thông thường nhất để đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là thông qua tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc là tỷ suất sinh lời của tài sản (RE). Tuy nhiên, nếu ROE chủ yếu quan tâm đến lợi ích mà các chủ sở hữu doanh nghiệp đạt được, RE lại bỏ qua tác động của cơ cấu vốn (thể hiện qua chi phí lãi vay) thì ROA lại cung cấp một cách nhìn tổng hợp nhất và có thể được nhiều đối tượng có quan tâm đến doanh nghiệp sử dụng (bao gồm nhà quản lý doanh nghiệp, chủ sở hữu, chủ đầu tư, các đối tác, khách hàng…)
Như đã trình bày trước đó, ROA là chỉ tiêu thể hiện kết quả tổng hợp của những nỗ lực nhằm sử dụng có một cách hiệu quả các nguồn lực đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, là kết quả của việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh số và tiết kiệm chi phí,… của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh được đo lường bởi ROA là phương pháp được sử dụng rộng rãi và hữu dụng nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (Reese and Cool,1978 và Long and Ravenscraft,1984, Abdel Shahid 2003).
Do đó, trong nghiên cứu này, sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) để đại diện cho hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.
Một vấn đề nữa được đặt ra, khi sử dụng ROA để đại diện cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là sử dụng lợi nhuận trước thuế hay sau thuế để tính toán chỉ tiêu này. Theo quan điểm của tác giả, việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để tính ROA khiến cho chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng lớn từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá một cách khách quan nhất về khả năng sinh lợi của tài sản nói riêng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, nghiên cứu này tính toán tỷ suất sinh lời từ tài sản với công thức sau:
ROA = Lợi nhuận trước thuế
Tổng TS bình quân ∗ 100%
Biến độc lập
Dựa trên lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra cách xác định các biến độc lập như sau:
Bảng 2.8. Tổng hợp đo lường các biến
Nhân tố Biến đại diện Cách xác định
Quy mô doanh nghiệp
Doanh thu thuần Doanh thu thuần từ BCTC Tổng tài sản Tổng tài sản từ BCTC Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu từ BCTC Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng doanh thu (DTTn+1-DTTn)/ DTTn Tốc độ tăng trưởng tài sản (TTSn+1-TTSn)/ TTSn
Đầu tư TSCĐ Tỷ lệ TSCĐ/TTS TSCĐ/TTS
Cơ cấu vốn Tỷ lệ nợ/tổng nguồn vốn NPT/TTS Rủi ro kinh
doanh Độ lệch chuẩn doanh thu Độ lệch chuẩn của doanh thu thuần Thời gian hoạt
động
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
Từ năm thành lập đến năm nghiên cứu
2.2.3. Đặc trưng mẫu
Đề tài chọn 32 doanh nghiệp ngành xây dựng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh - HOSE.
Các doanh nghiệp lựa chọn được phân ngành theo hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 (Vietnam Standard Industrial Classification 2007 – VSIC 2007). Dựa trên báo cáo tài chính và bản cáo bạch của các công ty niêm yết, sở GDCK Tp Hồ Chí Minh tiến hành phân ngành cho một công ty niêm yết trên Sở vào một ngành cấp 3 duy nhất trong hệ thống ngành kinh tế Việt nam (VSIC 2007) tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh chính của công ty niêm yết. Theo đó, hoạt động kinh doanh nào mang lại doanh thu bình quân lớn nhất trong ba năm liền kề năm phân ngành sẽ được xem là hoạt đông kinh
doanh chính của công ty đó và sẽ được xếp và một ngành cấp 3 trong VSIC 2007 tương ứng với hoạt động đó.
Dựa vào báo cáo tài chính (bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính) đã được kiểm toán của các doanh nghiệp được công bố trên website:
www.hsx.vnvà các website chính thức của các doanh nghiệp, tác giả thu thập
số liệu về tình hình tài chính của 32 doanh nghiệp trong vòng 5 năm từ 2009 - 2013, tác giả tiến hành tính toán các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng sau đó sử dụng phần mềm EVIEWS để phân tích tương quan và hồi quy, xác định mô hình ảnh hưởng của các nhân tố.
Với đặc thù nghiên cứu dữ liệu theo thời gian (2009 – 2013) và theo không gian (các công ty khác nhau), vì vậy nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng (panel data). Dữ liệu bảng là dữ liệu kết hợp giữa chuỗi thời gian và các quan sát chéo.
Thông qua nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại, dữ liệu bảng phù hợp hơn để nghiên cứu tính động của thay đổi. Thông qua kết hợp các chuỗi theo thời gian của các quan sát theo không gian, dữ liệu bảng cung cấp những dữ liệu có nhiều thông tin hơn, đa dạng hơn. Phân tích hồi quy bằng dữ liệu bảng giúp nhà nghiên cứu có nhiều thông tin tốt hơn trong tổng thể nghiên cứu, tính biến thiên nhiều hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hơn, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả cao hơn.
2.2.4. Các phương pháp ước lượng mô hình
a. Phương pháp bình phương bé nhất – Mô hình Pooled OLS
Đây là trường hợp đơn giản nhất khi không xét đến các yếu tố không gian và thời gian của dữ liệu bảng mà chỉ ước lượng dữ liệu theo phương pháp hồi quy thông thường.
Yit = a + β1X1it + β2X2it + ...+ βkXkit + uit Trong đó: Yit: biến phụ thuộc
i: thực thể (doanh nghiệp) t: thời gian (năm)
Xit: biến độc lập a: hệ số chặn
βk : hệ số góc đối với nhân tố Xk uit: phần dư
Trong mô hình dữ liệu bảng đơn giản này, hệ số a là như nhau cho mọi đối tượng và cho tất cả các thời kì. Giả định quá chặt về hệ số chặn và hệ số ước lượng có thể làm mất đi ảnh hưởng thật của các biến độc lập đến biến phụ thuộc và mô hình trở nên không thích hợp trong điều kiện thực tế.
b. Phương pháp ảnh hưởng cố định – Mô hình FEM (Fixed Effects Model)
Đối với phương pháp ảnh hưởng cố định, hệ số chặn được xem như một nhóm đặc biệt. Điều này có nghĩa là mô hình cho phép có các hệ số chặn khác nhau cho mỗi thực thể. Điều này có nghĩa là cho dù tung độ gốc có thể khác nhau giữa các thực thể nhưng tung độ gốc của các thực thể là không đổi theo thời gian. Ước lượng ảnh hưởng cố định cũng được xem như là phương pháp bình phương bé nhất có chứa biến giả bởi vì để cho phép xuất hiện các hệ số chặn khác nhau cho mỗi thực thể thì mỗi doanh nghiệp phải bao gồm 1 biến giả.
Ta có mô hình sau:
Yit = ai + β1X1it + β2X2it + ...+ βkXkit + uit
hoặc Yit = α0 + α1D1i + α2D2i +...+ αnDni + β1X1it + β2X2it + ...+ βkXkit + uit (2)
i: thực thể (doanh nghiệp) t: thời gian (năm)
Xit: biến độc lập
ai: hệ số chặn của thực thể i βk : hệ số góc đối với nhân tố Xk uit: phần dư
Dni: Biến giả đại diện cho từng thực thể αn: hệ số góc của biến giả
Bởi vì sử dụng các biến giả để ước lượng các tác động cố định nên mô hình (2) còn được gọi là mô hình hồi quy bình phương bé nhất với các biến giả (LSDV)
Mô hình ảnh hưởng cố định có những tính chất sau:
Về cơ bản, nó nắm bắt tất cả các ảnh hưởng đặc biệt đến một đối tượng cụ thể và không thay đổi theo thời gian, tách các ảnh hưởng này ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực của các biến giải thích lên biến phụ thuộc.
Trong một số trường hợp nó có thể liên quan đến một số lượng lớn các hệ số góc của biến giả bởi vì một số bảng dữ liệu có thể có hàng ngàn đối tượng. Trong trường hợp này, mô hình ảnh hưởng cố định sẽ sử dụng tới N bậc tự do. Tuy nhiên theo ước tính thì không thể tính toán được hàng ngàn hằng số khác nhau.
Việc mở rộng mô hình ảnh hưởng cố định có thể được thực hiện bằng cách tập hợp các biến giả cho từng đơn vị thời gian.
Mô hình ước lượng:
Yit = α0 + α1D1i + α2D2i +...+ αnDni + λ0 + λ1Dum1 + λ2Dum2 +...+λtDumt + β1X1it + β2X2it + ...+ βkXkit + uit
λt: hệ số góc của biến giả đại diện cho từng đơn vị thời gian.
Hạn chế của FEM hay LSDV là:
Có quá nhiều biến được tạo ra trong mô hình do đó có khả năng làm giảm bậc tự do và làm tăng khả năng sự đa cộng tuyến cho mô hình
FEM không đo lường được tác nhân thay đổi theo thời gian
Những đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) là đơn nhất đối với một thực thể và không tương quan với đặc điểm của các thực thể khác. Nếu điều này xảy ra, mô hình FEM không còn thích hợp và chúng ta phải dùng phương pháp khác (mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên – REM) để ước lượng mối quan hệ đó.
c. Phương pháp ảnh hưởng ngẫu nhiên – Mô hình REM (Radom Effects Model)
Sự khác nhau giữa mô hình ảnh hưởng cố định và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên được thể hiện ở sự biến động giữa các thực thể. Nếu sự biến động giữa các thực thể là có tương quan đến biến độc lập trong mô hình ảnh hưởng cố định thì trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các thực thể được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến độc lập.
Chính vì vậy, nếu có sự khác biệt giữa các thực thể có ảnh hưởng đến