Xây dựng mô hình càng ở vị trí thả

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kỹ thuật : Sự ảnh hưởng của gió tới đặc tính khí động khi hạ cánh máy bay (Trang 86 - 88)

- k1 pp1 k

3.2.3.Xây dựng mô hình càng ở vị trí thả

Xây dựng mô hình càng ở vị trí thả bao gồm việc xây dựng mô hình càng trước và mô hình càng chính. Càng trước và càng chính được xây dựng gồm trụ càng, bánh và có các số liệu, kích thước được xác định theo TLKT.

* Xây dựng mô hình càng trước

Mô phỏng càng trước được thực hiện trong mặt phẳng đối xứng x0y. Trụ càng được mô phỏng bằng 2 tứ giác cơ sở có số thứ tự 29 và 30, hình 3.7a. Bánh của càng trước có dạng bát giác đều bao gồm 3 tứ giác cơ sở có số thứ tự 31, 32 và 33. a) Càng trước b) Càng chính trái

Hình 3.7. Mô hình càng máy bay ở vị trí thả xây dựng bằng XRR

* Xây dựng mô hình càng chính

Mô hình càng chính của máy bay được xây dựng gồm hai càng chính nằm trong hai mặt phẳng thẳng đứng, song song và cách đều so với mặt phẳng đối xứng x0y của máy bay.

Trên hình vẽ 3.7b là mô hình trụ càng chính trái bao gồm hai tứ giác cơ sở số 34 và 35. Bánh của càng chính trái có hình dạng bát giác đều, được mô phỏng bằng 3 tứ giác cơ sở số 36, 37 và 38.

Các tứ giác cơ sở được thể hiện theo thứ tự từ đầu mũi đến đuôi máy bay, từ mặt phẳng đối xứng ra mút cánh. Số thứ tự của từng tứ giác cơ sở được đánh số từ 0, 1, 2, ... cho đến M-1. (M là tổng tất cả các tứ giác cơ sở dùng để mô phỏng máy bay).

Thứ tự vị trí các đỉnh của mỗi tứ giác cơ sở ở bên trái so với mặt phẳng đối xứng của máy bay được xác định theo chiều ngược chiều quay kim đồng hồ, ở bên phải xác định theo chiều quay kim đồng hồ.

Tọa độ không gian các đỉnh, việc chia lưới và ghép nối các tứ giác cơ sở dùng mô phỏng càng trước và càng chính máy bay được thể hiện cụ thể dựa trên các số liệu, kích thước cấu tạo thực của máy bay.

Trên đây đã trình bày việc xây dựng mô hình toán máy bay với cấu hình cất, hạ cánh. Mô hình có cấu hình không gian phức tạp được kết nối từ 44 tứ giác cơ sở. Từng tứ giác cơ sở được xác định thứ tự theo tổng thể. Việc chia lưới các tứ giác cơ sở được thực hiện thống nhất và phù hợp (về số dải xoáy và số tấm trên mỗi dải) với các tứ giác cơ sở khác mà nó tiếp xúc.

Hình 3.8 là mô hình không gian máy bay L-39 với cấu hình hạ cánh được xây dựng bằng phương pháp XRR.

Hình 3.8. Mô hình máy bay L39 với cấu hình hạ cánh xây dựng bằng XRR

Trong phần tiếp theo của chương 3 ta sẽ sử dụng các mô hình toán đã được xây dựng bằng phương pháp XRR và bằng phần mềm Ansys để khảo sát đặt tính lực nâng của máy bay L-39.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kỹ thuật : Sự ảnh hưởng của gió tới đặc tính khí động khi hạ cánh máy bay (Trang 86 - 88)