7. Cấu trúc của Luận văn
2.2. Thực trạng chăn nuôi, dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh trong chăn nuô
trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân
2.2.1. Thực trạng chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân
Từ đầu năm đến nay công tác tái đàn heo trên địa bàn huyện có chiều
hướng phát triển khá (theo số liệu thống kê 01/5/2020):
Tổng đàn heo hiện có là 203.260 con, tăng 50% so với đầu năm 2020 (106.229 con), trong đó: Heo thịt: 141.500 con; Heo nái sinh sản: 18.600 con
(năm 2016: nái 55.000 con); Đực giống: 60 con; Heo co theo mẹ: 43.100 con.
Đặc biệt Nhóm heo con 10-20kg tăng mạnh; nhóm heo 30-90 kg giảm. Điều
đó cho thấy
- Về sản xuất con giống:
+ Cơ sở Sản xuất giống bố mẹ (tạo đàn giống chất lượng cao): Không có.
+ Cơ sở sản xuất giống heo thương phẩm, nuôi bán thịt: có 4 cơ sở
cung cấp giống chất lượng cao, sản lượng 4.500-5.500 con/ tháng. Trong dân tự chọn lọc heo lai F1, F2 hoặc nuôi heo Móng Cái để gầy đàn heo giống sinh sản- Tuy nhiên, năng xuất thấp, hiệu quả kinh tế không cao, Sản lượng ướt đạt 20.000 - 25.000 con/ tháng.
- Dự kiến số lượng tái đàn, phát triển đàn từ nay đến cuối năm 2020 ước đạt: Tổng đàn heo của huyện trên 240.000 con; heo nái trên 35.000
con, đạt 84% kế hoạch Nghị quyết về số lượng heo xuất chuồng. Đến cuối
năm sản xuất chăn nuôi trên địa bàn huyện đi vào ổn định, quan trọng nhất là
đàn heo nái sinh sản đủ sản xuất heo giống phục vụ cho việc phát triển chăn nuôi như trước thời điểm khi phát sinh bệnh Dịch tả heo Châu Phi (tương đương sản xuất được 700.000 con heo/ năm).
- Tình hình tái đàn và phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện: Đã tham
mưu UBND huyện mở hội nghị triển khai công tác tái đàn và trình xin UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí, vốn cho người chăn nuôi vay với lãi xuất thấp để phục vụ công tác tái đàn, khắc phục hậu quả của bệnh Dịch tảheo Châu Phi và đầu tư
chuồng trại, điều kiện an toàn sinh học giúp phát triển chăn nuôi heo trên địa bàn huyện.
2.2.2. Thực trạng dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân Hoài Ân
- Tình hình dịch LMLM gia súc: ngay từđầu năm Bệnh LMLM trâu bò xuất hiện trên địa bàn huyện đã có 48 con trâu bò mắc bệnh của 23 hộ tại 05 thôn, thuộc 3 xã, gồm Ân Phong, BokTới và Ân Nghĩa, Hiện nay ngành chuyên môn tiếp tục theo dõi và thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch không để lây lan trên diện rộng. Về nguyên nhân phát sinh bệnh chủ yếu sau: Do mần bệnh xuất huyện, tồn tại và lưu hành khá lâu trên đàn bò trong và ngoài huyện đến nay chưa kết thúc. Phong trào nuôi bò vỗ béo khá phát triển nên việc tăng giảm đàn thay đổi liên tục, số trâu bò trên chưa được tiêm phòng. Trong thời gian tiêm phòng, một số hộ không chấp hành tiêm phòng, khi dịch bệnh cố tình giấu dịch, không khai báo với thú y cơ sở, tự ý
kêu người điều trị làm lây lan dịch bệnh.
- Tình hình bệnh Dịch Tả heo Châu Phi: Hiện nay bệnh Dịch tả heo
Châu Phi trên địa bàn huyện, tính từ ngày 04/02/2020 đã trải qua 4 tháng không phát sinh. Tuy nhiên, Bệnh dịch tả heo Châu Phi cho đến nay có nguy
cơ tiềm ẩn và phát sinh dịch rất cao do bệnh chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu quả; Mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong quần thể chăn nuôi heo; hiện nay do giá cả thịt heo hơi cao người chăn nuôi không khai báo, tự xử lý. Một
số địa phương chưa kiểm soát chặt chẽ việc tái đàn. Do đó, trong thời gian
đến, dịch còn tiếp tục phát sinh và làm thiệt hại kinh tếcho người chăn nuôi.
- Dịch Cúm gia cầm: Trong những năm qua dịch cúm A H5N1; H5N6
chưa có phát sinh trên địa bàn huyện. Tuy nhiên mầm có thể phát sinh và lây lan bất cứ lúc nào. Đề nghị các địa phương chỉ đạo quyết liệt công tác tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm thuộc địa bàn quản lý.
- Các bệnh thông thường khác: bệnh Newcastle gà (dịch tả gà), Tụ
huyết trùng có xảy ra rải rác tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻtrên địa bàn, chủ yếu
chưa thực hiện tốt quy trình tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh.
2.2.3. Thực trạng phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân bàn huyện Hoài Ân
- Kết qua tiêm phòng vaccine LMLM đợt 1/2020: (NS hỗ trợ): Kết quả tiêm phòng vaccine đợt 1/2020 do ngân sách hỗ trợ: Vaccine LMLM trâu, bò tiêm được 18.158 con, đạt 87%. Vaccine LMLM Heo nái, heo đực giống
tiêm được 10.079 con, đat 73%. Vaccine Dịch tả heo cổđiển tỉnh hỗ trợ, thực hiện 12/15 xã, thị trấn và tiêm được 96.260 liều. Về tiêm phòng vaccine cúm gia cầm, khép kín liên tục được 144.543 con cho các hộ dân chăn nuôi gia
cầm mới tái đàn.
- Tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm khác: (Trách nhiệm của người
chăn nuôi): Heo tiêm vaccine (Dịch tả, PTH, THT, E.coli và Tai xanh) được: 11.680 con. Gia cầm tiêm (Newcastle, Gumboro, THT, dịch tả vịt) được 96.380 con. Tụ huyết trùng Trâu bò: 1025 con. Qua số liệu trên cho thấy việc chủ động thực hiện công tác tiêm phòng tại các hộ chăn nuôi chưa có sự quan
tâm đâu từ đứng mức, người chăn nuôi ít quan tâm tới phòng các bệnh truyền nhiễm khác của vật nuôi. Do đó nguy cơ thiệt hại kinh tếchăn nuôi còn khá cao.
- Công tác tiêu độc khử trùng: Ra quân Tiêu độc sát trung cộng
đồng phòng chống các loại dịch trên gia súc và người để phòng các loại dịch bệnh như Dịch tả heo Châu Phi; dịch LMLM gia súc, dịch Cúm gia cầm và dịch Covid-19, đã cấp 519 lít thuốc Bencocid; 12.700 kg vôi bột cho 15 xã, thị trấn.
- Kiểm dịch và kiểm soát giết mổ: Kiểm soát giết mổtrong quý được 70 con và 501 con heo giết mổ;
Kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn huyện được: 230 con trâu bò; heo các loại: 204.546 con; gia cầm các loại 15.200 con.
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân
2.3.1. Quy hoạch, kế hoạch về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi
Đây là quá trình mà các cơ quan từ Trung ương đến địa phương xây
dựng kế hoạch thực hiện tổ chức điều hành, cung cấp các nguồn lực, thời gian triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, thực thi chính sách, điều chỉnh kế
hoạch thực thi chính sách do lãnh đạo có thẩm quyền các cấp thông qua. Dự
kiến nội quy, quy chế về tổ chức điều hành, trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hành của cá nhân, tổ chức tham gia, tổ chức điều hành chính sách; về các biện
pháp khen thưởng, kỷ luật. Cụ thể đối với việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chính sách PC DBTCN ở huyện Hoài Ân như sau:
Trên cơ sở chỉ đạo của Tỉnh ủy tại Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/10/2011 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 7 Khoá XV về phát triển chăn nuôi,
PC DBTCN tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; HĐND tỉnh tại Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 21/11/2011 về việc thông
27/10/2011của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án phát triển chăn nuôi và PC DBTCN tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020;
Kế hoạch số 268/KH-UBND ngày 20/5/2012 của UBND tỉnh ban hành về PC DBTCN tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015.
Căn cứ chỉ đạo tại Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 31/12/2011 về phát triển chăn nuôi và PC DBTCN huyện Hoài Ân giai đoạn 2011-2015, định
hướng đến năm 2020, của Hội nghị Huyện ủy Hoài Ân khóa XII; Nghị quyết số 12/2011/NQ-HĐND ngày 22/12/2011 của HĐND huyện về việc thông qua kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu PC DBTCN huyện Hoài Ân giai
đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020
Ủy ban nhân dân huyện Hoài Ân ban hành Kế hoạch số 317/KH-
UBND ngày 30/12/2011 để thực hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi và PC
DBTCN huyện Hoài Ân giai đoạn 2010-2020. Theo đó Kế hoạch đã đề ra các nội dung cơ bản sau:
Xây dựng nội dung về chỉ đạo thực hiện điểm, theo đó lựa chọn các địa
phương để làm điểm và nêu ra các nội dung để làm điểm như: hướng dẫn các xã lập quy hoạch, hỗ trợ và phối hợp với BCĐ huyện chỉ đạo BQL xã xây dựng phương án sản xuất phù hợp với địa phương, kêu gọi doanh nghiệp trên
địa bàn huyện hỗ trợ các xã phát triển hạ tầng, chuồng trại…
Tại Kế hoạch số 417/KH-UBND cũng nêu nguồn kinh phí phục vụ cho việc thực hiện Chương trình, đồng thời phân công cụ thể nhiệm vụ, sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện PC DBTCN trên địa bàn huyện và chọn 3 xã điểm của huyện về PC DBTCN giai đoạn 2011-2015 gồm xã Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây và thị trấn Tăng Bạt Hổ phù hợp với tình hình thực tế của huyện.
ban hành các văn bản để phân công, phân nhiệm, điều hành, thẩm quyền của các cá nhân, tổ chức liên quan, như: Quyết định số 77/UBND ngày 26/12/2010 của UBND huyện Hoài Ân về việc thành lập BCĐ CT mục tiêu PC DBTCN huyện Hoài Ân giai đoạn 2010-2020; kiện toàn tại quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 24/5/2014, thay đổi thành viên tại Quyết định số180/QĐ- UBND ngày 26/4/2011; phân công nhiệm vụ, lĩnh vực cho các thành viên Ban chỉ đạo tại quyết định số 01/QĐ-BCĐ PC DBTCN ngày 25/3/2011; thành lập Tổ chuyên viên giúp việc cho Ban chỉ đạo tại quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 25/3/2011.
Sau khi Chương trình PC DBTCN được triển khai để có cơ sở thực hiện đảm bảo xây dựng cơ sở hạ tầng, chuồng trại theo tiêu chí quy định, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành hướng dẫn cho UBND các xã xây dựng
Đề án PC DBTCN để đánh giá chính xác hiện trạng ở từng địa phương, tiêu chí nào đạt chuẩn, tiêu chí nào chưa đạt, phân kỳ đầu tư các tiêu chí chưa đạt
đểhuy động nguồn lực thực hiện đảm bảo đạt các tiêu chí theo lộ trình.
2.3.2. Thông tin, giáo dục truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi luật về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi
Công tác thông tin, giáo dục truyền thông, phổ biến chính sách, pháp
luật về phòng chống DBTCN được tăng cường, hoạt động có hiệu quả.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, việc nâng cao kiến thức về phòng chống DBTCN nói chung và chăn nuôiđối với các sản phẩm chăn nuôi cho các đối
tượng đã được các các sở ban ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Bình
Định đẩy mạnh với nhiều hình thức khá đa dạng, phong phú; đã tổ chức được
hơn 160 cuộc nói chuyện, hội thảo với hơn 1.730 người tham dự. Đài
Truyền hình Bình Định liên lục phát sóng thông điệp về bảo đảm phòng chống DBTCN vào khung giờ cao điểm của tất cả các ngày trong tuần với
lượt tin, bài về phòng chống DBTCN, đồng thời còn được phát sóng trên hệ
thống phát thanh tỉnh, huyện, xã phường. Bên cạnh đó, báo Bình Định cũng đã tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền phòng chống DBTCN, đã
đăng 851 tin bài có nội dung về quản lý phòng chống DBTCN, phát hiện nhiều vụ vi phạm về chăn nuôi, phổ biến kiến thức, tin nước ngoài có liên
quan đến chăn nuôi, trong đó đã đưa ra nhiều thông tin cảnh báo về phòng chống DBTCN giúp cho các cơ quan chức năng kịp thời kiểm tra, điều chỉnh các hành vi sản xuất, kinh doanh, sử dụng, thương mại, ngoại giao
liên quan đến chăn nuôi.
Việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về phòng chống DBTCN đối với các sản phẩm chăn nuôi cũng được chú trọng hơn. Nội dung phòng chống DBTCN
đã được đưa vào chương trình chính thức, hoặc lồng ghép tùy theo các trường, các cấp học. Nhờ đó, nhận thức và hành động của cộng đồng đã có sự chuyển biến tích cực.
Nhìn chung, công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng khác nhau đồng thời tổ chức kiểm tra kết hợp với tuyên truyền đã nâng cao nhận
thức của các cơ sở chăn nuôi, chế biến kinh doanh thực phẩm và người dân về
phòng chống DBTCN nói chung nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng dân cư.
2.3.3. Triển khai thực hiện chính sách về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi chăn nuôi
a) Giai đoạn 2011-2015
Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện đã ban hành Nghị quyết, Chương trình hành động và các văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình như: UBND huyện tham mưu Huyện ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04/NQ-HU ngày 13/7/2011
hướng đến năm 2020; UBND huyện ban hành Đề án PC DBTCN huyện Hoài
Ân giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020; UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt Đề án và Quy hoạch PC DBTCN các xã trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020. Đồng thời, hằng năm,
UBND huyện ban hành kế hoạch triển khai chương trình trọng điểm về xây
dựng huyện, xã; các báo cáo sơ kết hàng năm, 02 năm, 03 năm và 05 năm về
PC DBTCN; các văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình.
b) Giai đoạn 2016-2020
Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu PC DBTCN
giai đoạn 2016-2020 đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra; UBND huyện đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương để thực hiện hiệu quả hơn chương trình, cụ thể:
- Đã tham mưu Huyện ủy tổ chức sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết
số 04-NQ/HU ngày 13/7/2011 của Huyện ủy (khoá XII); sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình mục tiêu PC DBTCN giai đoạn 2016-2018; phương hướng,
nhiệm vụ giai đoạn 2018-2020; trên cơ sở đó, Huyện ủy ban hành Kết luận số
09-KL/HU ngày 08/11/2016 của Huyện ủy (khoá XIII) về sơ kết 5 năm thực
hiện Nghị quyết 04-NQ/HU ngày 13/7/2011 của Huyện ủy (khoá XII) về xây
dựng huyện Hoài Ân giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020; Kết
luận số 52-KL/HU ngày 22/8/2018 của Huyện ủy về sơ kết 02 năm thực hiện
Kết luận số 09-KL/HU ngày 08/11/2016 của Huyện ủy (khóa XIII) về PC
DBTCN; ban hành Chỉ thị số 18-CT/HU ngày 07/11/2018 của Huyện ủy về tăng cường công tác lãnh đạo thực hiện chương trình mục tiêu PC DBTCN.
Đồng thời, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 12/01/2017 của UBND huyện về việc triển khai thực hiện chương trình mục
tiêu PC DBTCN huyện Hoài Ân, giai đoạn 2017-2020; Kế hoạch số 14/KH- UBND ngày 23/01/2017 về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước
chung sức xây dựng nông thôn mới” và “phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi” giai đoạn 2016-2020; gắn với thực hiện tốt chương trình xây dựng nông
thôn mới, UBND huyện đã ban hành Đề án số 954/ĐA-UBND ngày 02/12/2016 của UBND huyện về tái cơ cấu ngành chăn nuôi huyện Hoài Ân
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-
2020; Đề án số 494/ĐA-UBND ngày 06/9/2013 của UBND huyện về thu
gom, xử lý chuồng trại trên địa bàn huyện đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh kế hoạch PC DBTCN các xã trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020.
2.3.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi.
- Đã hình thành bộ máy chỉ đạo và quản lý Chương trình PC DBTCN