7. Cấu trúc của Luận văn
2.4.1. Kết quả đạt được
Việc triển khai chương trình mục tiêu PC DBTCN, trên địa bàn huyện
đã đạt được những kết quả đáng trân trọng, cơ sở hại tầng, chuồng trại đã
sản xuất và chăn nuôi được đầu tư xây dựng, thu nhập của người dân được nâng lên rõ rệt, bản sắc văn hóa được duy trì và phát huy, an ninh-quốc phòng
đảm bảo và giữ vững, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc... Có được những kết quả trên, có thể khẳng định là nhờ làm tốt công tác QLNN về PC DBTCN
trên địa bàn.
Về triển khai, thể chế hóa chính sách, xây dựng kế hoạch PC DBTCN. Các cơ quan, đơn vịcó liêu quan đã kịp thời làm tốt công tác tuyên truyền, vận động PC DBTCN. Bên cạnh đó, UBND huyện đã phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức khác nhau, nhờ đó đã thu hút được toàn xã hội tham gia PC DBTCN, đặc biệt, đã phát huy vai trò chủ thể của người dân trong PC DBTCN.
Xây dựng và thực thi chính sách phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi
Triển khai Công văn số 39/UBND-NN ngày 13/02/2017 của UBND huyện Hoài Ân về việc triển khai công tác tiêm phòng vaccine gia súc, gia cầm năm 2017 và tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.
- Thực hiện Quyết định số 151/QĐ-UBND ngày 13/02/2017 của Chủ
tịch UBND huyện Hoài Ân, V/v kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện năm 2017.
- Thực hiện Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 15/02/2017 của Chủ
tịch UBND huyện Hoài Ân, V/v thành lập Tổ kiểm tra giám sát công tác tiêm phòng vaccine và phòng,chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2017.
- Thực hiện Công văn số 107/UBND-NN ngày 7/4/2017 của UBND huyện Hoài Ân về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn huyện.
- Thực hiện Công văn số 338/UBND-NN ngày 16/8/2017 của UBND huyện Hoài Ân Về việc theo dõi phòng chống dịch LMLM gia súc.
Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi
Thời gian qua cấp ủy các cấp đã quan tâm lãnh, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách công tác QLNN PC DBTCN, nhất là ở cấp cơ sở có
năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PC DBTCN. Hầu hết cán bộ phụtrách công tác này đều có tinh thần trách nhiệm cao, có chuyên môn, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân và có sự tập trung chỉđạo quyết liệt, sâu sát, cụ thể
kịp thời chỉđạo, điều phối thực hiện Chương trình.
Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính, trang thiết bị phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi
Về huy động nguồn lực xây dựng Chương trình mục tiêu PC DBTCN.
Cùng với nguồn vốn của chỉnh phủ, tỉnh, đã quan tâm bố trí nguồn lực để
thực hiện chương trình, nhất là trong giai đoạn 2016 đến nay; bên cạnh đó, đã
huy động được sự đóng góp của các doanh nghiệp và đặc biệt là sự đóng góp
công, sức, tiền của, hiến đất của của quần chúng nhân dân cho đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng, nhất là triển khai tốt chương trình hỗ con giống tốt của
nhà nước và phần kinh phí còn lại do nhân dân đóng góp, nhờ vậy bộ mặt
chăn nuôi nông thôn đã có nhiều chuyển biến rõ nét.
Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi
Công tác kiểm tra giám sát được coi trọng, đã kịp thời chấn chỉnh những vi phạm, sai lệch trong quá trình thực hiện Chương trình. Đặc biệt, đã
phát huy tốt vai trò của Ban Giám sát cộng đồng trong xây dựng hạ tầng ở
trong cộng đồng dân cư.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên công tác QLNN về PC DBTCN vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định: Một số địa phương, đơn vị chưa tập trung làm tốt công tác tuyên truyền ngay từ ban đầu, chưa tạo được sự đồng thuận cao trong một số công việc cụ thể; Năng lực của một bộ phận cán bộ, nhất là cấp cơ sở vẫn chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụđặt ra trong thực hiện chương trình; Về quy hoạch, một số xã còn nặng về xây dựng hạ tầng,
chưa chú trọng quy hoạch phát triển sản xuất, chăn nuôi chưa tìm được hướng phát triển có hiệu quả cho mỗi phân khu phù hợp với điều kiện tự nhiên và lợi thế vốn có của vùng; Một số địa phương chưa năng động trong công tác vận
động, huy động nguồn lực tham gia chương trình, còn trông chờ ỷ lại vào sự
bao cấp của nhà nước; Một số địa phương chưa xây dựng được kế hoạch cụ
thể, chưa bám sát chương trình kế hoạch đề ra nên lúng túng, bị động và không theo kịp với bước đi chung của các đơn vị khác; Công tác kiểm tra, giám sát, phân cộng, phân nhiệm một sốđơn vị, địa phương chưa làm tốt dẫn
đến còn bịđộng, chồng chéo gây ảnh hưởng đến công việc chung.